Logo và biểu tượng

Huy hiệu trường

Huy hiệu của trường Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải có kết cấu hình một cuốn sách mở ra và nổi bật với hai cành cây trám xanh tốt bao quanh 3 dòng chữ đại diện cho trường, tên viết tắt tiếng Trung (上外), tên viết tắt tiếng Anh (SISU) và thời gian thành lập trường (năm 1949), trong đó cuốn sách tượng trưng cho sự tìm hiểu tri thức và chân lý, cành cây trám tượng trưng cho khát vọng về hòa bình và hữu nghị.

Kể từ ngày thành lập trường cho đến nay, SISU luôn luôn góp phần phục vụ phát triển quan hệ đối ngoại của đất nước, đây là sứ mạng không bao giờ thay đổi do lịch sư phó thác cho SISU, cũng là phận sự của “người SISU” với lý tưởng “thông hiểu thế giới”.

Phông chữ trên Logo

Phông chữ trên Logo của SISU áp dụng kiểu chữ bản chép tay của Nhật ký Lỗ Tấn, được sử dụng từ khi trường đổi tên là Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải năm 1956 cho đến nay.

Màu sắc SISU

Màu sắc SISU tượng trưng cho tinh thần bao dung “hải nạp bách xuyên” và hoài bão thế giới hòa bình hữu nghị.

Màu nền: màu nền là màu Pantone 2945 PC / CMYK (100, 50, 0, 10).

Lỗ Tấn và SISU: kết duyên qua công viên

SISU và Lỗ Tấn có nhiều nhân duyên với nhau. Công viên Lỗ Tấn đối diện với cơ sở Hồng Khẩu có 100 năm lịch sử, là nơi an táng và đặt mộ phần của Lỗ Tấn. Không chỉ là một nhà cách mạng, nhà tư tưởng, nhà văn học, Lỗ Tấn trước hết là một nhà dịch thut, nhà ngôn ngữ học, nhà văn tự học. Hoạt động sáng tác văn học của ông bắt đầu từ dịch thut và kết thúc cũng là dịch thut. Số lượng và tầm quan trọng của các tác phẩm dịch thuật không thua kém gì hoặc thậm chí vượt qua tác phẩm văn học của ông.

Ngày 10 tháng 10 năm 1936, Lỗ Tấn viết trong Nhật ký như sau: ..Buổi chiều tôi cùng với Quảng Bình (vợ ông), Hải Ưng (con ông), Mali (cháu gái của ông) đến nhà hát Thượng Hải xem phim Dubrovsky, rất hay.

Người phiên dịch bộ phim “rất hay” đó chính là ông Khương Xuân Phương. Bộ phim này được cải biên từ tiểu thuyết của Pushkin, hoạt động chiếu phim cũng do Khương Xuân Phương tổ chức. Thấy Lỗ Tấn đến xem, Khương Xuân Phương vô cùng phấn khởi, đã chiếu lên Tập ảnh xuất bản nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Pushkin trong buổi chiếu phim lần này, ông giới thiệu rằng, những lời thuyết minh về tiểu sử và tác phẩm của Pushkin được biên soạn dựa trên những tài liệu trong tạp chí Yiwen (hoặc Phiên dịch) do Lỗ Tấn làm chủ biên. Khương Xuân Phương nói rằng, cái tựa đề phim này được dịch thành 复仇艳遇’ (fu chou yan yu), bởi vì hội thẩm tra điện ảnh chính phủ Quốc dân đảng “soi mói”, nên đành phải đổi thành tên phim như vậy. Lỗ Tấn nói với giọng căm giận, quan thẩm tra muốn sửa hẳn đầu đề tác phảm này hòng khiến cho người ta không biết nội dung gì. Do buổi chiếu phim sắp bắt đầu, Khương Xuân Phương vội vàng gửi 2 tấm vé xem phim miễn phí cho Lỗ Tấn, mời ông lần sau quay lại xem phim. Không ngờ đấy là bộ phim cuối cùng Lỗ Tấn xem trong cuộc đời mình.

Sau khi nhà nước Trung Hoa mới được thành lập, dưới sự lãnh đạo và hỗ trợ của Trần Nghị, thị trưởng bấy giờ, Khương Xuân Phương đã sáng lập ra Trường tiếng Nga thuộc Đại học Cách mạng nhân dân Hoa Đông, chính là tiền thân của Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải ngày nay.

Chia sẻ: