Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Trung Quốc và những người con anh hùng trong cuộc chiến Covid-19


30 March 2020 | By viadmin | SISU

Tháng 12 năm 2019 dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, với số người bị lây nhiễm biến đổi theo cấp số nhân đã tác động đến trái tim của1,4 tỷ dân. Mồng Một Tết Canh Tý, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã triệu tập cuộc họp Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc, nhấn mạnh: “Tính mạng con người là quan trọng, dịch bệnh là mệnh lệnh, phòng chống là trách nhiệm.”

Đầu tháng 2 năm 2020, dịch bệnh lan rộng ra 31 Tỉnh thành (Khu tự trị, trực thuộc tỉnh), cùng Binh đoàn Xây dựng và Sản xuất Tân Cương. Trung tuần tháng 2, dưới sức gồng của y bác sĩ, các nhà nghiên cứu khoa học cùng với sự phối hợp chặt chẽ của người dân, tình hình dịch bệnh chuyển  biến theo chiều tích cực. Ngày 23 tháng 2, cả nước có 23 khu vực Tỉnh thành không có bệnh nhân mới, tình hình phòng chống dịch bệnh ở Trung Quốc về cơ bản đã được khống chế. Cùng ngày, Tổng Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Trung Quốc, Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, Tập Cận Bình tham gia Hội nghị sắp xếp thúc đẩy công tác phòng chống dịch Covid-19 và phát triển Kinh tế Xã hội được tổ chức tại Bắc Kinh, đề ra: một tay chống dịch, một tay phát triển kinh tế, thực hiện nhiệm vụ kép. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân, từ cuối tháng 2 không ít doanh nghiệp và các nhà máy ở những vùng không có dịch hoặc dịch bệnh không nghiêm trọng liên lục lên kế hoạch phục hồi sản xuất.

Về giáo dục, đầu tháng 2 Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra chỉ thị, “Ngừng lên lớp, không ngừng học”, để hưởng hứng phong trào đó, các trường Đại học trên cả nước mở cửa thư viện số, khích lệ người dân tham gia đọc sách. Ngày 2 tháng 3, tất cả học sinh từ bậc Tiểu học đến bậc Đại học trên cả nước bắt đầu triển khai đại trà dạy học trực tuyến và dạy học qua kênh truyền hình.

Ngày 25 tháng 3, chính thức dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với tỉnh Hồ Bắc, dự kiến ngày 8 tháng 4 tới, sẽ dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với Thành phố Vũ Hán.

Cùng nhìn lại những ngày vừa qua:

Phố phường không còn dòng người tấp nập, cửa hàng không còn tiếng mời gọi râm rang, nhà nhà cửa đóng then cài, toàn thành phố chìm vào trong suy nghĩ. Nhưng, đằng sau cái bề ngoài im ắng đến lạnh lẽo ấy, lại ẩn chứa biết bao câu chuyện cảm động và ấm áp. Trước gian khó, luôn có những người, không tính toán thiệt hơn, không sợ hy sinh, sẵn sàng xông lên tuyến đầu chống dịch. Họ là những người chạy đua cùng thời gian, họ rời xa người thân trong gia đình, dùng tính mạng của bản thân để bảo vệ sức khỏe cho người khác, họ là những người “Đẹp” nhất trong cái mùa đông giá lạnh này.

Henry Alfred Kissinger từng nói: “Dân tộc Trung Hoa luôn được những người con dũng cảm của họ bảo vệ.” Nhà văn Lỗ Tấn nói: “Chúng tôi từ trước tới nay, có người cần cù làm việc, có người làm hết sức mình, có người vì nước quên thân, có người xả thân vì nghĩa”. Họ xông pha nơi chiến trường không khói lửa, lấy sức mình thắp sáng niềm tin, thể hiện một tình yêu lớn.

Viện sĩ Chung Nam Sơn(Zhong Namshan) mặc dù đã bước vào tuổi 84 những khi dịch bệnh bùng phát, ông kiên quyết ra trận, xông pha tuyến đầu phòng chống dịch bệnh. Ông nhắc nhở người dân, tạm thời đừng đến Vũ Hán, còn ông thì lập tức ngồi tầu đi Vũ Hán. Nhớ lại năm 2003 khi dịch SARS bùng phát, cũng chính ông không quản ngại nguy hiểm dẫn đầu đội y tế xông pha đánh “giặc” SARS. Vào độ tuổi 67 khi đó ông kiên quyết: “Đưa những bệnh nhân nguy kịch nhất đến chỗ tôi”.

Viện sĩ Lý Lan Quyên(Li Lanjuan) để chạy đua cùng “yêu dịch” mỗi ngày chỉ ngủ 3 tiếng đồng hồ, bà là người đưa ra kiến nghị phong tỏa thành phố Vũ Hán.

Viện trưởng Trương Định Vũ (Zhang Dingyu) dù mắc bệnh nặng nhưng không hề nản chí, nhìn lại bức hình chụp được đằng sau ông, với đôi chân đi chệnh choạng không biết bao người đã không cầm được nước mắt.

“17 năm trước, thế giới giang rộng vòng tay bảo vệ thế hệ 9X; 17 năm sau, đến lượt thế hệ 9X chung tay bảo vệ thế giới.” Nữ y tá 9X ở bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán, để tránh lây nhiễm chéo, và tiết kiệm thời gian khi gỡ bỏ mũ bảo hộ, cô đã cắt phăng mái tóc dài của mình. Cô nói, “tóc ngắn có thể mọc dài, vấn đề quan trọng bây giờ là phải bảo vệ tốt bản thân để đi cứu chữa nhiều người.”

Rồi cả những vết hằn sâu trên những khuôn mặt đáng yêu. Vì phải đeo khẩu trang và kính bảo hộ liên tục khi điều trị bệnh nhân trong suốt thời gian dài, nên trên những gương mặt xinh đẹp của nhân viên y tế bị sưng tấy vì vết hằn sâu. Thông thường mỗi ca trực của họ trong thời gian dịch bệnh bùng phát kéo dài 12 tiếng, nhiều người trong số họ không đủ thời gian để ăn cơm, phải hạn chế uống nước để tránh đi ngoài, thậm chí có người dùng bỉm người lớn, tất cả đều là tiết kiệm thời gian mặc đồ bảo hộ.

Đúng thế, nào đâu có tháng năm êm đẹp, chẳng qua là có người giúp chúng ta gánh lấy mà thôi. Những cảnh tượng như thế, những những sự việc như thế, xảy ra ở khắp nơi. Vì chúng ta, họ đã không thể không tạm xa tình yêu nhỏ để chung tay xây dựng tình yêu lớn.

Ngày 23 tháng 1, nhiệm vụ xây dựng được đưa ra thì đến ngày 2 tháng 2 bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn (Huo Shenshan) được xây dựng xong. Vẻn vẹn trong vòng 10 ngày, với quy mô 1000 giường bệnh. Tất cả những điều thần kỳ này đều do bàn tay của những người thợ xây dựng, họ không quản ngại ngày đêm khó nhọc, dùng trí tuệ, tâm huyết và đôi tay tạo dựng nên “tốc độ Trung Quốc”

Để phong tỏa dịch bệnh, ngày 3 tháng 2 Vũ Hán bắt tay xây dựng bệnh viện dã chiến, viện sĩ Vương Thần (Wang Chen) bày tỏ, bệnh viện dã chiến có thể xem như là những chiếc giường nằm trên con tàu “Noah's Ark”, là dùng ít vốn xã hội nhất, chỉ cần đơn giản cải tạo mặt bằng, là có thể đạt tiếp nhận bệnh nhân.

Đấy là ngoài tiền tuyến, còn ở hậu phương thì sao? Trung Quốc - một quốc gia có truyền thống văn hóa đoàn kết lâu đời, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, nhân dân Trung Quốc đã dốc sức đồng lòng hướng về nơi “tiền tuyến”. Ngoài việc điều động các đội y tế, quyên góp các thiết bi y tế, khẩu trang, thì các mặt hàng nông lâm đặc sản địa phương cũng được ùn ùn vận chuyển đi Vũ Hán, ví như: rau ở Thọ Quang (Shouguang), Sơn Đông(Shandong), gạo ở Hắc Long Giang (Hei Long Jiang), thịt bò và thịt cừu ở Nội Mông, thịt bò Y-ắc Tây Tạng, v.v.  Ngay cả quán cà phê Wakanda ở Vũ Hán cũng đã gây “sốt” toàn mạng xã hội Trung Quốc, bởi vì quán này đã phát cà phê miễn phí cho nhân viên y tế trong suốt thời gian phòng chống dịch bệnh.

Còn đối với các em sinh viên trường Đại học Ngoại Ngữ Thượng Hải chuyên ngành tiếng Việt của chúng tôi, các em đã hăng hái góp sức bé nhỏ của mình vào công tác thu mua khẩu trang và thiết bị y tế ở nước ngoài. Em Khang Nguyên đã tham gia vào nhóm dịch thuật tình nguyện và được Đài Truyền hình Trung ương đưa tin. Các em Trần Giai Dĩnh, Trương Nam, Hạ Lệ, Hoàng Xảo Linh, Trương Tây Diễm, Triệu Nam Ngọc, Văn Di, Tân Di và Từ Cẩm Băng cũng đã nhiệt tình tham gia dịch thuật tin tức để đính chính những nguồn tin nhảm nhí và đưa tin chính xác về công tác phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc.

Dịch bệnh làm cho chúng ta gần gũi nhau hơn, hiểu rõ hơn về tình yêu thương đùm bọc giữa người với người. Không có trận mưa nào là không tạnh, không có mây nào là không tan. Cho dù cuộc sống có khó khăn đến mấy, thì chúng ta cũng phải gắng sức nhìn về phía, trong chúng ta không ai là đơn độc. Trận chiến dịch bệnh lần này, đã từ lâu không còn là cuộc chiến của riêng tổ chức nào, quốc gia nào, mà nó đã trở thành cuộc chiến của toàn xã hội.

Mùa đông đã qua, thử hỏi mùa xuân có còn xa ?  

Nguyện trăm hoa đua nở, lòng người mừng vui.

Trung Quốc cố lên! Thế giới cố lên!

(Ảnh trong bài: theo nguồn Internet)

Bích Tiệp

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ