Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
Làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn
29 July 2022 | By viadmin | SISU
Từ xưa đến nay, Tây Đệ và Hoành Thôn là hai ngôi làng cổ truyền thống đặc sắc, giữ được diện mạo của những ngôi làng đã biến mất hoặc đổi thay trong thế kỷ trước. Phong cách xây dựng của các con đường, những tòa nhà và trang trí cổ kính, cùng với hệ thống cấp nước hoàn chỉnh đã tạo thành những di tích văn hóa vô cùng độc đáo.
Hai ngôi làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn nằm trong khu thắng cảnh Hoàng Sơn ở huyện Ý, tỉnh An Huy, miền Hoa Đông Trung Quốc. Tây Đệ và Hoành Thôn là hai ngôi làng cổ tiêu biểu nhất ở phía nam An Huy, nổi tiếng với khung cảnh bình dị, dáng vẻ làng được bảo tồn tốt, được xây dựng theo phong cách của người Huy Châu vô cùng tinh tế ẩn chứa những giá trị văn hóa lịch sử phong phú và đa dạng.
Tây Đệ là một ngôi làng cổ theo phong cách kiến trúc Giang Nam điển hình, có hình dáng như một con thuyền, nằm cách trung tâm thị xã của huyện Ý 8 km về hướng đông nam. Nó được xây dựng vào những năm Hoàng Hựu thời Bắc Tống (1049-1054), cách đây gần một nghìn năm, phát triển qua các thời đại nhà Minh và nhà Thanh. Thinh vượng nhất là giai đoạn đầu triều đại nhà Thanh. Nghe nói vào thời điểm đó, các thương nhân giàu có của Tây Đệ không ngừng đầu tư tiền của xây dựng quê hương của họ. Bằng chứng là các kiến trúc nhà Minh và nhà Thanh vẫn còn được bảo tồn đến tận ngày nay. Đến nay cả làng còn lưu giữ nguyên vẹn được 122 ngôi nhà cổ, với hơn 300 hộ dân và hơn 1.000 nhân khẩu. Tây Đệ được biết đến là "khung ảnh thu nhỏ của văn hóa truyền thống Trung Quốc" và "Bảo tàng nhà cổ đời Minh và Thanh của Trung Quốc".
Tây Đệ được bao quanh bởi các ngọn núi hai dòng suối từ phía bắc và phía đông chảy qua làng hội tụ tại Cầu Hội Nguyên (Huiyuan) ở phía nam của làng. Con đường cái chính chạy dọc làng giống như cột sống và hai con đường nhỏ chạy ven suối vắt ngang làng giống như xương sống của làng. Tất cả các đường phố và ngõ hẻm đều được lát bằng đá xanh của địa phương. Hầu hết các tòa nhà cổ đều có cấu trúc bằng gỗ và tường gạch. Những bức chạm khắc bằng gạch, đá, gỗ đẹp đến lạ kỳ với các đường nét hoa văn tỉ mỉ. Bố cục thiết kế của ngõ ngách và nhà cửa được phối hợp với nhau một cách hài hòa uyển chuyển. Không gian làng thay đổi linh hoạt, tông màu kiến trúc giản dị tao nhã, là đại diện của nghệ thuật kiến trúc Huy Châu Trung Quốc.
Làng cổ Hoành Thôn nằm cách huyện Ý 10 km về phía đông bắc, được xây dựng vào năm Thiệu Hưng đầu tiên của triều đại Nam Tống (năm 1131 CN), ngôi làng có diện tích khoảng 19 héc-ta, có 137 tòa nhà cổ thời nhà Minh và nhà Thanh (1368-1911 CN), do địa hình cao nên nơi đây thường xuyên bị mây và sương mù bao phủ, vì thế được mệnh danh là “vùng quê trong tranh thủy mặc của Trung Quốc”
Ở đây có những con đường lát đá cuội hẹp, quanh co uốn lượn ôm lấy những tòa nhà sơn trắng hình hộp với mái ngói đen nhọn mang đến một nơi thú vị để trải qua vài ngày bình lặng ở một vùng nông thôn xinh đẹp của Trung Quốc. Một số dinh thự lớn hơn phản ánh sự giàu có của cư dân thời trước, với những cây cột và dầm móng được chạm khắc trang trí công phu. Nhiều tòa nhà có niên đại từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh và được coi là ví dụ điển hình nhất của kiến trúc kiểu An Huy điển hình. Một số tòa nhà quan trọng được mở cửa cho công chúng. Trong số này Hội trường Chengzhi (承志堂) là lớn nhất. Tấm biển phía trước gọi nó là 'Cung điện Hoàng gia Dân gian'. Sảnh Chengzhi được xây dựng bởi một thương gia muối giàu có để làm nơi ở cho hai người vợ của ông ta. Dầm gỗ và các bức tường của hội trường được trang trí đẹp mắt với những chạm khắc tinh xảo về thiên nhiên, thần thoại Trung Quốc hoặc những cảnh vật từ đời nhà Thanh, nhiều chiếc được mạ vàng.
Bố cục của ngôi làng được cho là có hình dạng của một con bò. Từ trên cao nhìn xuống giống như một con bò đang nằm nghỉ bên bờ suối dưới chân núi, hai cây đại thụ là sừng và làng tạo thành thân. Hệ thống kênh đào dài hơn 400 mét uốn lượn chằng chịt có chức năng như ruột của nó. Hồ bán nguyệt trung tâm bán nguyệt là dạ dày. Bốn cây cầu bắc qua suối ở phía trước và phía sau của ngôi làng tượng trưng cho chân của con bò.
Vị trí, bố cục và hình thức kiến trúc của hai ngôi làng cổ Tây Đệ và Hoành Thôn đều phù hợp với lý luận phong thuỷ trong Chu Dịch, phản ánh tư tưởng triết học truyền thống của Trung Quốc về sự thống nhất giữa thiên nhiên và con người, đồng thời bày tỏ mong muốn hòa hợp và tôn trọng thiên nhiên của con người. Những công trình kiến trúc tao nhã trong thời nhà Minh và Thanh được kết hợp chặt chẽ với thiên nhiên, tạo nên một môi trường sinh sống khoa học, đầy ý vị cuộc sống, là tinh túy của ngôi nhà dân gian truyền thống Trung Quốc. Hệ thống thủy lợi độc đáo của Tây Đệ và Hoành Thôn được coi là công trình điển hình mang tính thực dụng và thẩm mỹ, đặc biệt là hệ thống thủy lợi có hình dạng như một con bò ở Hoành Thôn, phản ánh sâu sắc trí tuệ vượt trội của con người trong việc sử dụng và cải tạo thiên nhiên.
编译:赵宇洁
审校:裴碧捷(Bích Tiệp),冯超
排版:陈燕琪
参考文献:http://www.gov.cn/test/2006-03/29/content_239263.htm
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc