Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

古琴艺术 Nghệ thuật Cổ Cầm


04 January 2024 | By viadmin | https://www.gov.cn/ztzl/whycr/content_638408.htm

中央政府门户网站 www.gov.cn  来源:文化部 Theo nguồn: Bộ văn hóa

琴、棋、书、画是自古以来中国文人整体素质的具体显现。琴居四艺之首,是因为它在很大程度上提升并影响了中国书画等其他艺术门类的境界。古琴艺术2003年入选联合国教科文组织人类口头和非物质遗产代表作

Từ cổ chí kim, cầm kỳ thư họa luôn là sự phản ánh cụ thể về phẩm chất chung của giới trí thức Trung Quốc. Cầm đứng đầu trong bốn môn nghệ thuật này, vì ở một góc độ nào đó nó tác động và ảnh hưởng tới cảnh giới của thư họa và các môn nghệ thuật khác của Trung Quốc. Năm 2023, nghệ thuật Cổ Cầm đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”.

古琴又称七弦琴,别称绿绮丝桐。它主要体现为一种平置弹弦乐器的独奏艺术形式,另外也包括唱、弹兼顾的琴歌与琴、箫合奏。古琴相传创始于史前传说时代的伏羲氏和神农氏时期。以目前考古发掘的资料证实,古琴作为一件乐器的形制至迟到汉代已经发展完备,其演奏艺术与风格经历代琴人及文人的创造而不断完善,一直延续至今。古琴演奏是中国历史上最古老、艺术水准最高,最具民族精神、审美情趣和传统艺术特征的器乐演奏形式。

Cổ Cầm còn được gọi là “Cầm”, “Thất huyền cầm”, có biệt danh là “Lục khởi”, “Ti đồng”. Nó chủ yếu được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật độc tấu gẩy dây nhạc cụ theo chiều ngang, ngoài ra còn có đàn ca hòa hợp hoặc sự hợp tấu giữa đàn, tiêu. Tương truyền, Cổ Cầm được hình thành từ thời kỳ Phục Hy Thị và Thần Nông Thị thuộc thời tiền sử. Theo dữ liệu khai quật khảo cổ đến nay xác nhận, thì đến cuối thời nhà Hán hình dạng của Cổ Cầm đã được phát triển hoàn thiện như một nhạc cụ. Nghệ thuật và phong cách chơi đàn liên tục được cải tiến thông qua những người chơi Cổ Cầm và giới văn nhân, cho đến tận ngày nay. Biểu diễn Cổ Cầm là hình thức biểu diễn nhạc cụ lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc, nó yêu cầu trình độ nghệ thuật cao, với tinh thần dân tộc, gu thẩm mỹ và nghệ thuật truyền thống đặc sắc.

古琴与中国其他传统独奏器乐艺术,如筝、琵琶、笛、箫、管、胡琴等相比较,不仅历史悠久,而且在相关文献、曲目积累、演奏技巧、乐学、律学、传承方式、[zhuó]斫琴工艺及社会生活、历史、哲学、文学等领域的影响方面都具有突出的人文性和不可比拟的丰富性。

So với đàn tranh, tỳ bà, sáo, tiêu, kèn sáo, hồ cầm, và các nhạc cụ độc tấu truyền thống khác của Trung Quốc, Cổ Cầm không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có tính nhân văn vượt trội và sự ảnh hưởng sâu sắc đối với các lĩnh vực như: tài liệu lịch sử, sưu tầm nhạc phổ, nghệ thuật biểu diễn, nhạc lý, âm luật, phương pháp kế thừa, kỹ thuật làm đàn và đời sống văn hóa, lịch sử, triết học, văn học.

琴曲的标题性、音结构的带腔性、节奏上的非均分性、音质上清微淡远的倾向性集中体现了中国音乐体系的基本特征,构成了汉民族音乐审美的核心。在大量琴曲音乐中,多方面地反映了人在自然、社会、历史变迁中的种种感受。常见曲目有《梅花三弄》、《高山流水》、《潇湘水云》、《阳关三叠》、《忆故人》等。

Tiêu đề của bản nhạc, âm sắc nhu hòa, tiết tấu uyển chuyển; âm nhạc thanh nhã, ngân lâu, đã thể hiện một cách tinh tế những đặc tính cơ bản của hệ thống âm nhạc Trung Quốc, tạo thành hạt nhân thẩm mỹ âm nhạc của dân tộc Hán. Trong kho tàng nhạc phổ, thể hiện cảm xúc của con người đối với tự nhiên, xã hội và sự biến đổi của lịch sử một cách đa chiều. Các tác phẩm nổi tiếng như: “Mai hoa tam lộng”, “Cao sơn lưu thủy”, “Tiêu tương thủy vân”, “Dương quan tam điệp”, “Ức cố nhân”, v.v. .

打谱作为古琴音乐传承中极具创新精神的活动,充分体现了琴人在处理口传与依谱寻声、流派传统与琴人个性、音乐的整体与技术细节等关系方面的经验和智慧。继承古琴艺术中所包含的儒家传统精神及崇尚自然的道家思想境界,将为生活在现代化环境中的人们调整与自然和社会的关系,不断认知体验天人合一哲学观的深刻性和合理性,带来许多新的启示。

Phổ nhạc là hoạt động có tinh thần sáng tạo cao trong việc kế thừa âm nhạc Cổ Cầm, thể hiện rõ nét kinh nghiệm và trí tuệ của nghệ nhân đàn trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền khẩu và “đọc phổ”, giữa trường phái truyền thống và cá tính của nghệ nhân, giữa tính chỉnh thể của âm nhạc và các chi tiết kỹ thuật. Kế thừa nghệ thuật Cổ Cầm bao gồm tinh thần Nho giáo truyền thống và tư tưởng Đạo giáo luôn đề cao tự nhiên, sẽ giúp con người sống trong môi trường hiện đại hóa hiện nay điều chỉnh mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, tăng cường nhận thức và trải nghiệm tính sâu sắc và hợp lý của quan điểm triết học “thiên nhân hợp nhất”, mang lại nhiều cảm hứng mới.

近现代社会的剧烈变革尤其是政治和经济的变化,给古琴及以它为表征的中国传统文人修身养性的理想带来了巨大冲击。在相当长的历史阶段,古琴被视为旧文化的代表而备受冷落。西方专业音乐教育制度的移入改变了古琴提高人的文化素养及自娱自悟的功能,促使它朝专业化、职业化的方向迅速转变,从而形成了艺术化和表演化的发展新趋向,由此改变了古琴自古以来依琴人口传心授方式在读谱与打谱间代代相袭的传统,及由琴社、流派等所形成的古琴自然生态空间。

Những biến đổi mạnh mẽ của xã hội hiện đại đặc biệt là những thay đổi về chính trị và kinh tế, đã tác động rất lớn đến Cổ Cầm cũng như lý tưởng tu tâm dưỡng tính của giới văn nhân truyền thống Trung Quốc mà nó làm đại diện. Trong một thời kỳ dài của lịch sử, Cổ Cầm bị mai một, do bị coi là biểu trưng của nền “văn hóa cũ”. Sự du nhập của hệ thống giáo dục âm nhạc chuyên nghiệp phương Tây đã làm thay đổi chức năng của Cổ Cầm trong việc nâng cao nhận thức văn hóa và cảm thụ âm nhạc, khiến nó nhanh chóng chuyển biến theo hướng chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa, từ đó hình thành một xu hướng phát triển nghệ thuật và biểu diễn mới. Điều này đã làm thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống về việc đọc phổ và phổ nhạc bằng miệng, vốn được nghệ nhân đàn áp dụng qua bao đời nay, hình thành một không gian sinh thái tự nhiên của Cổ Cầm nhờ các câu lạc bộ và trường phái.

古琴原有的集诗书礼乐为一体、琴道即人道的境界被狭窄化了,它只能局限在舞台技艺的范畴之中。古琴作为人文修养的一种重要方式,本来是一种知识分子生活的艺术,而职业化、专业化的结果却使古琴原来的自然生态受到威胁,更重要的是,由此在一定程度上导致中国人文精神中某些深厚内涵的缺失。这个问题必须引起社会相关层面的高度关注。

Cổ Cầm vốn là sự hợp nhất của thi thư lễ nhạc, cái đạo chơi cầm tức là gương soi cho đạo làm người, nó bị thu hẹp trong phạm vi sân khấu nghệ thuật. Cổ Cầm được coi là phương pháp tu dưỡng nhân văn quan trọng, vốn là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật của giới tri thức, tuy nhiên kết quả của sự chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa đã tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái tự nhiên của Cổ Cầm, quan trọng hơn nữa là, điều này ở một mức độ nhất định đã là phai nhạt đi một số yếu tố nội hàm sâu sắc trong tinh thần nhân văn Trung Hoa. Vấn đề này cần có được sự quan tâm cao độ từ các ban ngành liên quan trong xã hội.

翻译:碧捷

校对:冯超

排版:陈燕琪

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ