Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

保护“形貌”,更要存留“记忆” Bảo vệ “diện mạo”, càng phải bảo vệ “ký ức”


08 July 2024 | By viadmin | http://opinion.people.com.cn/n1/2024/0527/c1003-40243758.html

 来源: 人民日报 》( 20240527日 05 版)

Theo nguồn tin: Nhật báo Nhân dân, ngày 27 tháng 5 năm 2024

 老街区历史悠久,古建筑韵味悠长。习近平总书记强调:保护好传统街区,保护好古建筑,保护好文物,就是保存了城市的历史和文脉。” 

  Khu phố cổ có lịch sử lâu đời, những công trình kiến trúc ngày xưa duyên dáng cổ kính. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Bảo vệ khu phố truyền thống, bảo vệ những công trình kiến trúc cổ, bảo vệ văn vật, chính là bảo tồn lịch sử và văn hiến của thành phố.” 

漫步江苏常州焦溪古镇的长街短巷,随处可见古迹。古镇保留了700多年前江南水乡的风貌,维持着过去的街巷肌理。

Dạo quanh trên những con phố nhỏ ở cổ trấn Tiêu Khê, Thường Châu, Giang Tô, đâu đâu cũng thấy di tích cổ. Cổ trấn đã bảo tồn được phong cách sông nước Giang Nam của hơn 700 năm về trước, giữ nguyên cấu trúc quy hoạch đường phố. 

建筑能照见一个时代的艺术水平和审美风格,也记录着当时人们的生活方式。以焦溪古镇的建筑为例,它不同于江南水乡常见的粉墙黛瓦,而是下部由黄石垒砌而成,形成黄石半墙的独特景观。黄石取自附近山地,能发挥防潮、防洪作用,为清秀淡雅的龙溪河增添了厚重感。因天材,就地利,实现了建筑与自然的有机统一,形成了富有地域特色的建筑风貌,体现了人与自然的和谐共生。

Kiến trúc có thể phản ánh trình độ nghệ thuật và phong cách thẩm mỹ, đồng thời ghi lại lối sống của con người thời xưa. Những công trình kiến trúc ở cổ trấn Tiêu Khê khác hẳn với phong cách tường trắng ngói đen thường thấy ở vùng sông nước Giang Nam, chân tường được xây bằng hoàng thạch, hình thành một cảnh quan độc đáo với những bức tường một nửa là hoàng thạch, một nửa vôi trắng. Đá hoàng thạch được lấy từ vùng núi lân cận, có tác dụng chống ẩm, chống lũ, tô điểm thêm cho màu sắc thanh tú tao nhã nồng hậu của Tiêu Khê. “Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi”, tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa kiến trúc và tự nhiên, hình thành một phong cách kiến trúc giàu bản sắc vùng miền, thể hiện sự chung sống hài hòa giữa con người và tự nhiên. 

古建筑修缮,需要保护其承载的历史信息,更好彰显其文化价值。当地历史名城保护专家告诉记者:古建筑修缮前,要搞清楚很多事情。比如,房屋以前是谁在住?每间屋子是什么用途?从实践来看,大量走访当地居民,搜集地方文献、口述史和老物件,充分做好调查研究,才能制定出科学方案,为相关修缮利用打好基础。

Tu sửa những công trình kiến trúc cổ, cần phải bảo hộ những thông tin lịch sử được chứa đựng trong đó, phản ánh giá trị văn hóa rõ nét hơn của nó. Chuyên gia bảo tồn, bảo vệ khu di tích lịch sử nổi tiếng cho biết: “Trước khi tiến hành tu sửa các công trình kiến trúc cổ, có nhiều điều cần phải làm rõ. Ví dụ, trước đây ai đã sống ở đây? Mục đích sử dụng của các gian phòng là gì?” Thực tiễn cho thấy, lấy ý kiến từ người dân bản địa, thu thập tài liệu bản xứ, lịch sử truyền miệng và đồ vật cũ, làm tốt công tác điều tra nghiên cứu, mới có thể lập ra một phương án khoa học, đặt nền móng vững chắc cho việc tu sửa và sử dụng.

保护古建筑,离不开严谨科学的态度和精湛的修缮技艺。古建筑屹立至今,其建造过程蕴含着智慧和工匠精神。比如,黄石半墙的内侧通常会砌筑半砖墙,中间填泥石灰土,起到保温的作用。从营造材料,到结构手法,相关建造技术体现了古代匠人的高超技艺。记者采访时了解到,当地专门安排工作人员寻访掌握这门手艺的传承人,复刻了当年用黄石砌墙、以石灰拌稻草做成纸筋来勾缝的建筑方式。事实证明,下绣花功夫,追求细节、精益求精,进行持续、动态的保护,才能使古建筑葆有生机。

Bảo vệ các công trình kiến trúc cổ, không thể tách khỏi thái độ khoa học nghiêm túc và kỹ thuật tu sửa tinh luyện. Sở dĩ những công trình kiến trúc cổ được bảo tồn đến ngày nay, là do trí tuệ nghệ nhân và tinh thần bậc thầy chứa đựng trong quá trình xây dựng. Ví dụ, mặt trong của nửa bức tường hoàng thạch được xây bằng gạch, ở giữa lấp đầy vôi vữa, có tác dụng chống lại giá rét của mùa đông. Từ vật liệu xây dựng đến kết cấu công trình, các kỹ thuật xây dựng liên quan đã phản ánh kỹ nghệ cao siêu của nghệ nhân cổ đại. Theo giới thiệu, chính quyền địa phương đã sắp xếp nhân viên đi tìm kiếm và thăm hỏi truyền nhân của ngành nghề này, mô phỏng phương pháp dùng đá hoàng thạch xây tường, dùng vôi trộn với rơm trát tường. Thực tế cho thấy, làm việc tỉ mỉ như “thêu hoa”, chú trọng chi tiết, theo đuổi công nghệ xuất sắc tinh xảo, gần đến mức hoàn mỹ, đảm bảo công tác bảo vệ diễn ra liên tục và linh hoạt, mới có thể khôi phục sức sống cho các công trình kiến trúc cổ. 

保护形貌,更要存留记忆古建筑好似一个盛放故事的容器,砖瓦构成了外观之美,而生活在其中的人,则让建筑变得鲜活。修旧如旧,并非简单地把古建筑恢复到原来的模样,还应留存建筑里的文化,做到见人、见物、见生活。

Bảo vệ “diện mạo”, càng cần lưu trữ “ký ức”. Mỗi công trình kiến trúc cổ giống như một chiếc bình chứa đựng nhiều câu chuyện. Những viên gạch, mảnh ngói tạo nên vẻ đẹp bên ngoài; những con người sống trong đó làm cho nó sống động hơn. “Sửa lại như cũ”, không chỉ đơn giản là khôi phục lại hình dáng ban đầu của các kiến trúc, mà còn phải bảo tồn văn hóa kiến trúc chứa đựng bên trong, đạt tới cảm giác thấy vật, thấy người, thấy hơi thở cuộc sống. 

在焦溪古镇,拥有150多年历史的代表性建筑承越故居,已成为焦溪记忆馆。这里陈列着居民自发捐献的各类老物件,电子屏幕上播放着古镇居民访谈视频,生动彰显了望得见山、看得见水、记得住乡愁。深挖内涵、传承精髓,讲好一方水土的故事,才能让古建筑成为具有辨识度的地域文化标识和公众集体记忆。

Tại cổ trấn Tiêu Khê, ngôi nhà cũ của Thừa Việt (Cheng Yue) là kiến trúc tiêu biểu có lịch sử hơn 150 năm, nay là Bảo tàng ký ức Tiêu Khê. Ở đây trưng bày các loại đồ vật cũ do người dân tự nguyện quyên góp, màn hình điện tử đang phát video phỏng vấn người dân phố cổ. Đã phản ánh sinh động cảm xúc “trông thấy núi, nhìn thấy nước, da diết hoài nhớ quê hương”. Chỉ có khai thác nội hàm sâu rộng, kế thừa tinh hoa, kể tốt những câu chuyện về quê hương đất nước, mới có thể khiến các công trình kiến trúc cổ trở thành biểu tượng văn hóa nổi bật và ký ức cộng đồng của đông đảo công chúng.

让古建筑留下来,也要促其活起来。焦溪古镇重现了明清时期商贸繁盛、店铺林立的热闹场景,在沿袭建筑风格的同时,还留下了传统的民俗技艺,同时注重与现代生活相适应。如今,古镇的一些原有居民依然在此居住,过着原汁原味的生活。在这里,姚记豆腐坊已经传承了7代,成为百姓日常佳肴;返乡创业的青年在老茶馆里开起了咖啡店,吸引游客在古色古香中品尝新中式创意糕点。这启示我们,应以保护传承为基础,与时俱进探索古镇发展路径。

Muốn “lưu giữ”các công trình kiến trúc cổ, thì phải làm chúng “sống lại”. Cổ trấn Tiêu Khê đã tái hiện một quang cảnh tấp nập của các hoạt động thương mại sầm uất với cửa hàng buôn bán mọc lên san sát thời nhà Minh - Thanh. Cùng mới việc sửa lại như phong cách kiến trúc cũ, cũng phải gìn giữ kỹ nghệ dân gian truyền thống, chú trọng sự thích ứng với cuộc sống hiện đại. Ngày nay, vẫn còn một số cư dân bản địa sinh sống ở đây, với một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Tại đây, xưởng đậu phụ Diêu Ký (Yao Ji) đã được truyền qua 7 thế hệ, trở thành món ngon trên bàn ăn thường ngày của người dân. Những thanh niên về quê khởi nghiệp đã mở quán cà phê trong quán trà cổ, thu hút nhiều du khách đến thưởng thức các món bánh ngọt được làm theo kiểu “Trung Quốc mới” trong không gian cổ kính. Điều này cho thấy rằng, trên cơ sở bảo vệ và kế thừa, chúng ta nên bắt kịp thời đại tìm kiếm con đường phát triển cho cổ trấn.

行走在江南水乡的街巷里弄,空间的纵深感与历史的厚重感相互交织。保护古建筑任重道远,期待更多人携手并进,共同传承文明薪火、赓续中华文脉。

Dạo bước trên những con phố nhỏ ở vùng sông nước Giang Nam, chiều sâu của không gian đan xen hòa quyện với chiều dài của lịch sử. Công tác bảo vệ những công trình kiến trúc cổ còn gánh nặng đường xa, hy vọng càng có nhiều người hơn nữa trong cộng đồng xã hội dắt tay tiến lên, cùng nhau kế thừa đốm lửa văn minh, tiếp nối văn hiến truyền thống Trung Hoa.

编译:裴碧捷

校对:冯超

排版:宁笑葳

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ