Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

李白(一)|Lý Bạch (1)


29 May 2025 | By viadmin | SISU

李白(一)

Lý Bạch (1)

 

在中国诗歌史上,李白绝对是一座无法逾越的高峰,他的一篇篇旷世之作感染了一代又一代中国人,虽跨越千年却光彩依旧。

Trong lịch sử thi ca Trung Quốc, Lý Bạch tuyệt đối là một đỉnh cao không thể vượt qua. Từng áng thơ bất hủ của ông đã cảm hóa biết bao thế hệ người Trung Hoa, dù trải qua hàng nghìn năm, ánh hào quang ấy vẫn rực rỡ như xưa.

说到李白,就不能不说盛唐。唐玄宗开元年间,史称盛唐时期。人们喜欢用盛唐气象来形容那个恢宏浪漫的时代,李白与他的诗,正是盛唐气象典型的人格与艺术象征。此时的大唐可以说是真正的开放,鲁迅先生就曾说过,大唐帝国是拿来主义,因它国力强盛,统治者对统治充满自信,人民对自己的民族和国家充满自信,所以它有一种勇气和魅力去迎接外来和内在的文化。

Nhắc đến Lý Bạch, không thể không nhắc đến thời kỳ Thịnh Đường. Những năm Khai Nguyên dưới triều Đường Huyền Tông được sử sách gọi là “thời kỳ Thịnh Đường”. Người ta thích dùng cụm từ “Diện mạo thịnh trị nhà Đường” để mô tả một thời đại huy hoàng, rực rỡ; Lý Bạch cùng với thơ ca của ông, chính là hiện thân tiêu biểu nhất cho nhân cách và nghệ thuật của Diện mạo thịnh trị nhà Đường. Đại Đường vào thời kỳ đó có thể nói rất cởi mở. Lỗ Tấn từng nhận định rằng, đế chế Đại Đường  áp dụng  Nguyên tắc giao thoa, hội nhập  tiếp biến văn hóa”, bởi quốc gia hùng mạnh, tầng lớp thống trị tự tin vào khả năng cai trị của mình, người dân tràn đầy niềm tự tin vào quốc gia và dân tộc, tạo nên một dũng khí và sức quyến rũ sẵn sàng tiếp nhận cả văn hóa ngoại lai lẫn nội sinh.

盛唐也是诗歌创作的鼎盛时期,在此期间,出现了一位浪漫主义诗人——李白。李白为何被后世称作诗仙?据说原因有二,一是他极富浪漫主义的诗风和其豪放性格所表现出来的超凡脱俗的气质;二是李白曾写了名为《蜀道难》的诗,此诗传到长安,著名诗人贺知章看后大喜,把他比作天上下凡的仙人,便称其为谪仙人。因此,后人便把李白称作诗仙

Thịnh Đường cũng chính là giai đoạn đỉnh cao của sáng tác thơ ca. Trong thời kỳ này, xuất hiện một nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn--đó chính là Lý Bạch. Vì sao Lý Bạch được hậu thế tôn xưng là “Thi tiên”? Tương truyền có hai nguyên nhân. Thứ nhất, phong cách thơ lãng mạn vô cùng độc đáo cùng tính cách phóng khoáng đã tạo nên khí chất siêu phàm thoát tục của ông. Thứ hai, bài thơ Thục đạo nan do Lý Bạch sáng tác, sau khi truyền đến Trường An, đã được nhà thơ nổi tiếng Hạ Tri Chương tấm tắc khen ngợi, liền ví ông như “người cõi tiên” giáng trần, và gọi ông là “người cõi tiên bị biếm truất”. Từ đó, người đời sau liền tôn xưng Lý Bạch là “Thi tiên”.

李白不仅是中国古代杰出的浪漫主义诗人,同时也是民间知名度极高的诗人,他不仅是唐朝、唐诗的象征,更是中华民族精神的重要象征。同时,李白又是一个矛盾体,他目睹过盛唐的太平盛世,也饱受过战争的苦痛,他的文学成就与仕途经历,构成了他人生中的两个冷热极端,命运待他如待任何一个普通诗人一样,总是让他在成功与失败间游走,那么这位名满天下的大诗人到底是怎样一个人呢?

Lý Bạch không chỉ là một nhà thơ lãng mạn kiệt xuất của Trung Quốc cổ đại, mà còn là một thi nhân có danh tiếng rất cao trong dân gian. Ông không chỉ là biểu tượng của triều Đường và thơ Đường, càng là một biểu tượng tinh thần quan trọng của dân tộc Trung Hoa. Đồng thời, con người Lý Bạch cũng cũng đầy mâu thuẫn, ông từng chứng kiến thời kỳ thịnh trị của Đại Đường, cũng nếm đủ nỗi đau của thời loạn lạc. Thành tựu văn học và hành trình quan lộ của ông tạo nên hai “thái cực đối lập” trong cuộc đời. Vận mệnh đã đối xử với ông như với bất kỳ nhà thơ bình thường nào, luôn khiến ông lênh đênh giữa hai bờ thành công và thất bại. Vậy, rốt cuộc vị đại thi hào lừng danh thiên hạ này là người như thế nào?

众所周知,这位个性张扬的千古奇才有三大爱好:喝酒、写诗、旅游。

Ai cũng biết rằng, bậc kỳ tài tính tình phóng khoáng ngàn năm hiếm có này có ba sở thích: uống rượu, làm thơ và du ngoạn.

苏轼《望江南·超然台作》词中云,休对故人思故国,且将新火试新茶,诗酒趁年华,诗与酒,是中国古代文人的两大慰藉,诗歌是宽慰心灵的良药,亦是精神解脱最高雅的形式,而酒则可解忧。李白亦云,穷愁千万端,美酒三百杯。李白爱饮酒,亦为酒仙。他无酒不成诗,诗与酒在他身上交织,伴随其一生而行。他曾写诗,天若不爱酒,酒星不在天;地若不爱酒,地应无酒泉;天地即爱酒,爱酒不愧天。

Tô Thức trong bài từ Vọng Giang Nam-Siêu Nhiên đài tác viết: “Hưu đối cố nhân tư cố quốc, thả tương tân hỏa thí tân trà, thi tửu sấn niên hoa”(Ch đ người bạn nh c quốc, Lại khơi ngọn lửa đun trà tươi, Rượu thơ biếu trăng soi.) Thơ và rượu, là hai nguồn an ủi lớn của văn sĩ thời xưa. Thơ ca là liều thuốc xoa dịu tâm hồn, cũng là hình thức thanh cao nhất để giải thoát tâm hồn; còn rượu có thể làm vơi nỗi sầu. Lý Bạch từng viết: “Cùng sầu thiên vạn đoan, Mỹ tửu tam bách bôi.”(Sầu lớn nghìn muôn mối, Ba trăm chén rượu ngon.) Lý Bạch thích uống rượu, được người đời tụng xưng là “Tửu tiên”. Với ông không rượu bất thành thơ; thơ và rượu hòa quyện, đồng hành với ông suốt đời. Ông từng viết rằng: “Thiên nhược bất ái tửu, tửu tinh bất tại thiên; địa nhược bất ái tửu, địa ưng vô tửu tuyền; thiên địa tức ái tửu, ái tửu bất quý thiên.”(Nếu trời không thích rượu ngon, Sao có Tửu tinh lấp lánh trên trời? Nếu đất không ưa rượu thơm, Sao có suối Rượu tàng ẩn dưới đất? Trời đất thích rượu đã đànhvậy người thích rượu không thẹn với trời.)

回看李白的诗歌,处处带酒,且动辄便是几百杯、几千石,如会须一饮三百杯愁来饮酒二千石,寒灰重暖生阳春两人对酌山花开,一杯一杯复一杯百年三万六千日,日日须倾三百杯,如此豪饮,难道李白是千杯不醉,量如江海?李白真实的酒量到底如何?杜甫曾在《饮中八仙歌》中给他的偶像留下记录,杜甫说,李白一斗诗百篇,长安市上酒家眠。

Đọc lại các bài thơ của Lý Bạch, chỗ nào cũng thấm đượm hương rượu, động một tí là: vài trăm chén, vài nghìn thạch. Chẳng hạn như: “Hội tu nhất ẩm tam bách bôiUống liền một mạch ba trăm chén; “Sầu lai ẩm tửu nhị thiên thạch, Hàn hôi trùng noãn sinh dương xuân”,Sầu đến uống tận hai nghìn thạch, tro lạnh lại ấm, xuân lại về; “Lưỡng nhân đối chước sơn hoa khai, Nhất bôi nhất bôi phức nhất bôiHai người đối ẩm bông hoa nở, một chén lại rót một chén nữa, “Bách niên tam vạn lục thiên nhật, nhật nhật tu khuynh tam bách bôi” (Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày, ngày nào cũng uống ba trăm chén.) Với mức độ “hào ẩm (uống rượu hào phóng)” như vậy, lẽ nào Lý Bạch ngàn chén không say, tửu lượng như biển? Tửu lượng thực tế của Lý Bạch thế nào? Đỗ Phủ đã để lại ghi chép cho thần tượng của mình trong bài thơ Ẩm trung bát tiên ca, Đỗ Phủ viết: “Lý bạch nhất đấu thi bách thiên, Trường An thị thượng tửu gia miên.” (Lý Bạch một đấu thơ trăm thiên, Ngủ lì quán rượu chợ Trường An).”

一斗是多少酒?根据古代的容量换算:一斛=十石,一石=十斗=一百二十斤,一斗也就是十二斤左右,根据沈括《梦溪笔谈》中记载,唐宋时期酒的酒精含量通常在三度到十五度之间,少数能达到二十度,所以,换算到今天,诗仙李白的酒量可以一次喝一箱啤酒,果然让人佩服。据统计,李白的饮酒诗有170余首。贺知章也可谓嗜酒如命,因都喜饮酒,李白与他成了忘年交,再后来,李白、贺知章、张旭等八人搞了一个组织饮中八仙

Một đấu rượu là bao nhiêu? Theo đơn vị đo lường cổ đại, một hộc () bằng mười thạch (), một thạch bằng mười đấu (), tức một trăm hai mươi cân. Như vậy, một đấu tương đương khoảng mười hai cân (khoảng 6 kg). Theo ghi chép trong Mộng khê bút đàm của Thẩm Quát, rượu ở thời Đường-Tống thường có nồng độ cồn dao động từ 3-15 độ, hiếm có loại nào đạt tới 20 độ. Vì vậy, nếu quy đổi sang thời nay, thì tửu lượng của Thi tiên Lý Bạch là một lần có thể uống hết một thùng bia, quả thật khiến người đời kính phục. Theo thống kê, trong toàn bộ thơ ca của Lý Bạch, có hơn 170 bài thơ liên quan đến uống rượu. Hạ Tri Chương, một danh sĩ nổi tiếng cũng là người cực kỳ mê rượu, vì cùng sở thích ấy, nên Lý Bạch và Hạ Tri Chương đã trở thành bạn vong niên. Về sau này, Lý Bạch, Hạ Tri Chương, Trương Húc… cùng tám người khác đã lập nên một hội thi nhân nổi tiếng gọi là “Ẩm trung bát tiên”.

关于李白的出身有十多种说法,他自称是凉武昭王的九世孙,也就是汉代飞将军李广的后裔,而李唐皇室也说自己是李广之后,李白的潜台词就是,朋友们,我可是皇亲国戚。

Về xuất thân của Lý Bạch, có hơn mười giả thuyết khác nhau. Ông từng tự xưng là “cửu thế tôn” của Lương Vũ Chiêu Vương, tức là hậu duệ đời thứ chín của danh tướng Lý Quảng thời Hán. Hoàng thất nhà Đường cũng nhận là dòng dõi của Lý Quảng, Lý Bạch muốn ngụ ý rằng, các vị bằng hữu, ta cũng là hoàng thân quốc thích đó!

说起自己的祖宗,李白很高调,但对于自己的家庭、父母等他却几乎从未提起,所以还有学者推测李白是玄武门之变中李建成或李元吉的后人,如此才能解释他为何来自西域,祖上隐姓埋名。

Khi nói đến tổ tiên, Lý Bạch rất đỗi tự hào, song đối với gia đình, cha mẹ lại hầu như không nhắc đến. Chính vì vậy, một số học giả suy đoán rằng ông có thể là hậu duệ của Lý Kiến Thành hoặc Lý Nguyên Cát-- trong Sự biến Huyền Vũ Môn, chỉ có như vậy mới giải thích được tại sao Lý Bạch đến từ Tây Vực, gia tộc phải mai danh ẩn tích.

但如今,大多认为李白出生于西域碎叶城(吉尔吉斯斯坦共和国的托克马克市),后来,举家迁居四川。

Ngày nay, phần lớn các học giả cho rằng Lý Bạch sinh ra tại thành Toái Diệp ở Tây Vực (nay thuộc thành phố Tokmok, nước Cộng hòa Kyrgyzstan), sau đó cả gia đình chuyển cư về sinh sống ở Tứ Xuyên.

相传,李白5岁启蒙,15岁以诗词歌赋佼佼而胜出,业余爱好剑术,喜行侠仗义,后随纵横家赵蕤隐居大山,勤学苦练,开悟道家思想。年少时,他便游历于四川境内,因诗文上乘,又会剑术,从来都是信心满满,从不惧怕高官。

Tương truyền, Lý Bạch bắt đầu học vỡ lòng từ năm 5 tuổi, đến năm 15 tuổi đã nổi bật với tài năng thi từ ca phú, ngoài việc học ông còn đặc biệt yêu thích kiếm thuật, ưa chuộng hành hiệp trượng nghĩa. Sau này, ông theo tung hoành gia Triệu Nhuy ẩn cư trong rừng sâu núi lớn, cần cù khổ luyện, khai ngộ tư tưởng Đạo gia. Từ thuở niên thiếu, Lý Bạch đã bôn ba du ngoạn khắp Tứ Xuyên. Nhờ tài năng văn thơ, lại giỏi kiếm thuật, ông luôn tự tin vào bản thân, không hề sợ sệt quyền quý hay thế lực.

25岁,他决定出蜀。他说,以为士生则桑弧蓬矢,射乎四方,故知大丈夫必有四方之志。乃仗剑去国,辞亲远游。随即乘舟沿江出峡,渐行渐远,东下扬州,北上汝州,途径陈州,到达安陆。从这次离开,他一生再也没有回去过,在离开的船上,李白有感而发写了一首诗《峨眉山月歌》。

Năm 25 tuổi, ông quyết định rời đất Thục. Ông từng nói: “Dĩ vi sĩ sinh tắc tang hồ bồng thỉ, xạ hô tứ phương, cố tri đại trượng phu tất hữu tứ phương chi chí. Nãi trượng kiếm khứ quốc, từ thân viễn du.”(Tôi nhận thấy rằng: là một lãng tử có hoài bão đi xa, phải làm l thành niên bằng tang hồ bồng thỉ lập chí hướng vẫy vùng năm châu bốn biển, thế mới được gọi là đại trượng phu chí khí xung thiênbèn cầm gươm rời xa quê hương, chia lìa với người n đi viễn du ở chân trời góc biển) Lý Bạch đi thuyền xuôi dòng, vượt qua eo sông, càng đi càng xa, trôi dạt về phía đông cập đến Dương Châu, bắc đến Nhữ Châu, đi qua Trần Châu rồi tới An Lục. Bắt đầu từ chuyến du hành lần này, ông không quay về quê nhà nữa. Trên con thuyền rời xa đất Thục, cảm xúc dâng trào, Lý Bạch đã viết nên bài thơ nổi tiếng Nga Mi sơn nguyệt ca.

《峨眉山月歌》

峨眉山月半轮秋,影入平羌江水流。

夜发清溪向三峡,思君不见下渝州。

Nga Mi sơn nguyệt ca

Nga Mi sơn nguyệt bán luân thu,

Ảnh nhập Bình Khương giang thủy lưu.

Dạ phát Thanh Khê hướng Tam Giáp,

Tư quân bất kiến há Du Châu.

Dịch nghĩa:

Nga Mi nửa bóng trăng thu,

Bình Khương in bóng, nước du theo dòng.

Thanh Khê, Tam Giáp long đong,

Nhớ anh chẳng gặp, nặng lòng Du Châu.

峨眉山在现今四川省西南,有两山峰相对,望之如蛾眉,故而得名。李白是蜀地人,峨眉山是蜀中大山,也是蜀地代称,因此峨眉山月便是故乡之月。《峨眉山月歌》意境明朗,语言明快,风格浑然天成。

Núi Nga Mi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên ngày nay, có hai đỉnh núi đối xứng nhau, trông xa giống như đôi mày ngài, vì thế mà có tên là “Nga Mi”. Lý Bạch là người đất Thục, núi Nga Mi là ngọn núi lớn của đất Thục, cũng là biểu tượng của xứ Thục, cho nên trăng trên đỉnh núi Nga Mi cũng chính là ánh trăng nơi quê nhà. Bài thơ “Núi Nga Mi nguyệt ca” mang ý cảnh rõ ràng, ngôn từ thanh thoát, phong cách phóng khoáng tự nhiên.

秋天,诗人乍离乡土,不免恋恋不舍,看着夜空中的月亮随人而行,抬头可见,但友人一别,便不知何时才能再相见。明月,可望而不可触;友人,可思而不可见,两相对比,这种月夜江行,思念友人的情绪跃然纸上。

Mùa thu, thi nhân vừa rời quê hương, không khỏi lưu luyến bịn rịn, ngước nhìn vầng trăng trên bầu trời đêm dường như đang theo bước chân người xa xứ. Ngẩng đầu thì được nhìn thấy trăng, nhưng bạn bè thì đã biệt ly, chẳng biết bao giờ mới được gặp lại. Trăng tỏ, nhưng chỉ có thể ngắm nhìn chứ không thể chạm tới; bằng hữu, tuy nhớ nhung song chẳng thể gặp mặt. Hai nỗi niềm ấy đan xen nhau, khiến cảm xúc nhung nhớ trong đêm trăng trên dòng sông càng hiện lên rõ nét.

……

Còn tiếp phần sau

编译Biên dịchBích Tiệp(碧捷)

校对Hiệu đính:冯超

排版Sắp chữ:宁笑葳

来自:唐诗里那些没讲完的故事 - 李白 张梦焕 微信读书

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ