Tục chọi dế ở Trung Quốc
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
Tục chọi dế ở Trung Quốc
13 June 2019 | By Trương Nam | SISU
Mỗi nước trên thế giới đều có những phong tục tập quán riêng. Những phong tục ấy đều có nguồn gốc và được đúc kết từ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Chọi dế là một hoạt động văn hóa giải trí tinh thần của người dân Trung Quốc. Và sở dĩ cho đến ngày nay người Trung Quốc vẫn chung tình với loài côn trùng nhỏ bé và tầm thường này, một phần cũng là do nền văn hóa nông nghiệp.
Vạn Lý Trường Thành là hình ảnh tượng trưng cho nước Trung Hoa với lịch sử lâu dài, nó có hình dáng như một con rồng nằm uốn lượn, vắt ngang hai miền Đông, Tây Trung Quốc. Là một công trình kiến trúc to lớn, có một không hai trên thế giới. Trên thực tế, nó là ranh giới phân chia Trung Hoa rộng lớn ra thành hai bộ phận -- một là văn hóa nông nghiệp, một là văn hóa du mục. Khác với người dân du mục có thói quen sinh sống ở nơi gần bờ sông, nơi có cây cỏ rậm rạp tươi tốt. Người dân nông nghiệp thích ứng với cuộc sống ấm chỗ ngại dời, định cư lâu dài, sống thành làng mạc, không muốn rời quê cha đất tổ. Họ thường bắt đầu làm việc từ lúc mặt trời mọc, rồi nghỉ ngơi khi mặt trời lặn, trồng trọt vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu, bốn mùa tuần hoàn. Họ làm ăn nhờ sự che chở của đất trời, cho nên họ hết sức nhạy cảm với tiết khí và thời tiết.
Dế là loài côn trùng có thính giác cực kỳ nhạy và thị giác thì đặc biệt tinh tường. Nó có cặp mắt phức hợp, có thể nhìn được nhiều hướng cùng một lúc. Với đôi cánh bóng bẩy, mỡ màng, và còn là sự hỗ trợ đắc lực cho ‘tiếng hát’ du dương trầm bổng. Chính vì thế mà dế được thiên nhiên ban tặng cho lối sống mang nhiều chất ‘nghệ sĩ’.
Thuở ban đầu con dế được người dân coi trọng, và được xem là “báu vật” trong đời sống tinh thần của họ. Tiếng hát du dương của dế trong đêm thu thanh vằng, như tiếng từ cao xanh vọng về, quyến rũ cả vua chúa quần thần đến dân thường áo vải. Chính vì, đặc tính chung của loài dế là cực kỳ nhạy cảm với thời tiết đất trời, “Minh bất thất thời, tín dã”, nghĩa là con dế kêu cảnh báo thời tiết rất chính xác, giữ chữ tín.Trong dân gian có một câu ngạn ngữ, “Tất suất minh, lãn phụ kinh”(nghĩa là, khi con dế kêu, người phụ nữ lười biếng cũng hoang mang), do đó, con dế còn được gọi là “thúc chức”(có nghĩa là, thúc giục người phụ nữ dệt vải). Và tại sao nó lại được gọi là “tất suất”? “Tất thiên địa chi doanh hư, suất âm dương dĩ xuất nhập, thị vi ‘tất suất’”. Người ta lấy hai chữ đầu của hai câu này làm tên “tất suất”. Nó đã phản ánh sự tăng giảm âm dương của trời đất. Đây là một trong những phương thức độc đáo để tìm hiểu thế giới văn hóa Trung Quốc.
Trong “Lễ Ký, Vật Hậu” cũng đã đặc biệt đề cập đến con dế, trong “Kinh Thi” cũng có hai chương liên quan đến con dế. Có thể thấy, từ thời Tiền Tần, con dế đã xuất hiện trong đời sống của dân cày và giành được tình cảm đặc biệt của họ. Từ đó trở về sau, thi phú Hán Ngụy, thơ Đường, từ Tống, đến tiểu thuyết nhà Minh nhà Thanh, tiếng hát nỉ non của dế đã đi sâu vào đời sống tâm hồn của người dân.
“Ngũ nguyệt tư chung động cổ,
Lục nguyệt sa kê chấn vũ
Thất nguyệt tại dã,
Bát nguyệt tại vũ,
Cửu nguyệt tại hộ
Thập nguyệt tại suất,
Nhập ngã sàng hạ”
Trích “Kinh Thi, Thất nguyệt”
Dịch thơ:
“Thánh năm châu chấu động chân,
Tháng sáu con dế rần rần cánh bay.
Tháng bảy nó ra ruộng cày,
Tháng tám nó quẩn ở ngay hiên nhà.
Tháng chín nó đậu cửa ra,
Tháng mười nó rét nó sa gầm giường.”
Trải qua một thời kỳ lâu dài của nền văn hóa nông nghiệp, cùng với tình cảm đặc biệt mà con người giành cho loài dế. Con người phát hiện ra các thuộc tính sinh học của con dế, như -- Khi gặp kẻ xâm lấn lãnh địa, tranh cướp mồi ăn... dế lập tức dương cặp râu lên thể hiện khí phách nghênh ngáo xua đuổi. Nó nhe răng sắc, múa cằng giơ gươm đầy răng lên dọa...và xung trận như một kỵ binh, thường quyết một trận sống còn. Điều này phù hợp với tinh thần thượng võ của tổ tiên chúng ta. Trong lịch sử ghi chép, hoạt động chọi dế xuất hiện vào đời Nam Tống. Thời đó, biên giới phía bắc đang rơi vào tình thế cấp bách chưa từng có, lãnh thổ của Nam Tống chỉ kéo dài tới vùng đất xung quanh sông Hoài, triều đình Nam Tống như ngàn cân treo sợi tóc, rất dễ sụp đổ. Phải chăng tinh thần chiến đấu quật cường của loài dế, đã tiếp thêm sức mạnh cho dân ta ngày đó. Cuối thời nhà Nam Tống,cuộc chiến Yashan diễn ra vô cùng khốc liệt, 100.000 nghĩa binh đã hiến thân cho Tổ quốc, cảnh tượng vô cùng thê thảm. Phải chăng những người đàn ông và phụ nữ đều nhớ đến giai điệu trầm bổng, rền rĩ, nỉ non của con dế.
“Phùng địch tất đấu, dũng dã; Bại nhi bất minh, tri sỉ dã.”(nghĩa là gặp bất cứ kẻ thù nào cũng phải chiến đấu, can đảm; thất bại không oán trách, vì biết xấu hổ.) Sau này, loài dế trở thành hình ảnh ẩn dụ cho khí phách kiên cường quật khởi, biểu trưng cho văn hóa tinh thần của con người. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhưng hình ảnh về chú dế không hề thay đổi, văn hóa chọi dế cũng không hề thay đổi. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và chưa bao giờ bị mai một. Nó đã hòa nhập vào lối sống của người Trung Quốc, và hòa quyện vào nhịp đập trái tim của mỗi người chúng tôi.
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc