Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

蒙古族长调民歌 Trường Điệu dân tộc Mông Cổ


04 January 2024 | By viadmin | https://www.gov.cn/ztzl/whycr/content_638410.htm

中央政府门户网站 www.gov.cn  来源:文化部 Theo nguồn: Bộ Văn hóa

长调是蒙古语“乌日汀哆”的意译。“乌日汀”为“长久”、“永恒”之意,“哆”为“歌”之意。在相关著作和论文中,也将其直译为“长歌”、“长调歌”或“草原牧歌”等。2005年,中国和蒙古国联合申报的蒙古族长调民歌入选联合国“人类口头和非物质遗产代表作”。

Trường Điệu dân tộc Mông Cổ hay còn gọi là Làn điệu dân ca dân tộc Mông Cổ, được dịch nghĩa theo từ “Wurdindu” trong tiếng Mông Cổ. “Wurdin” có nghĩa là “lâu dài”’ “trường tồn”, “du” có nghĩa là “ca”. Trong các tác phẩm chuyên khảo và luận văn liên quan, nó còn được dịch là “Trường ca”, “Trường điệu ca” hay “Làn điệu thảo nguyên”. Năm 2005, Trường Điệu dân tộc Mông Cổ do Trung Quốc và nước cộng hòa Mông Cổ liên danh đăng ký đã được Liên Hợp quốc đưa vào danh sách “Kiệt tác Di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”.

根据蒙古族音乐文化的历史渊源和音乐形态的现状,长调可界定为由北方草原游牧民族在畜牧业生产劳动中创造的,在野外放牧和传统节庆时演唱的一种民歌。长调旋律悠长舒缓、意境开阔、声多词少、气息绵长,旋律极富装饰性(如前倚音、后倚音、滑音、回音等),尤以“诺古拉”(蒙古语音译,波折音或装饰音)演唱方式所形成的华彩唱法最具特色。

Theo điều tra khám phá cội nguồn lịch sử văn hóa âm nhạc và hiện trạng các loại hình âm nhạc của dân tộc Mông Cổ, Trường Điệu có thể hiểu là một làn điệu dân gian mà người dân du mục trên thảo nguyên sáng tác trong quá trình lao động sản xuất chăn nuôi, được biểu diễn trong khi chăn thả hoang dã hay những ngày lễ tết truyền thống. Trường Điệu có giai điệu du dương, tự sự trữ tình, ít lời, giọng dài bay bổng, giai điệu giàu màu sắc trang trí (chẳng hạn như Acciaccatura, Appoggiatura, Portamento, Turn), hình thành phương pháp biểu diễn hào hùng theo dạng thức nhạc hát “Nogula” (dịch âm theo tiếng Mông Cổ, luyến láy và hợp âm trang trí ).

早在一千多年前,蒙古族的祖先走出额尔古纳河两岸山林地带向蒙古高原迁徙,生产方式也随之从狩猎业转变为畜牧业,长调这一新的民歌形式便产生、发展了起来。在相当长的历史时期内,它逐渐取代结构方整的狩猎歌曲,占据了蒙古民歌的主导地位,最终形成了蒙古族音乐的典型风格,并对蒙古族音乐的其他形式均产生了深刻的影响。

Hơn 1000 năm trước, tổ tiên người dân tộc Mông Cổ đã đi ra từ vùng đất rừng núi dọc hai bên bờ sông Ergun và di cư đến cao nguyên Mông Cổ, họ đã thay đổi phương thức sản xuất từ săn bắt chuyển sang chăn nuôi, Trường Điệu đã hình thành và phát triển trong giai đoạn đó. Trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài, nó dần thay thế những bài hát săn bắn theo cấu trúc chặt chẽ, đồng thời chiếm lấy vị trí chủ chốt trong làn điệu dân gian Mông Cổ, hình thành phong cách đặc trưng thuộc âm nhạc dân tộc Mông Cổ, ảnh hưởng sâu sắc đến các hình thức âm nhạc khác của dân tộc Mông Cổ.

可以说,长调集中体现了蒙古游牧文化的特色与特征,并与蒙古民族的语言、文学、历史、宗教、心理、世界观、生态观、人生观、风俗习惯等紧密联系在一起,贯穿于蒙古民族的全部历史和社会生活中。长调的基本题材包括牧歌、思乡曲、赞歌、婚礼歌和宴歌(也称酒歌)等。

Có thể nói, Trường Điệu đã tích hợp những đặc sắc và đặc trưng của văn hóa du mục Mông Cổ, đồng thời gắn kết chặt chẽ với ngôn ngữ, văn học, lịch sử, tôn giáo, tâm lý học, thế giới quan, nhân sinh quan, phong tục tập quán của người dân dân tộc Mông Cổ, xuyên suốt trong toàn bộ tiến trình lịch sử, xã hội đời sống của dân tộc Mông Cổ. Chủ đề chủ yếu của Trường Điệu là các làn điệu du mục, điệu khúc hoài nhớ quê hương, tán ca (bài hát ca ngợi), bài hát hôn lễ và yến tiệc, v.v..

长调民歌所包含的题材与蒙古族社会生活紧密相联,它是蒙古族全部节日庆典、婚礼宴会、亲朋相聚、“那达慕”等活动中必唱的歌曲,全面反映了蒙古族人民的心灵历史和文化品位。代表曲目有《走马》、《小黄马》、《辽阔的草原》、《辽阔富饶的阿拉善》等。长调民歌的研究涉及到音乐学的诸多分支学科,对它的研究与保护实际上就是对历史悠久的草原文明与草原文化类型最强有力的传承与保护。

Chủ đề của các làn điệu dân ca dân tộc Mông Cổ gắn liền với đời sống xã hội của người dân tộc Mông Cổ, là những bài hát bắt buộc trong tất cả các ngày hội của người Mông Cổ như: tiệc cưới, họp mặt bạn bè người thân, lễ hội “Naadam”, v.v.. Phản ánh lịch sử tâm linh và phẩm chất văn hóa của người dân tộc Mông Cổ. Những tác phẩm tiêu biểu gồm có “Cưỡi ngựa”, “Chú ngựa vàng”, “Thảo nguyên mênh mông”, “Alxa bát ngát phì nhiêu”, v.v.. Sự nghiên cứu Trường Điệu liên quan đến nhiều nhánh khoa học của ngành âm nhạc học, việc nghiên cứu và gìn giữ nó thực tế là kế thừa, bảo vệ văn minh thảo nguyên và các loại hình văn hóa thảo nguyên.

 

 

编译:碧捷

校对:冯超

排版:陈燕琪

 

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ