Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Phong tục đón Tết của người Trung Quốc


29 January 2017 | By viadmin | SISU

Trung Quốc là đất nước có rất nhiều phong tục tập quán tồn tại lâu đời, chúng được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, qua hàng ngàn năm tồn tại những phong tục ấy vẫn được kế thừa và phát triển. Tết Nguyên Đán là ngày tết cổ truyền của Trung Quốc và một số dân tộc châu Á và cũng là dịp người Trung Quốc ở trong và ngoài nước đi về sum họp gia đình, thăm hỏi chúc tết lẫn nhau với số lượng lớn nhất trong năm.

Ngày mùng 1 Tết được coi là ngày thờ cúng mời thánh thần và tổ tiên về ăn Tết. Nhiều người Trung Quốc kiêng ăn thịt vì cho rằng điều đó sẽ đem lại cuộc sống trường thọ, hạnh phúc. Sáng mùng 1 Tết cũng là thời điểm gia đình tập trung đông đủ đón năm mới, vị cao niên trong nhà sẽ phát phong bao “lì xì” mừng tuổi cho con cháu và khách là nam thanh nữ tú, trẻ em đến chúc tết gia đình. Ngày mùng 2 Tết, các con rể đến thăm và mừng tuổi nhạc phụ, nhạc mẫu. Câu nói phổ biến nhất mà mọi người trong gia đình chúc tết nhau và chúc tết khách đến chơi trong dịp Nguyên đán là “Cung hỷ phát tài” và chủ nhà thường đãi khách bằng tiệc trà. Người Trung Quốc tin rằng ngày mùng 3 Tết là ngày không thích hợp đi thăm hỏi chúc tết. Vào ngày mùng 5 Tết, ở miền Bắc Trung Quốc, các gia đình thường ăn bánh bao vào buổi sáng để lấy may. Đây cũng là sinh nhật của Thần Tài nên nhiều cửa hiệu của người Trung Quốc đã mở hàng năm mới trong ngày này. Ngày mùng 7 Tết được coi là sinh nhật của mọi người trong năm mới nên các gia đình đều tụ tập ăn cỗ món truyền thống cá trộn salad và chúc nhau tiếp tục giàu có, thịnh vượng. Rằm tháng Giêng là ngày cuối cùng trong dịp Tết Nguyên đán, vị cao tuổi trong gia đình thường chào đón mọi người bằng một rổ cần tây, món ăn trong ngày này gọi là “Tangyuan”, gồm những nắm xôi ngọt nhúng trong nước xúp.

Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách đón tết Nguyên Đán của người Trung Quốc.

1.Phong tục

Khi đến thăm Trung Quốc vào dịp lễ tết này, bạn sẽ bắt gặp những đoàn múa sư tử hay múa kỳ lân với trang phục sặc sỡ cùng các tiếng hò vang át cả tiếng trống, đây là nghi thức tồn tại khá lâu đời. Mục đích của hội múa lân này là để xua tan xui xẻo, đen đủi của năm cũ và chào đón năm mới với nhiều may mắn hơn.

Trong ngày lễ lớn này không thể thiếu được bao lì xì, trong phong tục của người Trung Quốc không chỉ dành riêng cho trẻ em mà được tặng cho bất cứ thành viên nào, bao lì xì được trang trí bên ngoài là màu đỏ tượng trưng cho may mắn. Mỗi thành viên có thể trao may mắn cho nhau.

2. Trang trí

Trang trí ở Trung Quốc rất độc đáo, người Trung Quốc coi màu đỏ và vàng là hai màu sắc đặc thù nhất cho đất nước, mang ý nghĩa biểu tượng trong văn hóa Trung Quốc. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và tràn đầy năng lượng, vì vậy nó thường được làm màu trang trí cho những chiếc đèn lồng, những câu đối hay pháo hoa và phong bao lì xì. Đèn lồng đỏ được dùng trong hầu hết những ngày lễ ở Trung Quốc đặc biệt không thể thiếu trong năm mới. Dây pháo được làm từ giấy đỏ khi đốt sẽ phát ra tiếng nổ sẽ xua đuổi tà ma, những gì đen đủi của năm cũ sẽ bị xóa hết, mong cho năm mới gặp nhiều may mắn hơn. Còn màu vàng thì tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý, ấm no, hạnh phúc. Dùng màu sắc này để trang trí lên các hộp bánh kẹo, mâm quả ngày tết hay trên những bộ quần áo để chào đón năm mới may mắn.

3. Ẩm thực

Bữa cỗ sum họp truyền thống tối giao thừa của các gia đình người Trung Quốc bao gồm cả họ hàng gần xa không thể thiếu món thịt gà, cá, đậu và khoai sọ; riêng món cá người ta không ăn hết mà để dành một phần qua đêm với ý nghĩa để gia đình sang năm mới cuộc sống ngày càng dư dật. Tại các vùng miền khác nhau ở Trung Quốc cũng có các món ăn trong bữa cỗ giao thừa tượng trưng cho sự “thịnh vượng”.

Một bữa ăn lớn cùng các thành viên trong gia đình là cách chào đón năm mới phổ biến nhất của người Trung Quốc. Với những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Trung Quốc: Sủi cảo, bánh niên cao, cá, hàu khô, mỳ trường thọ, bánh há cảo.

Bánh sủi cảo là loại bánh có vỏ làm từ bột gạo, bao bọc bên trong là nhân được làm từ thịt băm cùng rau. Mong muốn rằng các thành viên trong gia đình luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Cá (thường là cá chua ngọt) là món ăn tượng trưng cho sự may mắn khác vì theo cách đọc của người Trung Quốc Hoa thì nó có âm giống với từ “ngọc” – giàu sang, khi ăn nên ăn nguyên cả con. Ăn cả đầu và đuôi, họ mong năm mới đến sẽ mang lại hạnh phúc từ đầu đến cuối. Cá trong tiếng Trung có phát âm gần giống từ “dư thừa”, do đó món này thường xuất hiện trong bữa ăn vào dịp tất niên, trước khi năm mới đến. Họ quan niệm nếu cuối năm dư thừa, năm mới sẽ thịnh vượng hơn. Cá được chiên, hấp hoặc om xì dầu, ăn kèm các loại rau củ. Khi đặt lên bàn ăn, đầu cá sẽ hướng về người lớn tuổi nhất trong gia đình và đĩa cá được giữ nguyên vị trí trong suốt bữa.

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ