Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Chiến lược “Vòng tuần hoàn kép” của Trung Quốc: Những đánh giá bước đầu và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam 中国“双循环”战略:越南的初步评估和提出的一些问题


26 December 2022 | By viadmin | SISU

NGUYỄN HOÀI NAM - TS. NGUYỄN THị MINH PHƯƠNG

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

阮怀南-阮氏明芳博士

胡志明国家政治学院-河内国家大学下属经济大学

译者:冯超 李梦琦

TCCS - Khái niệm “vòng tuần hoàn kép” lần đầu tiên được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nêu tại Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 5-2020. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-2020), “vòng tuần hoàn kép” được khẳng định là chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, là một trong những nguyên tắc cơ bản trong Quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 14 và Mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2035 của Trung Quốc. Ngay sau khi được thông qua, chiến lược này đã được nhiều ý kiến quốc tế đánh giá có thể sẽ tạo nên cục diện phát triển mới của Trung Quốc, đồng thời tác động đến kinh tế thế giới và khu vực.


 《共产主义杂志》——20205月,中共中央总书记、国家主席习近平在中共中央政治局常委会上首次提出双循环的概念。在中共十九届五中全会上(202010月),双循环被确认为长期经济发展战略,是十四五发展规划和中国2035年远景目标的基本原则之一。该战略一经通过,就引起了诸多国际评价,认为这有望形成中国发展的新格局,同时对世界和地区经济产生影响。

Nội dung cơ bản của chiến lược “vòng tuần hoàn kép”

双循环战略的基本内容

Chiến lược “vòng tuần hoàn kép” ra đời trong bối cảnh Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành mục tiêu “100 năm thứ nhất” về xây dựng toàn diện xã hội khá giả và bắt đầu thực hiện mục tiêu cơ bản hoàn thành hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035 và mục tiêu “100 năm thứ hai” là trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại vào năm 2049. Việc đổi mới mô hình, phương thức tăng trưởng của Trung Quốc theo hướng chủ yếu dựa vào đổi mới sáng tạo đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách về tăng cường năng lực độc lập, tự chủ về kinh tế - công nghệ. Trong khi đó, cục diện thế giới biến đổi sâu sắc theo đánh giá của Trung Quốc là “thay đổi lớn chưa từng có trong 100 năm qua”(1) thúc đẩy Trung Quốc phải tính toán điều chỉnh chiến lược phát triển và mở cửa để thích ứng với bối cảnh mới của thế giới, nhất là nhận diện lại mối quan hệ giữa yếu tố phát triển bên trong và môi trường, nguồn lực phát triển bên ngoài.

在基本实现全面建设小康社会第一个百年目标,以及提出到2035年基本实现社会主义现代化,到2049年成为社会主义现代化强国第二个百年目标的背景下,中国提出了双循环战略。中国以创新驱动为主的增长模式,对增强经济独立与科技自主性提出了越来越迫切的要求。同时,中国认为世界格局正发生着百年未有之大变局,这促使中国考虑调整发展战略和对外开放,以适应世界的新背景,特别是重新认识内在发展要素与环境以及外部发展资源之间的关系。

Ra đời trong bối cảnh trên, mục tiêu xuyên suốt của chiến lược “vòng tuần hoàn kép” của Trung Quốc là tăng cường năng lực độc lập, tự chủ kinh tế - công nghệ, hiện đại hóa nền tảng công nghiệp để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào năm 2035 và mục tiêu “100 năm thứ hai” vào năm 2049; đồng thời, củng cố vị trí của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới, nhất là trong các chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu và ứng phó hiệu quả hơn đối với sự kiềm chế, cạnh tranh chiến lược của một số nước phương Tây. Để thực hiện những mục tiêu này, chiến lược “vòng tuần hoàn kép” của Trung Quốc tập trung vào một số định hướng lớn sau:

在上述背景下,贯穿中国双循环战略的目标是增强经济自主能力、科技自主性,实现产业基础现代化,到2035年实现社会主义现代化目标,到2049年实现第二个百年目标;同时,巩固中国在世界经济中的地位,特别是在全球生产供应链中的地位,以更有效地应对一些西方国家的遏制和战略竞争。为实现这些目标,中国的双循环战略重点关注以下几个大方向:

Đối với vòng tuần hoàn trong nước (bên trong). Một là, phát triển cả cung và cầu. Hình thành vòng tuần hoàn kinh tế trong nước lành mạnh dựa vào thị trường nội địa rộng lớn. Đẩy mạnh cải cách cơ cấu theo hướng trọng cung, hoàn thiện các chuỗi cung ứng, công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng lớn khi nền kinh tế bước vào ngưỡng thu nhập cao. Phát triển hài hòa tài chính, bất động sản với kinh tế thực, giữa chế tạo, nông nghiệp và dịch vụ, năng lượng. Hai là, thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Xác định tiêu dùng trong nước là nền tảng cho phát triển kinh tế, phát triển tiêu dùng kiểu mới “xanh, lành mạnh và an toàn”. Nâng cao sức mua trong nước thông qua cải cách thị trường lao động, an sinh xã hội, dịch vụ, giáo dục... Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Tăng cường đầu tư các ngành chiến lược, nhất là công nghệ cao, hạ tầng mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, vệ tinh...; đồng thời, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng truyền thống, nhất là tại những vùng, miền kém phát triển. Thúc đẩy làn sóng thứ hai về đô thị hóa, cải cách hộ khẩu, chế độ sở hữu đất nông nghiệp - nông thôn. Phát triển “đầu tư xanh”, tăng gấp hai lần số lượng nguồn vốn đầu tư vào vấn đề bảo vệ môi trường đến năm 2025... Bốn là, nâng cấp chuỗi công nghiệp, đổi mới toàn diện khoa học - công nghệ. Sớm tạo đột phá trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng được Trung Quốc xem “là mấu chốt của việc hình thành vòng tuần trong nước”, phát huy tối đa ưu điểm thể chế xã hội chủ nghĩa và lợi thế thị trường trong nước cũng như hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh của Trung Quốc để tập trung phát triển công nghệ mới. Nâng cao năng lực chiến lược của nhà nước về khoa học - công nghệ, năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, xây dựng và hoàn thiện cơ chế đổi mới khoa học - công nghệ. Xác định Thủ đô Bắc Kinh, thành phố Thượng Hải và khu vực Vịnh lớn Quảng Đông - Hồng Công - Ma Cao là các trung tâm đổi mới khoa học và công nghệ quốc tế, đồng thời có kế hoạch xây dựng bốn trung tâm khoa học tổng hợp quốc gia ở những khu vực này. Tăng cường bảo vệ các ngành công nghiệp theo hướng tập trung xây dựng chuỗi cung ứng - công nghiệp độc lập, có nguồn thay thế, dự phòng các sản phẩm/kênh cung ứng quan trọng trong tình huống nguồn cung bên ngoài bị gián đoạn; thúc đẩy nội địa hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu các thiết bị, linh kiện chủ chốt trong ngành công nghiệp chế tạo. Năm là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển và tăng cường liên kết các vùng, miền (vùng Quảng Đông - Ma Cao - Hồng Công, Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc; vùng công nghiệp Đông Bắc, phát triển miền Trung, miền Tây...) để phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền, nâng cao năng lực tự chủ trong các chuỗi sản xuất.

对于国内循环(内部)。一是实现供需两旺式发展。形成依托广阔国内市场的健康国内经济循环。随着经济进入高收入门槛,深化供给侧结构性改革,完善供应链,满足国内需求日益增长的需求。促进金融、房地产与实体经济、制造业、农业与服务、能源的协调发展。二是促进国内消费。确定国内消费是经济发展的基础,发展绿色、健康、安全的新型消费。通过劳动力市场改革、社会保障、服务、教育等,提高国内购买力。三是促进和提高投资运营效率。加大对战略产业的投资,尤其是高科技、5G网络基础设施、人工智能(AI)、大数据、云计算、卫星等;同时,还有现代化传统基础设施,特别是在欠发达地区。推进第二波城市化、户籍改革、农地-农村产权制度。发展绿色投资,到2025年,在环境保护问题上的投资额将增加两倍。四是产业链升级,科技全面创新。在被中国视为构建国内大循环关键层面的技术领域取得突破,充分发挥社会主义制度优势和国内市场优势,以及中国全产业链体系,重点发展新技术。提高国家科技战略能力、企业技术创新能力,建立健全科技创新机制。将首都北京、上海市和粤港澳大湾区确定为国际科技创新中心,并计划在这些地区建设四个国家级综合科学中心。加强产业保护,着力构建独立的供应链,有替代来源,在外部供应中断的情况下,备用重要产品/供应链渠道;推进供应链国产化,减少对制造业关键设备和零部件进口的依赖。五是继续加强发展,加强区域、地区(粤港澳大湾区、京津冀地区、东北工业区、中部、西部地区发展等)的联系,充分发挥区域和地区优势,提高产业链自主权。

Đối với vòng tuần hoàn quốc tế (bên ngoài). Trung Quốc xác định, tiếp tục thực hiện mở cửa ở mức độ cao hơn trên cơ sở chuyển động lực phát triển kinh tế từ xuất khẩu - đầu tư sang tiêu dùng - sáng tạo, chuyển từ thu hút - chuyển giao - mô phỏng - hấp thụ công nghệ nước ngoài sang tự chủ sáng tạo công nghệ, nhưng nâng cao toàn diện trình độ mở cửa, xây dựng hệ thống kinh tế mở ở trình độ cao hơn trên cơ sở hình thành lợi thế mới, như mở cửa thị trường tài chính, tiếp tục quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT), triển khai Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI)...

对于国际循环(外部)。中国决定,在经济发展动力从出口-投资拉动转向依靠消费-创新拉动,从吸引-转让-模仿-吸收外国技术转向技术自主创新的基础上,继续实现更高层次的对外开放, 但在形成金融市场开放、人民币国际化、实施一带一路倡议等新优势的基础上,全面提高对外开放水平,构建更高层次的开放型经济体系。

Vòng tuần hoàn trong nước và vòng tuần hoàn quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, trong đó vòng tuần hoàn trong nước đóng vai trò chủ đạo, đáp ứng nhu cầu trong nước là xuất phát điểm và mục tiêu của sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu dùng. Vòng tuần hoàn trong nước là điều kiện để thu hút các nguồn lực bên ngoài, thúc đẩy liên kết giữa nhu cầu trong nước và nhu cầu bên ngoài, nhập khẩu và xuất khẩu, hài hòa giữa thu hút đầu tư và đầu tư ra bên ngoài. Hoàn thiện cơ chế điều tiết thống nhất giữa nội thương và ngoại thương, tăng cường giám sát, phòng ngừa và kiểm soát rủi ro, không để biến động bên ngoài ảnh hưởng tới phát triển kinh tế trong nước.

国内大循环与国际循环保持紧密配合,相互补充的关系,其中国内大循环发挥着主导作用,满足国内生产、分配、流通和消费的需求是出发点和目标。国内大循环是吸引外部资源、促进国内需求与外部需求、进出口、招商引资与对外投资相互协调的条件。完善外贸统一监管机制,加强风险防控,不让外部波动影响国内经济发展。

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu khai mạc Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ hai tại Bắc Kinh (Trung Quốc), năm 2019 _Ảnh: TTXVN

2019年,中共中央总书记、国家主席习近平在北京(中国)举行第二届一带一路国际合作高峰论坛开幕式

Những đánh giá bước đầu về chiến lược “vòng tuần hoàn kép”

双循环战略的初步评估

Thứ nhất, chiến lược “vòng tuần hoàn kép” là sự điều chỉnh mang tính chiến lược xuất phát từ nhu cầu phát triển nội tại của Trung Quốc trên cơ sở nhận thức, đánh giá toàn diện và biện chứng các đặc điểm mới của tình hình thế giới và Trung Quốc. Đó là nhu cầu về tăng cường độc lập, tự chủ, trong đó độc lập, tự chủ về kinh tế - công nghệ có ý nghĩa quyết định, nhằm mục tiêu xuyên suốt là trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại vào năm 2049.

第一,双循环战略是一种基于全面、辩证认识和评估世界和中国形势新特点、从中国内在发展需求出发的战略调整。需要加强独立自主,其中经济独立与科技自主具有决定性意义,贯穿始终的目标是到2049年建成社会主义现代化强国。

Bên cạnh kế thừa các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Trung Quốc qua các thời kỳ, chiến lược “vòng tuần hoàn kép” có bước phát triển mới về tư duy trong xử lý mối quan hệ giữa mở cửa và tự chủ kinh tế, trong đó tăng cường năng lực tự chủ kinh tế - công nghệ là nội dung cốt lõi và xuyên suốt. Lần đầu tiên sau hơn 40 năm thực hiện công cuộc cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã định vị rõ vai trò yếu tố bên trong là “chủ đạo”, “trụ đỡ” và “dẫn dắt” sự phát triển của Trung Quốc. Đây là điểm mới so với tư duy, triết lý phát triển trong suốt hơn 40 năm qua của Trung Quốc là lấy mở cửa và “đi ra bên ngoài” làm động lực dẫn dắt phát triển trong nước. Sự chuyển hướng chiến lược này, một mặt, phản ánh sự thay đổi của môi trường quốc tế; mặt khác, cho thấy thế và lực 势与力của Trung Quốc đã lớn mạnh đến mức độ có thể phát triển dựa vào yếu tố bên trong là chủ yếu.

除了继承各个时期中国经济发展的方针和路线外,双循环战略在处理开放与经济自主权的关系上取得了新的发展,其中增强经济与科技自主能力是核心和贯穿始终的内容。改革开放40多年来,中国首次明确把内在因素定位为主导支撑引领中国发展的决定性要素。这是中国40多年来以开放和走出去为动力引领国内发展的思维和发展理念的新亮点。这一战略方向一方面反映了国际环境的变化;另一方面,表明中国的发展潜力与真正实力已经强大到能够以内生性发展为主的程度。

Mặc dù đặc biệt coi trọng tự chủ kinh tế - công nghệ, song chiến lược “vòng tuần hoàn kép” của Trung Quốc không phải là mô hình phát triển khép kín, tự cung, tự cấp. Chiến lược “vòng tuần hoàn kép” vẫn kế thừa các thành tựu hơn 40 năm cải cách và mở cửa, coi trọng mở cửa, hội nhập quốc tế, song giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhân tố bên trong và bên ngoài, mở cửa thận trọng hơn, có giám sát, ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro. Bên cạnh đề cao yếu tố tự chủ về kinh tế - công nghệ, tiếp tục cải cách sâu rộng vẫn là một thông điệp nhất quán trong chiến lược “vòng tuần hoàn kép”, xác định đây là “chìa khóa để giải phóng lực lượng sản xuất xã hội và là động lực cơ bản để phát triển đất nước”.

尽管特别重视经济与科技自主,但中国的双循环战略并不是一种封闭、自给自足的发展模式。双循环战略继承了改革开放40多年的成就,重视开放、国际一体化,协调处理内外因素的关系,更加审慎开放,监督、预防和控制风险。除了提高经济与科技自主性外,继续深化改革仍然是双循环战略的一贯信号,被确定为解放社会生产力的钥匙和国家发展的根本动力

Như vậy, chiến lược “vòng tuần hoàn kép” thực chất là sự tiếp nối tiến trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc, có điều chỉnh, bổ sung và phát triển cho phù hợp với bối cảnh mới để hướng nền kinh tế đến một mô hình phát triển cân bằng, bền vững hơn, có năng lực độc lập, tự chủ cao hơn. Để thực hiện mô hình này, Trung Quốc sẽ thực hiện đồng thời nhiều chuyển đổi về động lực và phương thức phát triển, như chuyển từ lấy mở cửa và “đi ra bên ngoài” làm động lực dẫn dắt phát triển sang lấy kinh tế trong nước làm động lực chủ đạo dẫn dắt phát triển; từ xuất khẩu - đầu tư sang tiêu dùng - sáng tạo công nghệ là chủ yếu; từ sản xuất, tiêu dùng hàng giá rẻ sang hàng hóa, dịch vụ cao cấp; từ thu hút - chuyển giao - mô phỏng công nghệ nước ngoài sang tự chủ sáng tạo công nghệ; từ đổi thị trường trong nước lấy công nghệ nước ngoài sang bảo vệ thị trường trong nước phục vụ sáng tạo công nghệ; từ tham gia các chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu sang phát triển các chuỗi sản xuất - cung ứng do Trung Quốc dẫn dắt...

因此,双循环战略实质上是中国改革开放进程的延续,有调整,有补充,以适应新形势,引导经济过渡到一个更具有平衡性、可持续性、独立性和自主性的发展格局。为实施这一发展模式,中国将同时实现发展动力和发展方式的转变,从以开放和走出去为发展驱动力转换到以国内经济为主导发展动力;从出口-投资型转换到消费-技术创新型为主;从廉价商品生产、消费转换到高端商品生产和服务;从吸引-转让-模仿外国技术转换到自主技术创新;从以国内市场换国外技术转换到保护国内市场并服务于技术创新;从参与全球生产供应链转换到组建由中国主导的生产供应链...

Thứ hai, trong bối cảnh hiện nay, việc thực hiện chiến lược “vòng tuần hoàn kép” có những thuận lợi cơ bản là ưu điểm của mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc qua hơn 40 năm cải cách và mở cửa ngày càng được khẳng định, sức mạnh tổng hợp quốc gia của Trung Quốc phát triển vượt bậc, dư địa phát triển của Trung Quốc vẫn còn khá lớn. Việc Trung Quốc chuẩn bị bước vào nhóm nước thu nhập cao có thể tạo làn sóng bùng nổ tiêu dùng hàng hóa cao cấp; tầng lớp trung lưu dự báo tăng lên hơn 70% dân số vào năm 2030 và trở thành thị trường tiêu dùng trung lưu lớn nhất thế giới(2). Bên cạnh đó, liên kết kinh tế vùng, miền vẫn còn nhiều dư địa cho Trung Quốc đẩy mạnh tái cấu trúc và phát triển chuỗi công nghiệp - cung ứng trong nước. Khu vực duyên hải phía Đông và Đông Nam Trung Quốc hiện là động lực chính cho tăng trưởng; miền Trung và phía Tây, Tây Nam có trình độ phát triển thấp hơn, có tiềm năng sẽ là các cực tăng trưởng mới. Trung Quốc sẽ tiếp tục chủ động mở rộng dư địa phát triển thông qua đầu tư ra nước ngoài, quốc tế hóa đồng NDT nhằm tiếp cận công nghệ mới, nguồn nguyên liệu và mở rộng thị trường cho hàng hóa, công nghệ Trung Quốc.

其次,在当前背景下,实施双循环战略具有根本性优势,中国特色社会主义模式经过40多年的改革开放日益得到肯定,中国国家综合实力显著增强,中国的发展空间仍然很大。中国准备进入高收入国家行列,可能会掀起高端商品消费热潮;预计到2030年,中产阶层将增长到70%以上的人口,成为世界上最大的中产阶层消费市场。此外,跨地区和跨区域经济合作仍有很大的空间,中国将加快结构调整,构建国内供应链。中国东部和东南沿海地区现在是增长的主要驱动力;中部和西部以及西南地区的发展水平较低,有潜力成为新的增长极。中国将继续通过海外投资、人民币国际化等方式积极拓展发展空间,以获取新技术、原材料资源,扩大中国商品和技术市场。

Việc thực hiện chiến lược “vòng tuần hoàn kép” sẽ tác động sâu sắc, lâu dài đến định hình diện mạo kinh tế Trung Quốc. Nếu thành công, Trung Quốc sẽ phát triển cân bằng, ổn định và bền vững hơn, nâng cao được năng lực tự chủ kinh tế - công nghệ, nhờ đó Trung Quốc tiếp tục vươn lên mạnh mẽ; khẳng định sự ưu việt của mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, thu hút quan tâm của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển.

双循环战略的实施将对中国经济面貌形成产生深远、持久的影响。如果成功,中国将实现更加平衡、稳定和可持续的发展,提高经济与科技自主能力,从而继续蓬勃发展;确立中国特色社会主义模式的优越性,吸引众多国家尤其是发展中国家的关注。

Tuy nhiên, việc tái cấu trúc căn bản nền kinh tế theo chiến lược “vòng tuần hoàn kép” sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức, thậm chí có cả rủi ro. Sức ép cải cách và tái cấu trúc sẽ lớn hơn, phức tạp hơn cả ở cấp độ nền kinh tế, ngành/lĩnh vực và doanh nghiệp, nhất là các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Trung Quốc từ trước đến nay phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư, công nghệ, nguồn cung nguyên liệu và thị trường nước ngoài.

然而,在双循环战略下,经济结构的根本性调整将面临不少困难和挑战,甚至风险。在经济、行业/部门和企业层面,改革和结构调整的压力将更大、更为复杂,尤其是中国一直以来严重依赖资本、技术、原材料供应和海外市场的行业、领域和企业。

Bên cạnh đó, phát triển năng lực sáng tạo công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng rủi ro cao. Nếu đầu tư thiếu hiệu quả, có thể làm nghiêm trọng hơn sự mất cân đối kinh tế và tích tụ thêm rủi ro tài chính mà Trung Quốc đang phải nỗ lực xử lý. Mặt khác, việc chuyển sang phương thức phát triển dựa vào tiêu dùng trong nước cũng gặp không ít trở ngại. Muốn tăng thu nhập, từ đó tăng tiêu dùng, yếu tố cốt lõi là phải tăng năng suất. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất có thể sẽ chậm lại khi Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào sản xuất - chế tạo sang dịch vụ. Do đó, thách thức không nhỏ đối với Trung Quốc là vừa phải duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm phúc lợi và ổn định chính trị - xã hội, giải quyết các hệ lụy tích tụ sau hơn 40 năm thực hiện cải cách và mở cửa, vừa phải đẩy mạnh cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế theo chiến lược “vòng tuần hoàn kép”. Có dự báo cho thấy, kinh tế Trung Quốc có thể chỉ tăng trưởng bình quân 3,8% - 4,9%/năm trong giai đoạn 2021 - 2030(3). Ngoài ra, do yếu tố cạnh tranh chiến lược, một số nước phương Tây cũng sẽ tìm cách gây khó khăn, cản trở Trung Quốc thực hiện chiến lược “vòng tuần hoàn kép”, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao. Đơn cử như, Mỹ gần đây tiếp tục mở rộng phạm vi kiềm chế các doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc thông qua việc cấm các công ty của Mỹ đầu tư vào 59 doanh nghiệp Trung Quốc liên quan đến lĩnh vực quốc phòng và công nghệ theo dõi, giám sát(4).

此外,发展技术创新能力需要大量高风险投资资本。如果投资效率低下,可能会加剧经济失衡,进一步累积中国必须努力处置的金融风险。另一方面,转向依靠国内消费的发展方式也遇到不少阻碍。要增加收入,继而增加消费,核心因素是提高生产率。然而,随着中国从制造业驱动型经济转变为服务业驱动型经济,生产率的增长速度可能会放缓。因此,中国面临着不小挑战,是既要保持经济增长,保障社会福祉和社会政治稳定,又要解决改革开放40多年来积累的顽症,同时要按照双循环战略深化经济体制改革和结构调整。有预测显示,2021-2030年中国经济年均增长可能仅仅达到3.8%-4.9%。此外,由于战略竞争因素,一些西方国家也会想方设法制造困难,阻止中国实施双循环战略,尤其是在高科技领域。例如,美国最近通过禁止美国企业投资59家被列入跟踪、监测范围的涉及国防和科技领域的中国企业,继续扩大对中国科技企业的制裁范围。

Thứ ba, sự điều chỉnh chiến lược phát triển của Trung Quốc theo mô hình “vòng tuần hoàn kép” phản ánh những thay đổi, vận động của các xu hướng lớn trên thế giới. Đó là, toàn cầu hóa bước vào giai đoạn điều chỉnh nhanh và rõ ràng hơn. Mặc dù vẫn là xu thế khách quan, nhưng toàn cầu hóa hiện nảy sinh nhiều mâu thuẫn lớn, như mâu thuẫn giữa tự do hóa kinh tế và chủ nghĩa dân tộc, ý thức tăng cường tự chủ kinh tế quốc gia ngày càng cao; mâu thuẫn giữa liên kết, hội nhập kinh tế sâu rộng với xu hướng “phân tách” gia tăng; mâu thuẫn giữa các thể chế, luật lệ hiện có với xây dựng các thể chế, luật lệ mới... “Vòng tuần hoàn kép” của Trung Quốc nằm trong xu hướng các quốc gia đang tìm kiếm sự cân bằng, hài hòa giữa tự chủ kinh tế và tự do hóa, liên kết kinh tế trong phát triển. Ngoài Trung Quốc, nhiều nước đã và đang điều chỉnh theo hướng tăng cường tự chủ kinh tế, như Ấn Độ triển khai kế hoạch “Ấn Độ tự chủ”, In-đô-nê-xi-a “tự chủ công nghiệp”; một số nước phát triển tăng cường ngăn chặn nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp, thị trường trong lĩnh vực công nghệ cao và kết cấu hạ tầng quan trọng.

第三,中国发展战略的调整遵循双循环模式,反映了世界大趋势的变化和演进历程。也就是说,全球化进入快速、清晰的调整阶段。虽然仍是客观趋势,但全球化呈现出许多重大矛盾,如经济自由化与经济民族主义的矛盾,增强国家经济自主的意识越来越强;经济合作、经济一体化与脱钩趋势之间的矛盾加剧;还有现有体制、现有规则与新体制、新规则之间的矛盾等等。中国的双循环处于各国都在寻求经济自主与自由化、经济合作相互平衡并和谐发展的整体大趋势之中。除中国外,许多国家一直按照加强经济自主方向进行结构调整,如印度实施印度自主计划、印度尼西亚工业自主”;一些发达国家加强阻止外国收购高科技和关键基础设施的企业和市场。

Cục diện thế giới “lưỡng siêu, đa cường” sẽ định hình rõ nét hơn nếu Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược “vòng tuần hoàn kép”, khiến cạnh tranh chiến lược và tập hợp lực lượng quốc tế sẽ phức tạp, khó lường hơn. Chiến lược “vòng tuần hoàn kép” dường như là thông điệp cho thấy, Trung Quốc sẵn sàng cho cạnh tranh chiến lược kéo dài, quyết liệt và phức tạp hơn trong những năm tới.

如果中国成功实施双循环战略,两超、多强的世界格局将更加明显,使战略竞争和国际力量的集聚将更加复杂、不可预测。双循环战略似乎是一个信号,表明中国准备在未来几年内进行更持久、更激烈、更复杂的战略竞争。

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, việc tái cấu trúc toàn diện, căn bản kinh tế Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hơn xu hướng cơ cấu lại kinh tế toàn cầu. Theo đó, Trung Quốc sẽ nổi lên cung ứng hàng hóa, dịch vụ có hàm lượng vốn và công nghệ cao, một mặt, tạo cơ hội cho nhiều nước tăng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ công nghệ thấp - trung bình do “khoảng trống” Trung Quốc để lại trên thị trường thế giới; mặt khác, sẽ gây bất lợi cho các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa trung - cao cấp, công nghệ và nguyên liệu sang Trung Quốc. Theo Viện Nghiên cứu Allianz (Đức), Đài Loan (Trung Quốc) dự báo thiệt hại 10,3% GDP, Ma-lai-xi-a 6,5% GDP, Xin-ga-po 5,6% GDP, Thái Lan 5,1% GDP, Hàn Quốc 3,5% GDP, khu vực đồng tiền chung châu Âu 0,9% GDP. Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc có thể sẽ được đẩy mạnh hơn khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát đầu tư nước ngoài để bảo vệ thị trường trong nước và ngăn chặn đầu tư công nghệ thấp - trung bình. Các sản phẩm, lĩnh vực sử dụng công nghệ thấp - trung bình sẽ tiếp tục được đẩy từ Trung Quốc sang các nước có trình độ phát triển thấp hơn.

作为世界第二大经济体,中国经济的全面结构调整,将进一步推动全球经济重组的趋势。因此,中国将出现高资本和高技术含量的商品和服务供应,一方面为许多国家增加填补中国在世界低端技术、中低技术商品和服务市场留下空白的出口机会;另一方面,将不利于依赖向中国出口中高端商品、技术和原材料的经济体。根据德国安联研究所预测,中国台湾的损失额占GDP10.3%,马来西亚占GDP6.5%,新加坡占GDP5.6%,泰国占GDP5.1%,韩国占GDP3.5%,欧元区占GDP0.9%。此外,随着中国加强外国投资管制以保护国内市场和防止中低端技术投资,中国投资流出的趋势可能会进一步加剧。使用中低端技术的产品和产业部门将继续从中国流向发展水平较低的国家。

Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

越南面临的一些问题

Là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, việc Trung Quốc triển khai chiến lược “vòng tuần hoàn kép” sẽ mang lại cả cơ hội lẫn thách thức đối với kinh tế nước ta. Với lợi thế mạng lưới rộng mở của các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu hàng hóa, lấp các “khoảng trống” thị trường thế giới mà Trung Quốc để lại khi Trung Quốc tiến lên phân khúc hàng hóa, dịch vụ cao cấp; song sức ép nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, nhất là nguyên liệu/linh kiện và hàng hóa, dịch vụ công nghệ, có thể sẽ tăng lên nếu năng lực công nghiệp - công nghệ của Việt Nam chậm cải thiện.

作为越南最重要的经济伙伴之一,中国实施双循环战略将给我国经济带来机遇和挑战。凭借已签署的自由贸易协定(FTA)的开放网络优势,越南有机会增加商品出口,填补中国进入高端商品和服务市场留下的世界市场的空白;然而,如果越南的工业和技术能力提高缓慢,从中国进口商品,特别是原材料/零部件和技术服务的压力可能会增加。

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa hai nước tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), năm 2019 _Ảnh: TTXVN

越共中央政治局委员、政府总理阮春福与中国总理李克强共同见证2019年两国合作文件签字仪式

Việc Trung Quốc hướng đến sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao thúc đẩy sự ganh đua quyết liệt hơn về công nghệ giữa các nền kinh tế lớn sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có thêm lựa chọn nguồn cung công nghệ để phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhưng cũng đặt ra những vấn đề phức tạp về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; làm tăng nguy cơ lún sâu vào bẫy gia công, lắp ráp trong các chuỗi sản xuất toàn cầu, cũng như gánh chịu hệ lụy của làn sóng di chuyển đầu tư công nghệ thấp, không thân thiện với môi trường... Vượt qua được thách thức và tranh thủ được cơ hội hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào năng lực thích ứng cũng như quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

中国致力于生产、提供高科技商品和服务,促进主要经济体之间更激烈的技术竞争,这将为越南提供更多技术供应的机会,为工业化和现代化服务;但也提出了复杂的在国防、安全和外交层面上的问题;增加了在全球生产链中落入加工和组装陷阱的风险,并受到低端技术投资、非环保投资浪潮的影响。能否克服挑战和获得机会将在很大程度上取决于越南在创新增长模式、调整经济结构、提高生产率、质量、效率和经济竞争力方面的适应能力、决心和努力。

Bên cạnh đó, là hai quốc gia tương đồng về chế độ chính trị và kinh tế, các chủ trương, định hướng phát triển của Trung Quốc trong chiến lược “vòng tuần hoàn kép” cũng gợi mở một số hàm ý chính sách để Việt Nam có thể tham khảo trong xây dựng và triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

此外,作为两个政治经济制度相似的国家,中国在双循环战略中的主张和发展方向也为越南在制定和实施下一阶段社会经济发展战略和计划提供了一些政策启示。

Một là, nội dung chiến lược “vòng tuần hoàn kép” được Trung Quốc công bố đến nay đã phản ánh quan niệm của Trung Quốc về nội hàm, biện pháp lớn về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh mở cửa, hội nhập quốc tế. Nền kinh tế độc lập, tự chủ theo chiến lược “vòng tuần hoàn kép” là sự thống nhất giữa “vòng tuần hoàn trong nước” (kinh tế trong nước) và “vòng tuần hoàn bên ngoài” (mở cửa), trong đó kinh tế trong nước là chủ đạo, quyết định và dẫn dắt mở cửa.

其一,中国公布的双循环战略内容,反映了中国在开放、国际一体化背景下建设独立自主经济的内涵和重大措施。双循环战略下的独立自主经济是国内循环(国内经济)与国际循环(开放)的统一,其中国内经济是主导,具有决定性意义,并引领对外开放。

Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ là quan điểm xuyên suốt của Đảng ta, quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế là một trong những mối quan hệ lớn. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (tháng 1-2021) đã đề ra định hướng lớn về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, chiến lược “vòng tuần hoàn kép” của Trung Quốc là một mô hình có giá trị tham khảo đối với Việt Nam, trong đó có việc xác định nội hàm và các biện pháp xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, như phát triển doanh nghiệp và thị trường trong nước lớn mạnh trở thành động lực quan trọng của kinh tế, nâng cao khả năng tự cường, sức chống chịu của nền kinh tế, hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp và thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế...

建设独立自主经济是我们党的一贯观点,独立自主与融入国际之间的关系是所有重要关系之一。党的十三大决议(20211月)为建设独立自主经济、提高融入世界经济效果提出了大方向。因此,中国的双循环战略是越南的一个极具参考意义的模式,包括确定建设独立自主经济的内容和措施,如企业和国内市场的发展成为经济的重要推动力,提高经济自强和风险抵御能力,完善防御体系,按照国际承诺保护经济、企业和国内市场。

Hai là, việc Trung Quốc thực hiện chiến lược “vòng tuần hoàn kép” với nội dung cốt lõi là tăng cường tự chủ công nghệ sẽ mang lại những bài học kinh nghiệm giúp Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng của tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để nâng cao năng lực tự chủ công nghệ, cần đổi mới mạnh mẽ toàn diện, đồng bộ thể chế, chính sách phát triển khoa học - công nghệ; tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển và làm chủ công nghệ hiện đại; phát triển mạnh mẽ hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp là trung tâm, lấy phục vụ hiệu quả phát triển đất nước là mục tiêu. Đồng thời, nỗ lực xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh; đẩy mạnh chuyển đổi số trong công nghiệp; tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, công nghiệp hỗ trợ; ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng kết hợp phục vụ dân sinh; hiện đại hóa các ngành công nghiệp truyền thống có lợi thế cạnh tranh nhằm tạo giá trị gia tăng trong nước lớn hơn...

第二,中国实施以加强技术自主为核心的双循环战略,将为越南在科技进步和创新的基础上推进工业化和现代化进程提供借鉴。为了提高科技自主性,需要全面有力的创新,配套制定科技发展的政策;着力推进现代技术的研究、转让、应用、开发和自主;大力发展以企业为中心、以高效服务国家发展为目标的国家科技创新体系。同时,努力建设稳定、强大的国家工业体系;加快工业数字化转型;重点发展基础产业,尤其是机械工业、配套产业;优先发展高新技术产业以及军民融合产业;推进传统优势产业现代化,以创造更大的国内附加值。

Ba là, trong hơn 40 năm thực hiện cải cách và mở cửa, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một động lực quan trọng góp phần đưa Trung Quốc trở thành công xưởng chế tạo - lắp ráp lớn nhất thế giới. Nhưng đến nay, phương thức phát triển lấy FDI làm động lực đã bộc lộ nhiều điểm yếu, bất cập; nếu kéo dài phương thức phát triển này, Trung Quốc khó có thể tăng cường được năng lực tự chủ kinh tế - công nghệ. Do đó, “vòng tuần hoàn kép” đã chuyển hướng chiến lược sang phương thức phát triển lấy nhân tố bên trong là chủ đạo, còn nhân tố bên ngoài, trong đó có FDI, chịu sự dẫn dắt của nhân tố bên trong, phục vụ nâng cao năng lực tự chủ kinh tế - công nghệ trong nước. Đối với Việt Nam, khu vực kinh tế có vốn FDI là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Bên cạnh quán triệt, thể chế hóa các quan điểm, định hướng lớn mang tính đổi mới tư duy về thu hút FDI theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW, ngày 20-8-2019, của Bộ Chính trị khóa XII, về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, cần tập trung khơi dậy ý chí tự chủ, tự cường dân tộc, những gì trong nước làm được cần tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời phát huy hiệu quả các động lực phát triển trong nước, như phát triển kinh tế tư nhân, thị trường trong nước, chuyển đổi số quốc gia, khởi nghiệp sáng tạo...

第三,改革开放40多年来,外商直接投资(FDI)是推动中国成为世界最大装配制造工厂的重要推动力。但迄今为止,以外国直接投资为动力的发展模式已经暴露出许多弱点和不足;如果延续这种发展模式,中国很难增强经济与科技自主能力。因此,双循环将战略转向以内因子为主、外因子为辅,包括外国直接投资在内的发展方式,在内在因素的引导下,为提高国内经济与科技自主能力服务。对越南来说,外商直接投资经济部门是经济的重要组成部分,推动经济结构向工业化和现代化方向转变,但也暴露出许多制约因素。除了根据2019820日通过的关于贯彻落实《确立到2030年完善体制和政策、提高外国投资合作质量和效率的方向》的12届政治局第50-NQ/TW号决议精神,应着力激发民族自主、自强的意志,为越南企业创造最大便利条件,同时有效发挥国内发展动力,如发展民营经济、国内市场、国家数字化转型、创新创业...

“Vòng tuần hoàn kép” là chiến lược phát triển lâu dài, có thể tạo nên cục diện phát triển mới của Trung Quốc, có khả năng tác động đến kinh tế thế giới và khu vực. Theo đó, các cơ quan tham mưu, hoạch định chính sách của nước ta cần quan tâm theo dõi, nghiên cứu việc Trung Quốc triển khai chiến lược “vòng tuần hoàn kép”, nhằm góp phần phục vụ xây dựng và triển khai các chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát, đánh giá tổng thể xu thế vận động của nền kinh tế thế giới và Trung Quốc cũng như mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc hiện nay, cần sớm có chiến lược, kế hoạch phù hợp về phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước trong bối cảnh mới./.

双循环是一项长期发展战略,可以开创中国发展新局面,可能影响世界和区域经济。因此,我国的参谋和决策机关应关注和研究中国实施双循环战略,为制定和实施国家社会经济发展战略和政策、特别是在全面、融入国际条件下建设独立自主经济做出应有贡献。此外,在全面观察和评估世界和中国的经济走势以及当前越中经济关系的基础上,应尽早制定适合新背景下两国经济关系发展的战略和计划。

-------------------

(1) Thông cáo Hội nghị Trung ương 5 khóa XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc
(2) Dự báo của Ủy ban châu Âu (EC)
(3) Viện Nghiên cứu Allianz (Đức), tháng 10-2020|
(4) Xem: Factbox: “U.S. Treasury updates list of Chinese entities hit by investment ban”, https://www.reuters.com/business/us-treasury-updates-list-chinese-entities-hit-by-investment-ban-2021-06-03/

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ