Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Nghệ thuật điêu khắc - Trúc điêu Gia Định


12 October 2019 | By viadmin | SISU

Trúc, là một loài cây quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, đồng thời cũng là một biểu tượng cho khí tiết thanh cao của người quân tử. Vì thế tự bao đời nay Trúc đã trở thành hình tượng cao đẹp mà giới văn sĩ luôn theo đuổi. Tác phẩm trúc điêu trở thành đồ mà văn nhân mặc khách thích sưu tầm.

 

Thượng Hải là nơi có lịch sử trúc điêu lâu đời. Từ Chính Minh Đức, Gia Tịnh Gian, Chu Hạc, Chu Anh, tổ tôn ba đời Chu Trĩ Chinh là những người đầu tiên sáng lập nên trường phái trúc điêu Gia Định. Sau này, có rất nhiều người theo học, phát huy và kế thừa trường phái này. Với kỹ thuật điêu khắc tinh xảo, cùng sở trường khắc tròn圆雕, khắc nổi高浮雕, khắc xuyên(thấu điêu)透雕 kết hợp với sự sáng tạo, họ đã đem các hình thức văn hóa nghệ thuật thi, thư, họa, v.v... vào trong những tác phẩm của mình, để lại hàng loạt những tác phẩm nghệ thuật trúc điêu có giá trị. Năm 2006, trúc điêu Gia Định được đưa vào “Danh sách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đợt một”.

 

Trúc điêu Gia Định bắt đầu từ thời Minh, tới nay đã có hơn bốn trăm năm lịch sử. Người sáng lập là Chu Hạc, Chu Hạc đã hòa nhập nghệ thuật thư họa và nghệ thuật điêu khắc trúc vào nhau, dùng dao thay bút, tạo nghệ sâu xa; sáng tạo nên kỹ nghệ điêu khắc với đặc trưng là khắc xuyên, khắc sâu, đưa trúc điêu chuyển hướng sang khía cạnh nghệ thuật hóa, chú trọng ý nghĩa nội hàm, thoát khỏi phạm trù phụ thuộc vào thủ công mỹ nghệ thực dụng, trở thành một nghệ thuật điêu khắc độc lập. Vừa mới ra đời đã được mọi người háo hức đón nhận.

 

Từ cuối đời nhà Minh đến những năm Khang Hi, Ung Chính nhà Thanh, đây là thời kỳ phát triển đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc trúc. Mặt khác, đây cũng là giai đoạn cực thịnh của Nho giáo, các sĩ phu, văn nhân viết thi họa về trúc nhiều vô kể. Họa trúc, viết trúc, trồng trúc, khắc trúc trở thành phong trào trong giới văn nhân nho sĩ, khiến cho môn nghệ thuật trúc điêu có được sự phát triển nhanh chóng, rực rõ chưa từng thấy. Trúc điêu Gia Định được dùng làm cống phẩm cho vua, nổi tiếng bốn phương. Đây là một hình thức nghệ thuật cao nhã có ý nghĩa nội hàm văn hóa, là bảo vật của nghệ thuật truyền thống Trung Hoa.

 

Giá trị văn nhân của trúc điêu là cốt lõi của nghệ thuật điêu khắc trúc Gia Định. Trong lịch sử, hình thức này đã tạo ra hai hiệu quả. Trước tiên, đối với nghệ nhân điêu khắc trúc, phải là người có trình độ văn học, nghệ thuật và phẩm chất tương đối cao; kiến thức và thẩm mỹ cao mới làm cho tác phẩm trúc điêu của họ mang giá trị nghệ thuật cao. Tiếp đó, kích thích họ theo đuổi nghệ thuật tạo hình và không ngừng đưa ra những quan điểm nghệ thuật mới trên cơ sở nội hàm của tác phẩm.

 

Trúc điêu thời Minh lấy khắc xuyên làm chủ đạo. Trên cơ sở phương pháp tạo hình nhân vật, râu của cao sĩ thường được điêu khắc thành râu sơn dương. Màu sắc của tác phẩm trúc điêu là màu hổ phách. Hình ảnh đa phần là những nhân vật như nhân sĩ và đồng tử v.v… Trúc điêu thời Thanh lấy khắc nổi浮雕 làm chủ đạo, giai đoạn đầu thời Thanh là khắc nổi sâu深浮雕, giai đoạn giữa là khắc nổi trung中浮雕, giai đoạn sau là khắc nổi nông浅浮雕. Đặc điểm nhân vật khắc trúc thời Thanh là bộ râu của nhân sĩ không còn là râu sơn dương山羊胡mà là râu quai nón虬髯胡, đường nét hoa văn trang phục bắt đầu phức tạp hơn. Vào những năm Đạo Quang thời Thanh các tác phẩm điêu khắc trúc có một đặc điểm rõ rệt. Đó là, do có nhiều họa gia bước  chân vào lĩnh vực này, làm cho nghệ thuật điêu khắc trúc xuất hiện họa ý, phương pháp khắc cũng ngày càng nông.

 

Trước đây, khi mọi người nói về đặc điểm của văn hóa Thượng Hải, luôn phải trao cho nó một tên gọi đặc biệt, đó chính là “hải phái”. Hàm nghĩa thực sự của văn hóa “hải phái” trên thực tế chính là một đặc điểm văn hóa, với phong cách dung hòa nhiều yếu tố, mở rộng, sáng tạo, đặc biệt là tiếp nhận và hòa hợp tương đối nhiều thành phần văn hóa phương Tây, đặc điểm và phong cách của loại văn hóa này cũng được thể hiện một cách vô cùng nổi bật, mới mẻ trên từng tác phẩm điêu khắc trúc Gia Định - một hình thức nghệ thuật có nội hàm văn hóa dân gian sâu đậm.

 

Nghệ thuật điêu khắc trúc từng bước trưởng thành trong bầu không khí đô thị Thượng Hải, không những có nhiều không gian, cơ hội thể hiện hơn nữa, mà còn có thêm khả năng hấp thụ và sáng tạo. Chính trong môi trường này, nghệ nhân điêu khắc trúc Gia Định của Thượng Hải đã vô tình bước một bước dài trên con đường nghệ thuật, thể hiện cho mọi người thấy tinh thần vĩ đại của người thợ thủ công bằng đôi bàn tay khéo léo. Về kỹ thuật và tạo hình, vừa có thể kế thừa giá trị truyền thống, vừa gắn kết chặt chẽ huyết mạch thời đại, sáng tạo đột phá. Về truyền thống và sáng tạo, các nhà thủ công mỹ nghệ đã có nhiều tìm tòi, họ hòa nhập ý thơ và sức tưởng tượng vào trong kỹ thuật siêu thường. Mỗi tác phẩm đều độc đáo, đặc sắc, giúp người xem cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của trúc và sự đa dạng về phong cách, sự mới lạ về hình thức của điêu khắc trúc. Những thành tựu nghệ thuật này có thể đại diện cho trình độ cao nhất của nghệ thuật điêu khắc trúc Trung Quốc đương đại.

Giai Dĩnh

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ