Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Xe máy ở Hà Nội


08 May 2019 | By viadmin | SISU

Trước khi đi Hà Nội du học, em thường nghe thầy cô nhắc nhở: “Đến Hà Nội đừng đi xe máy.” là người có bốn năm kinh nghiệm đi xe máy, em luôn thầm nghĩ rằng, thầy cô quá phóng đại vấn đề. Cho đến tháng 9 năm ngoái, khi thực sự đặt chân tới Hà Nội, em mới hiểu.

Ngồi taxi từ sân bay Nội Bài về ký túc xá, nhìn từng làn xe máy chạy băng băng trên đường như những “chú tuấn mã sắt” hối hả ngược suôi. Đây là lần đầu tiên trong đời em được thấy nhiều xe máy như thế. Ở Trung Quốc, từ khi Chính phủ ban hành lệnh cấm xe máy, cho đến nay xe máy đã dần biến mất ở nhiều nơi, ô tô, tàu cao tốc trở thành phương tiện giao thông chính. Nhưng ở Hà Nội, xe máy là phương tiện giao thông chính, bình quân mỗi hộ gia đình hạt nhân đều có 2 chiếc xe máy. Sau một hồi di chuyển, taxi chạy vào khu trung tâm thành phố, sự căng thẳng và lo lắng trong lòng em, mỗi lúc một tăng lên khi phát hiện chiếc taxi của mình giống như một cây béo cái bị kẹt sâu giữa dòng sông ngập tràn bèo tấm, không thể nhúc nhích.

Thực ra, chủ nhân của chiếc xe máy đầu tiên ở Hà Nội không phải là người Việt Nam, mà là Muraire - người Pháp, nhân viên thu ngân của Sở thuế Bắc Kỳ, vào năm 1903. Tháng 12 năm 1925, tạp chí Natural (xuất bản tại Hà Nội bằng tiếng Pháp), đã công bố thống kê về số người và phương tiện qua lại cầu Long Biên trong năm 1925, trong đó có người đi bộ, ô tô, xa tay, ba gác, song không hề có số liệu nào về xe máy. Như vậy có thể khẳng định rằng, vào khoảng thời gian đó, Hà Nội có rất ít xe máy.

Theo thời gian, số người sử dụng xe máy tăng dần nhưng vẫn thua xa ô tô và xe đạp. Đầu những năm 1940, chơi xe máy chủ yếu vẫn là người Pháp và người Hoa kiều. Xe máy bắt đầu sản xuất tại các nước xã hội chủ nghĩa, và bắt đầu xuất hiện nhiều ở Hà Nội vào khoảng năm 1937 do sinh viên đi du học mang về. Thời kỳ bao cấp ở Hà Nội, xe máy là tiêu chuẩn để các cô gái chọn chồng.

Một yêu anh có senko (đồng hồ senko)

Hai yêu anh có Peugeot cá vàng.

Ba yêu anh có nhà sang,

Bốn yêu anh có hộ tịch rõ ràng thủ đô.

Hà Nội bây giờ, phải nói là “trên là trời, dưới là xe máy.” Đời sống của nhân dân ngày càng khá giả, có tiền nên thích ăn chơi, họ tậu những chiếc xe phân khối lớn với giá vài chục nghìn đô la. Họ thành lập câu lạc bộ xe Harkley, với chiếc xe đắt nhất có giá tới 80.000 USD. Cái thời xe máy là tài sản lớn đã qua từ lâu, và thời nay, nó chỉ đơn thuần là phương tiện đi lại mà thôi. Mua vài mớ rau ở đầu ngõ, hay ăn sáng ở đầu phố người ta cũng vè vè xe máy. 

Một lý do khác khiến cho xe máy ở Hà Nội chỉ tăng không giảm đó là: cơ sở cầu đường ở đây còn lạc hậu, giao thông công cộng chưa phát triển. Đi taxi thì đắt đỏ, xe buýt thì ít, lại không có tàu điện, người dân không có sự lựa chọn chỉ có thể sử dụng phương tiện di chuyển cá nhân - xe máy hoặc ô tô con. Thực ra mà nói, xe máy nhiều hay ít không phải là vấn đề cốt lõi khiến nhiều người nước ngoài sợ không giám cỡi xe máy khi đến Hà Nội. Mà là ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người ở đây chưa được tốt. Phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, bấm còi inh ỏi trên đường là hiện tượng thường thấy trên đường. Họ khiến cho giao thông trở nên hỗn loạn. Biết bao lần khi em đi bộ trên vỉa hẻ, bỗng dưng có một chiếc xe máy rù ga chạy qua, dường như cọ xát vào người em. Làm em sợ phát chết khiếp! Nhớ đến bài hát nhại ai đó từng viết:

“Dừng chân trên bến, khi chiều nắng chưa phai.

Từ xa xông đến, muôn ngàn chiếc xe bay.

Nếp sống vui tươi, nối chân nhau đến nơi này.

Hà Nội kẹt lắm, Hà Nội ơi! Hà Nội ơi!

Làn xe như sóng, trên đường vẫn đưa nhau.

Người ra thăm phố, e dè dắt tay nhau.

Phố xa đông vui, đón chân tôi đến nơi này.

Hà Nội đẹp lắm, Hà Nội ơi! Hà Nội ơi.”

Mặc dù em rất sợ xe máy khi ở Hà Nội, nhưng khách quan mà nói, xe máy thật sự là một phương tiện giao thông thuận tiện ở đây. Nó không những có thể đưa chúng ta đến khắp mọi ngõ ngách trong thành phố, mà còn rất rẻ. Đặc biệt khi Grab có khuyến mại, giá cước rẻ khó mà tưởng tượng. Em thầm nghĩ, Thành phố Hà Nội cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông trong thành phố, đặc biệt là quy hoạch không gian đi bộ, phân rõ làn đường dành cho ô tô và xe máy, cải tạo đô thị, mở rộng các ngõ hẻm, xây dựng đồng loạt hệ thống đường trên cao, tập trung dân cư tại các vị trí kết nối giao thông công cộng, dãn dân trong nội thành, hình thành riêng khu đô thị tập trung các Đại học, đồng thời bồi dưỡng ý thức an toàn giao thông cho người dân thì không chỉ xe máy mà tình trạng giao thông ở Hà Nội chắc chắn sẽ càng tốt hơn.

Cẩm Băng

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ