Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

昆曲 Côn Khúc


04 January 2024 | By viadmin | https://www.gov.cn/ztzl/whycr/content_638409.htm

中央政府门户网站 www.gov.cn  来源:文化部Theo nguồn: Bộ văn hóa

昆曲历史悠久,影响广泛而深远,它是传统文化的结晶,也是戏曲表演的典范。昆曲艺术形式精致,内涵深厚。由于昆曲独特的文化价值,因此2001年入选联合国教科文组织首批人类口头和非物质遗产代表作

Côn Khúc có lịch sử lâu đời, ảnh hưởng sâu rộng, đồng thời là kết tinh của văn hóa truyền thống và nghệ thuật biểu diễn mẫu mực trong hý kịch. Côn Khúc có hình thức nghệ thuật tinh tế, nội hàm sâu sắc. Với giá trị văn hóa độc đáo, năm 2021 Côn Khúc đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” đợt đầu.

昆曲又称昆腔、昆山腔、昆剧,是元末明初南戏发展到昆山一带,与当地的音乐、歌舞、语言结合而生成的一个新的声腔剧种。明代初年在昆山地区形成了昆山腔,嘉靖年间经过魏良辅等人的革新,昆山腔吸收北曲及海盐腔、弋阳腔的长处,形成委婉细腻、流丽悠长的水磨调风格,昆曲至此基本成型。梁辰鱼将传奇《浣纱记》以昆曲形式搬上舞台,使原来主要用于清唱的昆曲正式进入戏剧表演领域,进一步扩大了影响。万历年间,昆曲从江浙一带逐渐流播到全国各地。

Côn Khúc hay còn gọi là Điệu hát Côn Sơn, Côn kịch, Tuồng Côn Sơn. Là một hình thức hí khúc cuối thời nhà Nguyên đến đầu thời nhà Minh phát triển ở khu vực Côn Sơn, kết hợp với âm nhạc, vũ điệu, ngôn ngữ địa phương hình thành một loại hình nhạc kịch mới. “Điệu hát Côn Sơn” được hình thành ở khu vực Côn Sơn vào giai đoạn đầu thời nhà Minh. Trong những năm Gia Tĩnh đời Minh, dưới sự sáng tạo của những nghệ nhân như Wei Liangfu, tích cực tiếp thu những ưu điểm trong điệu hát Hải Diêm và điệu hát Dực Dương (điệu hát bắt nguồn từ huyện Dực Dương tỉnh Giang Tây, lưu hành rộng rãi. Một người hát, nhiều người đệm theo bằng bộ gõ), Côn Khúc hình thành một phong cách uyển chuyển mềm mại, ngân nga réo rắt, Côn Khúc về cơ bản đã được hình thành. Liang Chenyu đã đưa huyền thoại “Hoán sa ký” lên sân khấu dưới hình thức Côn Khúc, chính thức đưa Côn Khúc vốn chủ yếu được dùng để hát thanh xướng vào lĩnh vực biểu diễn ca kịch, từng bước nâng cao sức ảnh hưởng của Côn Khúc. Những năm Vạn Lịch, Côn Khúc từ khu vực Giang Tô, Chiết Giang dần phát triển đến mọi miền đất nước.

明代天启初年到清代康熙末年的一百多年是昆曲蓬勃兴盛的时期。清代乾隆年以后,昆曲逐渐衰落下去。新中国诞生以来,昆曲艺术出现了转机,国家先后建立了7个有独立建制的专业昆曲院团。目前昆曲主要由专业昆曲院团演出,有关演出活动多集中在江苏、浙江、上海、北京、湖南等地。

Hơn 100 năm từ đầu những năm Thiên Khởi nhà Minh đến cuối những năm Khang Hy nhà Thanh, là thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của Côn Khúc. Sau những năm Càn Long nhà Thanh, Côn Khúc dần dần bị suy tàn. Sau khi nước Trung Quốc mới thành lập, nghệ thuật Côn Khúc bước vào giai đoạn chuyển mình, nhà nước lần lượt thành lập 7 đoàn kịch Côn Khúc chuyên nghiệp độc lập. Hiện tại Côn Khúc chủ yếu được biểu diễn bởi các đoàn Côn Khúc chuyên nghiệp, các hoạt động biểu diễn liên quan thường tập trung ở Giang Tô, Chiết Giang, Thượng Hải, Bắc Kinh, Hồ Nam, v.v.

昆曲是一种高度文人化的艺术,明清许多从事昆曲剧目创作的剧作家,取得了很高的文学成就。《琵琶记》、《牡丹亭》、《长生殿》、《鸣凤记》、《玉簪记》、《红梨记》、《水浒记》、《烂柯山》、《十五贯》等都是昆曲的代表性剧目,其中前三种有全谱或接近全本的工尺谱留存。清代中叶以后,昆曲主要以折子戏形式演出,至今保留下来的昆曲折子戏有四百多出。昆曲新编剧目有《南唐遗事》、《偶人记》、《司马相如》、《班昭》等。

Côn Khúc là một loại hình nghệ thuật có tính nhân văn cao, nhiều nhà biên soạn kịch Côn Khúc thời nhà Minh và nhà Thanh đã đạt được những thành tựu văn học rất cao. “Tỳ bà ký”, “Mẫu đơn đình”, “Trường sinh điện”, “Minh phụng ký”, “Ngọc trâm ký”, “Hồng lê ký”, “Thủy hử ký”, “Lạn kha sơn”, “Thập ngũ quán”,v.v., đều là những vở kịch Côn Khúc mang tính tiêu biểu, trong đó 3 vở đầu lưu giữ phổ công xích hoàn chỉnh hoặc gần như hoàn chỉnh. Giữa thời nhà Thanh trở về sau, Côn Khúc chủ yếu được biểu diễn dưới hình thức màn kịch, có hơn 400 màn kịch Côn Khúc đã được bảo tồn cho đến ngày nay. “Nam đường di sự”, “Ngẫu nhân sự”, “Tư mã tương như” “Ban chiêu”, v.v., là những vở kịch mới được biên soạn.

经过长期的舞台实践,昆曲在表演艺术上达到了很高的成就,歌、舞、介、白等表演手段高度综合。随着表演艺术的全面发展,昆曲脚色行当分工越来越细,主要脚色包括老生、小生、旦、贴、老旦、外、末、净、付、丑等。各行脚色在表演中形成一定的程序和技巧,对京剧及其他地方剧种的形成发展产生了重要影响。昆曲音乐曲调旋律优美典雅,演唱技巧规范纯熟。赠板的广泛应用、字分头腹尾的发音吐字方式及流丽悠远的艺术风格使昆曲音乐获得了婉丽妩媚,一唱三叹的艺术效果。

Trải qua một thời gian dài thực hành trên sân khấu, Côn Khúc đã đạt được những thành tích rất cao trong nghệ thuật biểu diễn, các phương pháp biểu diễn ca, vũ, giới(từ dùng trong kịch bản hí khúc thời xưa, chỉ những động tác của diễn viên như cười, uống rượu...), bạch, v.v. kết hợp chặt chẽ. Cùng với sự phát triển toàn diện của nghệ thuật biểu diễn, sự phân công vai diễn trong Côn Khúc ngày càng chi tiết, các vai diễn chủ yếu gồm: lão sinh, tiểu sinh, thiếp, lão đán, ngoại, mạt, tịnh, phó, sửu, v.v.. Các vai diễn khác nhau đã hình thành nên một quy trình và kỹ năng nhất định trong biểu diễn, có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành phát triển của Kinh kịch và các thể loại ca kịch địa phương. Hý kịch Côn Khúc có giai điệu nhẹ nhàng, tao nhã, kỹ năng ca hát biểu diễn quy phạm, nhuần nhuyễn. Việc sử dụng rộng rãi giọng dài, cách phát âm chia tiếng (âm tiết) thành âm đầu, âm chính, âm cuối, cùng với phong cách nghệ thuật uyển chuyển thiết tha, khiến cho hý kịch Côn Khúc có được hiệu ứng nghệ thuật “dịu dàng duyên dáng, nhất xướng tam thán”.

清末,昆曲就逐渐没落。中华人民共和国成立后,曾得到一度的振兴。近年来,随着传统戏曲演出在城市中的衰微,昆曲正面临着生存的困境,演员和观众队伍不断缩减。昆曲要生存发展,有许多迫在眉睫的问题亟待解决。

Vào cuối thời nhà Thanh, Côn Khúc dần suy tàn. Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, Côn Khúc dần dần hồi sinh. Những năm gần đây, cùng với sự giảm thiểu các buổi biểu diễn hý kịch truyền thống ở các thành phố, Côn Khúc đang phải đối diện với hoàn cảnh sống còn, số lượng diễn viên và khán giả ngày càng giảm bớt. Để Côn Khúc tồn tại và phát triển, còn có rất nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết ngay.

 

翻译:碧捷

校对:冯超

排版:陈燕琪

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ