Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Hạ Môn --Thành phố yêu thương của tôi


08 May 2018 | By viadmin | SISU

Đa số các thành phố ở Trung Quốc đều rất giống nhau, từ kiểu dáng kiến trúc gần như rập khuôn, cho đến tên những con đường, ví dụ như, đường Nhân Dân, đường Kiến Thiết, đường Giải Phóng v.v. Đi lại ở vùng Giang Nam hoặc vùng Tây Bắc không có gì khác nhau nhiều.Tuy nhiên, Hạ Môn không phải là một thành phố như vậy, đây là một thành phố giống như người tình. “Nàng” làm cho ta cảm thấy gắn bó thiết tha khi gặp gỡ, lưu luyến khi chia tay; khát khao được ở lại, để nằm trong vòng tay ‘‘nàng’’ không muốn rời xa và nếu có lỡ phải xa nhau thì sẽ tìm cách trở lại.

Kỳ nghỉ hè năm vừa rồi, chị em và em đã đi Hạ Môn và Nam Tịnh một tuần. Ấn tượng đầu tiên của em về Hạ Môn là bầu trời xanh thăm thẳm. Một màu xanh say đắm lòng người, một màu xanh tinh khiết như đôi mắt trẻ thơ, hồn nhiên và thuần khiết. Nó khiến cho nhiều người đi đường chốc chốc lại ngẩng đầu lên nhìn mà không biết là tại sao.

Du khách đến Hạ Môn không thể không ngồi thuyền ra “ đảo Cổ Lãng”( Cổ Lãng Dữ). Trước khi đến đây, em chỉ biết một số điều về thành phố này thông qua bài thơ “Trí cây Sồi” của nữ nhà thơ nổi tiếng Thư Đình.

“...Rễ, dìu nhau dưới lòng đất,

Lá, bên nhau giữa tầng mây.

Sau mỗi làn gió nhẹ,

Khe khẽ gọi tên nhau....”

(Trích “Trí cây Sồi” tác giả Thư Đình)

 Với phong cách riêng, cùng màu sắc trữ tình tinh tế, thể hiện một tình yêu thuần khiết nhưng nóng bỏng, bà đã làm cho người đọc càng khát khao hướng về hòn đảo này như hướng về một tình yêu chân thành và kiên định.

Ngoài ra, đảo còn được mệnh danh là “Đảo âm nhạc” hay“thị trấn piano”. Sở dĩ đảo Cổ Lãng có tên gọi như thế là vì, Viện bảo tàng Piano duy nhất của Trung Quốc được đặt ở đây. Hiện có hơn 200 cây đàn piano đang được lưu giữ trên hòn đảo này. Đồng thời, cái tên Cổ Lãng, cũng mang nguồn gốc âm nhạc. Nó có ý nghĩa là trống sóng” – với sự liên tưởng từ những âm thanh của sóng biển đập vào đá ngầm.

Hai chị em lên Chùa Nhật Quang-- nơi cao nhất trên đảo Cổ Lãng, người dân địa phương thường nói: “Chưa đến chùa Nhật Quang là chưa đến Hạ Môn”. Đó thực sự là địa điểm tốt nhất để ngắm toàn cảnh Cổ Lãng từ trên cao. Đứng trên núi Nhật Quang, hướng về phía Bắc là cầu Hải Thương, giống như một con rồng màu bạc  nằm vắt từ Tây sang Đông , nối liền bán đảo Hải Thương với đảo Hạ Môn, cây cầu này đã xây dựng ước mơ cho biết bao người dân Hạ Môn. Nhìn ra phía Đông là đảo Hạ Môn chỉ cách đây một vải vịnh nông. Nhìn sang phía Nam, thấp thoáng xa xa là những chiếc thuyền buồm, những con sóng nối đuôi nhau dạt dào vỗ vào bờ cát trắng tạo ra những lớp bọt trắng xóa, để lại tiếng cười giòn tan dưới những rặng dừa xanh.

Nếu yêu một người chỉ bởi cái bề ngoài dễ thương, hấp dẫn, thì sự chán ngán mệt mỏi sẽ xảy ra không sớm thì muộn. Nhưng nếu yêu là bởi cái “mùi” đặc biệt thì nó sẽ làm cho người ta quyến luyến mãi. Hạ Môn là một “cô người yêu” như thế, em không chỉ có cái đẹp của cây xanh hoa thắm, của hải biếc sa kim; mà còn có cái đẹp của tâm hồn, cái tôi của nhịp sống an nhiên. Hạ Môn, cho du khách trải nghiệm một cuộc sống rất mới lạ, không tất bật, không ồn ã, không chen chúc, không bon chen kèn cựa. Họ chậm chạp ra khỏi nhà vào mỗi buổi sáng; nghỉ ngơi thoải mái vào mỗi buổi trưa; ăn uống, trò chuyện cùng người thân vào mỗi buổi tối. Thời gian chầm chậm trôi qua và họ không bao giờ có cảm giác thời gian không đủ dùng như ở các thành phố khác.

Ca sĩ Vương Phi trong bài hát “Bất Lưu” của mình có câu: “Tôi cho anh lòng ta, cho anh ấy thân ta”. Tuy em đã về đến Chiết Giang, nhưng tâm hồn em đã ở lại ở Hạ Môn. Mong một ngày gần nhất em có thể trở lại thăm “nàng”- tình yêu của em.

Trương Nam, Bích Tiệp

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ