Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Múa rối bóng Vân Mộng: Di sản văn hóa phi vật thể sau ánh đèn


07 January 2022 | By viadmin | SISU

 

 Hình ảnh: Rối bóng do ông Tần làm

 Một ngọn đèn, một tấm rèm trắng, tiếng trống sôi động và tiếng hát cao vang, những con rối bóng bay nhảy sau tấm rèm, khiến khán giả ngồi xem trước sân khấu vô cùng thích thú. Đây chính là múa rối bóng Vân Mộng.

Múa rối bóng Vân Mộng bắt nguồn từ vùng Vân Mộng, Hồ Bắc vào giữa thời nhà Thanh, là một nhánh quan trọng của múa rối bóng. Năm 2011, múa rối bóng Vân Mộng được bình chọn vào danh sách dự án đại diện di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

 Ông Tần Lễ Cương (Qin Ligang) 72 tuổi, là truyền nhân đại diện của múa rối bóng Vân Mộng. Ông Tần cho biết, so với các loại hình múa rối bóng khác cần 7, 8 người biểu diễn, thì múa rối bóng Vân Mộng chỉ cần hai người biểu diễn, nghệ sĩ trên sân khấu vừa phụ trách điều khiển các nhân vật là những con rối bóng vừa dùng điệu hát thịnh hành của địa phương để kể chuyện; nghệ sĩ sau sân khấu phụ trách các nhạc cụ gõ, thường được gọi là “chơi cồng chiêng” hoặc “nhị nhân đài”, tạo nên hơi thở của hồn quê hương.

 Khi còn nhỏ, ông Tần đã đam mê múa rối bóng, ông thường theo người lớn đến các làng xung quanh để xem biểu diễn múa rối bóng, và mong muốn trở thành một nghệ sĩ múa rối bóng. Khi trưởng thành vì nuôi gia đình, ông Tần đã làm rất nhiều công việc khác nhau, từ thợ nề, thợ mộc, thợ sơn, thợ chạm, v.v. Năm 27 tuổi, khi đã là cha của 3 đứa con ông quyết tâm theo thầy học múa rối bóng.

Ông Tần Lễ Cương nói: “Khi còn trẻ tôi có một chất giọng tốt, có thể hát cả giọng nam và giọng nữ, và tôi rất thích hát. Ngoài ra, vì từng làm thợ chạm nên việc làm con rối đối với tôi rất thuận lợi”

 Ông Tần cho biết: Nguyên liệu để làm con rối bóng ban đầu là da bò, nhưng vì giá da bò quá cao, nên nhiều nghệ nhân múa rối bóng chọn dùng giấy. Ông Tần dùng hồ gắn gián lần lượt 5 lớp giấy đồng, sau đó mới vẽ tạo mẫu và lên màu, bên trên tiếp tục phủ lên một lớp dầu trẩu. Vì giấy rất nhẹ, sau khi làm xong ông đã dùng dây thép uốn quanh con rối để tăng trọng lượng.

 Có một lần, ông Tần nhìn qua ô cửa sổ được bịt kín bằng túi U-rê, màu sắc trên túi u-rê rất trong và sắc nét, vậy là ông đã chuyển sang dùng túi u-rê làm nguyên liệu để làm rối bóng. Sau đó, khi huyện Vân Mộng tiến hành bình chọn nghệ nhân dân gian, với thiết kế sinh động và chế tạo tinh xảo những con rối bóng của ông Tần nổi bật hơn cả, dùng túi u-rê chế tạo rối bóng vì thế mà được lan truyền ở Vân Mộng.

 Có tài năng lại chịu khó học hỏi, chỉ trong một năm rưỡi Tần Lễ Cương đã thông qua tất cả các cuộc sát hạch của huyện, và bắt đầu trở nên có tiếng tăm trong ngành.

Năm 1992, Đại hội Thể thao Nông dân toàn quốc lần thứ 2 tổ chức ở vùng Hiếu Cảm, ông Tần sẽ biểu diễn múa rối bóng, xét thấy túi u-rê vẫn quá nhẹ, buộc dây thép khiến con rối không bằng phẳng, không đẹp, ông đã cùng bạn diễn đi khắp nơi tìm vật liệu thay thế phù hợp.

Cuối cùng, họ đã tìm thấy một loại vật liệu thích hợp tại Nhà máy Nylon ở huyện Vân Mộng – đó là phế liệu polyethylene của nhà máy. Một chiếc máy trong nhà máy gặp sự cố, sau khi khởi động lại đã chạy ra một loại đầu mày dày dày, lấy đầu mày xay vụn, gia công lại sẽ chế biến ra vật liệu thích hợp.

 Chất polyethylene được sử dụng trong nhiều năm, mấy năm gần đây lại được thay thế bằng một loại vật liệu trang trí phổ biến, rất dễ mua.” Ông Tần nói.

Tần Lễ Cương bày tỏ, bây giờ điều kiện sinh sống rất tốt, nhưng người học múa rối bóng lại không nhiều.

“Một nghệ nhân múa rối bóng thành công, phải có khả năng viết kịch, vẽ hoa văn và điêu khắc, hát và kể chuyện. Một vở diễn, già trẻ trai gái đều do một người diễn, không phải là một việc dễ.” ông Tần tâm sự.

 Tần Lễ Cương vốn cho rằng, không ai muốn học thì truyền lại cho con trai, nhưng bất lực, hai người con trai đều không có chất giọng tốt. Đáng mừng là giờ ông có thể đặt hy vọng vào cháu trai. “Là một dự án di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, và tôi cũng đã gắn bó bao nhiêu năm như thế, nếu nó bị thất truyền trong tay tôi, tôi thực sự rất buồn.”ông bày tỏ.

Từ năm 2016, Trường tiểu học 15 Quang Cốc thành phố Vũ Hán mở môn học múa rối bóng, Tần Lễ Cương mỗi tuần 2 buổi đến đây dạy múa rối bóng. Hiện giờ, học sinh ở Trường tiểu học 15 Quang Cốc đều biết chơi múa rối bóng, ngoài các lớp học dạy làm con rối bóng, biên kịch, biểu diễn, lồng tiếng, đệm nhạc, mỗi học kỳ nhà trường đều tổ chức lễ hội múa rối bóng, để học sinh có trải nghiệm sâu sắc hơn về nghệ thuật múa rối bóng.

 Ngày nay, Trường Tiểu học 15 Quang Cốc đã phá bỏ hình thức biểu diễn truyền thống, mà đem rối bóng truyền thống, công nghệ vi điện tử với chuyển động cơ học vật lý kết hợp với nhau, con rối bóng có thể thực hiện các động tác đã cài sẵn theo chương trình mà không cần ai điều khiển, đồng thời sẽ đồng bộ nhạc đệm và giọng hát, tạo ra một hình thức biểu diễn kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và công nghệ hiện đại.

“Để múa rối bóng vào nhà trường, để học sinh tìm hiểu, học tập nghệ thuật múa rối bóng, đây mới thực sự là truyền nghề.” Tần Lễ Cương nói.

图片6.png图片7.png

Hình ảnh: Tần Lễ Cương biểu diễn múa rối bóng

 

 

 

Hình ảnh: Tần Lễ Cương điêu khác rối bóng

图片11.png图片10.png图片9.png

Hình ảnh: Rối bóng do ông Tần làm

 

(Viết bài: Liu Xiaoli, Hình ảnh: Chen Baozhong, Li Xuejun)

 

 

 

 

 

 

翻译: Bích Tiệp(碧捷)

校对:冯超

排版:陈燕琪

 

Theo nguồn: Tân Hoa xã ngày 08 tháng 11 năm 2021

Link gốc: http://hb.news.cn/2021-11/08/c_1128038129.htm

 

 

 

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ