Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
四合院的历史|Lịch sử Tứ hợp viện
29 May 2025 | By viadmin | SISU
四合院的历史
Lịch sử Tứ hợp viện
四合院是北京传统民居形式,可以追溯到周代,而且一脉传承,从古到今从来没有间断过。辽代时已初成规模,经金、元,到明清时期逐渐定型。
Tứ hợp viện là hình thức nhà ở truyền thống của Bắc Kinh, có thể truy nguyên đến thời Chu, được kế thừa liên tục, từ cổ chí kim chưa từng gián đoạn. Vào thời Liêu, kiểu kiến trúc này đã bắt đầu thành hình, trải qua các triều Kim, Nguyên, đến thời Minh - Thanh thì dần định hình ổn định.
元朝建都北京后,为了免遭人民的反对,一切制度尽量汉化。在后英房元代遗址中,可以明显的看出,其院落建筑模式与汉代的四合院建筑非常接近。这说明元代的四合院建筑和周传承下来的规格和模式有一定的必然联系。
Sau khi nhà Nguyên đóng đô tại Bắc Kinh, để tránh sự phản đối của dân chúng, mọi chế độ đều cố gắng Hán hóa. Trong di chỉ nhà Nguyên được phát hiện ở Hậu Anh Phòng, có thể thấy rõ, mô hình kiến trúc sân vườn (viện lạc) nhà Nguyên rất gần với kiến trúc Tứ hợp viện thời Hán. Điều này cho thấy kiến trúc Tứ hợp viện thời Nguyên về quy cách và mô hình có mối liên hệ nhất định với thời Chu.
元代为鼓励在都城内建造民房,元世祖忽必烈颁诏,让金中都旧址居民,特别是有钱的商人和有官职的贵族到大都城内建房。同时还规定建房者可以占地8亩。这一政策,使元朝统治者及贵族大批迁入城内,并出现规模建造院落式住宅的现象,使院落式民宅以它独特的营造方式得以完善。到了明清两代,终于形成北京特有的四合院,而且清代比明代更加讲究。
Nhằm khuyến khích người dân xây dựng nhà ở trong nội thành, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt đã ban chiếu, cho phép cư dân ở Trung Đô thời Kim, đặc biệt là giới thương nhân giàu có, tầng lớp quý tộc có chức tước chuyển vào đại đô xây dựng nhà ở. Đồng thời, nhà Nguyên còn quy định cấp tối đa 8 mẫu đất cho những ai xây nhà. Chính sách này khiến tầng lớp thống trị và quý tộc nhà Nguyên ồ ạt chuyển vào nội thành, tạo nên phong trào xây dựng nhà ở theo kiểu sân trong với quy mô lớn, phương thức kiến tạo đặc trưng này đã khiến loại hình kiến trúc sân vườn trở nên hoàn thiện. Đến thời Minh - Thanh, hình thức Tứ hợp viện đặc hữu của Bắc Kinh mới thực sự hình thành, thời Thanh thậm chí còn chú trọng hơn triều Minh về mặt thiết kế.
明清以来,在官式和民式的四合院建筑方面,已经高标准化和定型化。而且这个时期的四合院是北京四合院的主体,时间最长,形制也最规范。四合院虽历经沧桑,这种基本的居住形式已经形成,并不断完善,更适合居住要求,形成了我们今天所见到的四合院形式。四合院按照等级有严格的建筑规格:帝王宫殿是超大型四合院,王府是大型四合院,高级官员是中级四合院,小官吏是小型组合式四合院,百姓则只能建简单型四合院。
Từ thời Minh - Thanh đến nay, kiến trúc Tứ hợp viện kiểu quan gia lẫn dân gian, đều được tiêu chuẩn và định hình cao. Không những thế, chủ thể Tứ hợp viện trong giai đoạn này là Tứ hợp viện Bắc Kinh, có lịch sử lâu đời nhất, quy cách kiến tạo chuẩn mực nhất. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Tứ hợp viện đã trở thành một kiến trúc nhà ở cơ bản, không ngừng được hoàn thiện, để ngày càng phù hợp với nhu cầu sinh hoạt, trở thành hình thức Tứ hợp viện mà chúng ta thấy ngày nay. Tứ hợp viện được xây dựng theo quy chế phân cấp rất nghiêm ngặt: Cung điện của hoàng đế là Tứ hợp viện siêu lớn; phủ đệ của các vương công là tứ hợp viện quy mô lớn; nhà ở của quan lại cấp cao là tứ hợp viện bậc trung; các tiểu quan lại sử dụng tứ hợp viện loại nhỏ; còn dân thường chỉ được phép xây dựng tứ hợp viện dạng giản lược.
明清时期解放了大量的劳动力,使北京的人口迅速的增加起来。清朝末年,北京的人口已经超过100多万。人口的增加必然会影响居住面积。尽管元代初年鼓励有钱的商人和有官职的贵族到大都城内建房,而且每户可以占地8亩,而北京城北面依然空空如也,而到了明清时期,一般大户人家的院落只有4亩,小的宅子只有1亩多地,有些甚至更少。
Trong thời Minh - Thanh, do giải phóng được một lượng lớn lao động xã hội, khiến dân số Bắc Kinh gia tăng nhanh chóng. Đến cuối thời Thanh, dân số Bắc Kinh đã vượt quá một triệu người. Sự gia tăng dân số là yếu tố tất yếu ảnh hưởng đến diện tích nhà ở. Mặc dù vào đầu thời Nguyên từng khuyến khích giới thương nhân giàu có và quý tộc có chức tước đến đại đô xây dựng nhà ở, với diện tích lên tới 8 mẫu mỗi hộ, song phía bắc thành Bắc Kinh khi ấy vẫn vắng tanh. Thế nhưng đến thời Minh - Thanh, ngay cả những hộ lớn diện tích sân vườn cũng chỉ có 4 mẫu; những hộ nhỏ hơn chỉ có một mẫu đất, thậm chí có hộ còn nhỏ hơn.
明清时期的四合院一改宋代前堂、穿廊、后寝的工字型布局,以东西厢房、正房、抄手廊和垂花门组成,从而形成了真正的四合院。
Tứ hợp viện thời Minh - Thanh đã thay thế bố cục hình chữ “Công” (工) từ thời Tống trở về trước với: tiền đường, hành lang xuyên suốt và hậu đường, thay vào đó là tổ hợp kiến trúc bởi hai dãy nhà ngang phía đông và tây, gian nhà chính phòng tọa Bắc hướng Nam, hành lang góc và cổng Thùy Hoa, từ đó hình thành nên phong cách Tứ hợp viện theo đúng nghĩa.
中国历史上的第一座四合院
Tứ hợp viện đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc
北京的四合院住宅,承接了三千年庭院式住宅的传统,成为这一传统的最高、也是最后的表现形式。可以说,这种四面建房,中间庭院的建筑格局,从古至今一脉相承,未曾间断。
Nhà ở kiểu Tứ hợp viện tại Bắc Kinh, đã kế thừa kiến trúc sân vườn truyền thống với ba nghìn năm lịch sử, trở thành hình thức thể hiện phong cách kiến trúc truyền thống cao nhất và cuối cùng. Có thể nói, lối kiến trúc bốn bên là nhà, khoảng sân ở giữa, đã được kế thừa liên tục từ thời cổ đại cho đến ngày nay, chưa từng gián đoạn.
1976年,在陕西岐山风雏村,挖掘出了西周时期的一座相当工整的两进四合院遗址,被称为迄今为止已经发现中国最早的一座四合院。基址位于京当乡风雏村西南,台基南北长43.5米,高1.3米,平面为宫室型.
Năm 1976, tại thôn Phong Sô, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Thiểm Tây, các nhà khảo cổ đã khai quật được một di tích Tứ hợp viện hai “sân” khá hoàn chỉnh có niên đại từ thời Tây Chu. Đây được coi là Tứ hợp viện sớm nhất của Trung Quốc từng được phát hiện cho đến nay. Di tích của kiến trúc này nằm ở phía Tây Nam thôn Phong Sô, xã Kinh Đương, có chiều dài Bắc - Nam là 43,5 mét, cao 1,3 mét, mặt bằng nhà ở thuộc kiểu cung thất.
前堂宽17.2米,深6.1米,前堂为主体建筑,是周王处理朝政、举行祭祀天地祖先和婚丧等典礼的场所,两侧有连接的厢房8间,过廊把前堂和后室连接了起来。后室是周王和嫔妃居住之处。前堂和后堂的门窗都是向南而开。地面上和残留的墙壁表面坚硬平整,东南有石头铺成的排水管道。
Tiền sảnh có chiều rộng 17,2 mét, chiều sâu 6,1 mét, tiền sảnh là kiến trúc chủ thể, là nơi để vua nhà Chu xử lý việc triều chính, cử hành các nghi lễ tế trời đất, tổ tiên cũng như các nghi thức hôn tang quan trọng khác. Hai bên tiền đường nối liền 8 gian nhà ngang, hành lang kết nối tiền sảnh và hậu thất. Hậu thất là nơi ở của vua Chu và các phi tần. Cửa sổ và cửa ra vào của tiền sảnh và hậu thất đều mở về hướng nam. Mặt đất và bề mặt tường còn sót lại của đều bằng phẳng và rắn chắc, phía Đông Nam còn phát hiện hệ thống thoát nước xây bằng đá.
这种古老的排水方式一直延续到明清时期。作为一种院落布局方式,四合院在已发现的古代建筑遗址中广泛存在。但是古代盛行的是廊院式四合院院落。
Phương thức thoát nước cổ xưa này đã được duy trì liên tục cho đến thời Minh - Thanh. Với tư cách là một kiểu kiến trúc sân vườn, Tứ hợp viện tồn tại rộng rãi trong các di chỉ kiến trúc cổ đại đã được phát hiện. Tuy nhiên, thời cổ đại thịnh hành phong cách tứ hợp viện sân vườn kiểu hành lang.
一般来说,廊院式的四合院,都是将主体建筑置于院落中央,周围主要为廊,或左右有屋,总之不是四面建房。以后,为了增加院落中的使用面积,廊院形式才逐步被四合院所代替.
Thông thường, Tứ hợp viện kiểu hành lang sẽ bố trí kiến trúc chủ thể ở vị trí trung tâm của sân, xung quanh chủ yếu kết nối bằng hành lang, hoặc có nhà ở bên trái và bên phải. Nói chung không phải là hình thức bốn mặt đều xây nhà. Về sau, để mở rộng diện tích sử dụng trong sân, hình thức hành lang mới dần bị thay thế bởi hình thức tứ hợp viện bốn mặt xây nhà như ta thấy ngày nay.
编译:Bích Tiệp(碧捷)
校对Hiệu đính:冯超
排版Sắp chữ:宁笑葳
来自:北京的四合院 - 四合院的历史 - 杨天杰 - 微信读书
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc