Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
Phong tục Tết Nguyên Đán ở Sơn Đông quê em
02 January 2022 | By 蒋晓桐 | SISU
Tết Nguyên Đán là ngày Tết quan trọng nhất của người Trung Quốc, có nhiều phong tục và hoạt động phong phú. Ở Sơn Đông, hương vị tết không hề thay đổi, vẫn đậm đà tình ấm ngày xưa.
Theo quan niệm dân gian, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ông Táo phải lên chầu trời, diện kiến Ngọc Hoàng tấu trình những việc làm của gia chủ trong một năm vừa qua. Để tỏ lòng thành tâm gia chủ thường chuẩn bị hương hoa cỗ bàn để làm lễ cúng, mong cho hành trình của Táo quân được xuôn xẻ, đồng thời mong Táo quân “ngọt giọng” trước Ngọc Hoàng, mang lại sự may mắn cho gia chủ trong năm mới. Về việc chuẩn bị đồ cúng có thể mỗi nơi một khác nhưng mâm lễ cúng ông Táo ở Sơn Đông thì nhất định phải có kẹo mạch nha.
Ảnh theo nguồn Internet
Kẹo mạch nha được làm từ mạch nha và đường mía, kẹo có hình dáng của quả bí ngô.
Ảnh theo nguồn Internet
Ngày 24 tháng Chạp là ngày thu dọn nhà cửa nhà nào cũng quét dọn, lau chùi, sửa sang để cho nhà cửa sáng sủa, sạch đẹp.
Ngày 25 tháng Chạp, mọi người làm đậu phụ. Theo ghi chép, đậu phụ do Lưu An quốc vương chư hầu thứ tư của nước Hoài Nam thời nhà Tây Hán phát minh. Chu Hy thời Nam Tống trong tác phẩm “Đậu Phụ” của mình có viết: “Chủng đậu đậu miêu hy, lực kiệt tâm dĩ hủ, tảo tri hoài nam thuật, an toạ hoạch tuyền bố.” Trước đây, đời sống khó khăn, những thứ ăn ngon như đậu phụ ngày thường đều không được ăn. Phải đợi đến 25 tháng Chạp, mọi người mới bắt đầu làm đậu phụ để ra Giêng ăn dần. Trong tiếng địa phương “doufu” và “toufu” có cách phát âm giống nhau, chứa đựng mong ước giàu sang, phú quý và bình an.
Hình ảnh theo nguồn Internet
Cho đến ngày nay, một số nơi vẫn có phong tục ăn “bã đậu” vào đêm giao thừa. Nguyên nhân này phải kể đến truyền thuyết “ông Táo lên chầu trời” trong dân gian. Tục truyền rằng, sau khi ông Táo lên tấu trình, Ngọc Hoàng sẽ xuống trần gian thị sát, xem tình hình của các hộ gia đình có giống với những gì Táo quân đã trình bày hay không? Người dân đã ăn bã đậu để bày tỏ cuộc sống nghèo nàn và tránh sự trừng phạt của Ngọc Hoàng.
Ngày nay, đậu phụ đã trở thành một món ăn phổ biến trên bàn ăn của mọi nhà, là món ăn độc đáo của Trung Quốc, đậu phụ tượng trưng cho sự trong trắng, vuông vắn, chính trực, giống như nguyên tắc sống của người Trung Quốc.
Giống như việc xay đậu phụ để cầu “vinh hoa, phú quý”, nhiều tục lệ trong ngày 25 tháng Chạp, đều là để cầu may.
Vào ngày 28 tháng Chạp, nhà nào nhà nấy nhầu bột làm bánh bao không nhân. Bánh bao không nhân có đủ mọi loại hình dáng khác nhau, cái giống nguyên bảo, cái như quả đào, cái giống con nhím, cái như con cá … tất cả đều mang những ý nghĩa đẹp.
Ảnh theo nguồn Internet
Cùng ngày người ta dán câu đối, riềm giấy và dán “Phúc” trên cánh cửa. Buổi chiều người ta làm sủi cảo và ăn vào chính bữa tối. Trong khi gói sẽ cho một số đồng xu vào trong nhân sủi cảo, người nào ăn trúng sủi cảo có tiền sẽ có may mắn trong năm tới. Sau bữa tối, cả nhà ngồi quây quần xem chương trình Liên hoan mừng Xuân.
Vào đúng 12 giờ, cả nhà sum vầy ăn giao thừa. Trong bữa cơm giao thừa thường có cá, tượng trưng cho sự dư dật, và bánh bao không nhân trong bữa cơm giao thừa thường có hình dáng giống nguyên bảo, với hy vọng cuộc sống sung túc hơn, giàu có hơn trong năm mới.
Ảnh theo nguồn Internet
Vào buổi sáng ngày mồng 1 tháng Giêng, mọi người chúc tết nhau, người lớn mừng tuổi cho con trẻ. Nghe nói ở phía tây nam của Sơn Đông, con cháu phải quỳ lạy người lớn tuổi. Ở Tế Ninh, quê hương của Khổng tử và Mạnh tử, nhiều người đi miếu Khổng Tử và miếu Mạnh Tử thắp hương cầu thành công trên con đường công danh sự nghiệp. Ở vùng miền đông Sơn Đông, khi có khách đến nhà chúc tết, gia chủ sẽ mang kẹo và các loại hạt ra để chiêu đãi khách. Ngày mồng 2 tháng Giêng, con gái đi lấy chồng thường về nhà bố mẹ để chúc tết và đến thăm người thân. Tết Nguyên Đán kết thúc vào ngày 15 tháng Giêng.
Nói chung, mặc dù quy trình và thủ tục đón Tết hiện nay không còn cầu kỳ và phức tạp như xưa, nhưng hương vị của Tết thì không thay đổi. Mọi người vẫn mong chờ Tết đến để được sum vầy bên gia đình, để được chuyện trò cùng người thân, để được ân cần bên con cái, cùng nhau hướng về một cuộc sống tươi đẹp.
作者:蒋晓桐
审稿:裴碧捷
排版:陈燕琪
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc