Loading...

Tin cũ

Thuyết trình | Hợp tác thiết thực Trung Quốc - Nga dưới tự sự “xoay trục về phương Đông”: Cơ hội và thách thức


讲座信息

主题:转向东方叙事下与中俄务实合作:机遇与挑战

主讲人:崔珩

时间:20240529日(周三)18:30-20:30

内容提要

普京在2012年开启第三个总统任期后,迅速将以远东开发为载体的转向东方提上议事日程。2014年乌克兰危机后,俄罗斯进一步将转向东方作为国家外交突围、经济纾困的主要策略。2022年俄乌冲突爆发后,在遭受西方阵营集体排挤的情况下,转向东方更是成为俄罗斯避免经济被完全排除在全球循环之外的主要依托,也是为俄罗斯经济寻找新增长点的希望。与2012年相比,2022年以来俄罗斯转向东方无疑更接近于战略选择,而非技术性调整。俄罗斯也的确以更空前开放的姿态面向与中国的合作,为中俄务实合作的铺开提供了重大机遇。然而,当下中俄务实合作面临一系列不得不面对的挑战,包括依赖手动调节、人才储备结构矛盾、沿边地带去产业化等问题。

人物简介:崔珩

政治学博士,上海政法学院中国上海合作组织国际司法合作交流培训基地讲师,教育部人文社科重点研究基地华东师范大学俄罗斯研究中心青年研究员、《俄罗斯研究》责任编辑。主要研究方向为中俄关系、欧亚安全、上合组织研究。主持国家社科基金项目“21世纪以来俄罗斯边疆治理与发展战略研究。在国内外学术期刊发表十余篇论文。多篇资政报告获得最高领导人批示。

Thông tin thuyết trình: 

Chủ đề: Hợp tác thiết thực Trung Quốc - Nga dưới tự sự “xoay trục về phương Đông”: Cơ hội và thách thức

Người thuyết trình: Thôi Hành (Cui Yan)

Thời gian: 18:30-20:30, ngày 29 tháng 5 (Thứ Tư) 

Địa điểm: Phòng học 202, giảng đường số 6, khuôn viên cơ sở Tùng Giang 

Giới thiệu người thuyết trình: TS. Thôi Hành (Cui Yan) 

Tiến sĩ Chính trị học, giảng viên Cơ sở đào tạovà hợp tác giao lưu tư pháp quốc tế Trung Quốc- SCO của Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, nghiên cứu viên trẻ Trung tâm nghiên cứu Nga của Đại học Sư phạm Hoa Đông, Cơ sở nghiên cứu trọng điểm Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Bộ Giáo dục, đồng thời là  biên tập viên của tạp chí “Nghiên cứu Nga”. Lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu là quan hệ Trung Quốc- Nga, an ninh Á- Âu và nghiên cứu SCO. Chủ trì dự án Quỹ khoa học xã hội quốc gia “Nghiên cứu về quản trị biên giới và chiến lược phát triển Nga kể từ thế kỷ 21 trở lại đây”. Đã công bố hơn 10 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Có nhiều báo cáo tham mưu, tư vấn chính sách đã được người lãnh đạo tối cao bút phê.

Giới thiệu nội dung:

Sau khi tổng thống Nga Putin bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2012, ông đã nhanh chóng đưa chính sách “xoay trục về phương Đông” vào chương trình nghị sự, coi trọng phát triển vùng Viễn Đông  .

Sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, Nga tiếp tục áp dụng “xoay trục về phương Đông” làm chiến lược chính để giúp quốc gia này phá vỡ vòng bao vây ngoại giao và tháo gỡ những khó khăn về kinh tế. Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào năm 2022, chiến lược “xoay trục về phương Đông” càng trở thành điểm tựa chủ yếu để Nga tránh bị cô lập ra ngoài vòng tuần hoàn kinh tế Toàn cầu, đồng thời cũng là niềm hy vọng giúp nền kinh tế Nga tìm được điểm tăng trường mới. So với năm 2012, Nga “xoay trục về phương Đông” từ năm 2022 rõ ràng gần với một sự lựa chọn chiến lược hơn là sự điều chỉnh về mặt chiến thuật. Nga cũng thực sự có thái độ cởi mở hơn đối với những hợp tác với Trung Quốc, đem lại nhiều cơ hội to lớn và quan trọng cho hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, sự hợp tác thiết thực giữa Trung Quốc và Nga phải đối mặt với một loạt thách thức không thể tránh khỏi, bao gồm quá phụ thuộc vào “điều chỉnh có ý thức”, “mâu thuẫn cơ cấu” về dự trữ nhân tài và “phi công nghiệp hóa” trong các vùng biên giới, v.v..

Chia sẻ:
Loading...

Tin cũ