Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Thương hiệu Trung Quốc còn cách xa so với thương hiệu quốc tế không?


24 December 2016 | By viadmin | SISU

Trong bối cảnh Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, các thương hiệu Trung Quốc như Huawei, Lenovo, v.v. bắt đầu đi lên con đường toàn cầu hóa, toàn cầu hóa trở thành mục tiêu của nhiều doanh nghiệp.

Trong khi đó, so với tổng lượng kinh tế Trung Quốc, thương hiệu đẳng cấp quốc tế của Trung Quốc vẫn còn khoảng cách. Trong Bảng xếp hạng các thương hiệu giá trị nhất toàn cầu năm 2016 do tạp chí Forbes công bố tháng 5 năm nay, Apple, Google và Microsoft xếp 3 ngôi đầu, không có doanh nghiệp Trung Quốc có mặt trong Bảng xếp hạng này. Muốn trở thành thương hiệu có tầm ảnh hưởng toàn cầu, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài phải đi.

Tại Diễn đàn cấp cao quảng bá toàn cầu thương hiệu Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh mới đây, Chủ nhiệm Trung tâm Báo chí Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc Mao Nhất Tường cho biết, doanh nghiệp Trung Quốc muốn xây dựng hình ảnh tốt đẹp ở nước ngoài, trước tiên nên kinh doanh thành thật và phù hợp quy định, thể hiện trách nhiệm nước lớn, tích cực thực hiện nghĩa vụ xã hội địa phương. Thứ hai, nên nâng cao năng lực giao tiếp với chính quyền, báo giới và tổ chức phi chính phủ địa phương.

Hiện nay, doanh nghiệp Trung ương đã trở thành đội quân chủ lực trong các doanh nghiệp Trung Quốc đi ra nước ngoài. Khi đề cập tới việc Tập đoàn CRRC Trung Quốc trúng thầu dự án tàu điện ngầm ở Boston và Chicago của Mỹ, Phó Trưởng ban Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn CRRC Lý Mẫn nói: "Chúng tôi không chỉ cung cấp sản phẩm cho họ, trên thực tế một phần lớn phải sản xuất tại Mỹ, dịch vụ bản xứ hơn". Có thể giải quyết vấn đề việc làm cho lao động địa phương nên dự án này được thúc đẩy thuận lợi. Sản phẩm của Tập đoàn CRRC Trung Quốc hiện đã xuất khẩu sang 102 nước và vùng lãnh thổ.

Tại diễn đàn, cựu Phó Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ Taiya Smith cho biết, một doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường khác, trước tiên phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường này đối với sản phẩm của mình; thứ hai, phải tìm hiểu môi trường chính trị địa phương, xây dựng mối liên hệ tốt với chính quyền, tìm hiểu chính sách công và ý kiến của công chúng; ngoài ra, còn phải tìm được đối tác tốt, bạn hàng tốt.

Khi giới thiệu sách lược quảng bá thương hiệu của Tập đoàn Lenovo, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc thị trường khu vực Trung Quốc của Tập đoàn Lenovo Vương Truyền Đông cho biết, dòng điện thoại di động dạng mô-đun MotoZ do Lenovo mới đưa ra đã đứng đầu thị trường điện thoại di động cấp cao ở Mê-hi-cô. "Là doanh nghiệp với tầm nhìn toàn cầu, quả thật phải tiếp cận riêng biệt nhằm vào thị trường khác nhau, khách hàng khác nhau và trải nhiệm khác nhau. Chẳng hạn, thị trường châu Mỹ La-tinh có văn hóa tương đối lãng mạn và nhẹ nhàng, mô-đun âm thanh của điện thoại di động MotoZ ăn khớp với văn hóa này". Ông Vương Truyền Đông cho biết, các trang mạng xã hội đã phát huy vai trò rất lớn trong quảng bá thương hiệu Lenovo.

Năm 2015, Lenovo mua lại bộ phận máy tính cá nhân của IBM, mở màn đi lên con đường toàn cầu hóa. Ông Vương Truyền Đông cho rằng, điểm cốt lõi trong lộ trình toàn cầu hóa của Lenovo là văn hóa toàn cầu hóa. "Làm thế nào hội nhập văn hóa thị trường toàn cầu, làm thế nào để có ngôn ngữ chung, giá trị quan chung, giá trị quan của doanh nghiệp, là điều cực kỳ quan trọng".

Để phá vỡ sốc văn hóa, Lenovo đã lập một cương vị chức vụ đặt biệt, đó là Giám đốc văn hóa đa nguyên, do một phụ nữ người Mỹ da đen đảm nhiệm. Ông Vương Truyền Đông nói: "Đối với chúng tôi, bất kể là văn hóa châu Phi hay văn hóa châu Mỹ La-tinh, đều là văn hóa của Lenovo".

Nguồn tin: CRI

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ