Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
汉字探源见证中华多元一体Tìm hiểu nguồn gốc chữ Hán chứng kiến khối hợp nhất đa nguyên của văn minh Trung Hoa
01 May 2024 | By viadmin | http://www.xinhuanet.com/politics/2020-08/06/c_1126332129.htm
2020-08-06 10:19:15 来源: 半月谈
传说汉字是仓颉创造的。许慎《说文解字序》说:“黄帝之史仓颉,见鸟兽蹄迒之迹,知分理之可相别异也,初造书契。”仓颉是黄帝史官,从鸟兽足迹中悟出道理创造文字,也就是说文字起源于黄帝时期。
Tương truyền chữ Hán là do Thương Hiệt (Cang Jie) tạo ra. Trong “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận (Xu Shen, thời Đông Hán) có ghi rằng: “Hoàng đế chi sử thương hiệt, kiến điểu thú đề hàng chi tích, tri phân lý chi khả tương biệt dị dã, sơ tạo thư khế.” Thương Hiệt là quan chép sử của Hoàng Đế, ông phân tích nguyên tắc dấu chân của muông thú từ đó tạo ra chữ viết, điều này cũng có nghĩa là chữ viết bắt nguồn từ thời Hoàng Đế.
直至19世纪末,一个偶然的机会甲骨文被发现,人们终于找到了最早的中国文字系统实证,汉字溯源由此确切上衍至殷商时期。
Mãi đến cuối thế kỷ 19, chữ giáp cốt tình cờ được phát hiện, cuối cùng chúng ta cũng tìm thấy chứng cứ thực tế sớm nhất về hệ thống chữ Hán, việc truy tìm nguồn gốc chữ Hán từ đây có thể truy xuất đến thời kỳ Ân Thương.
陶寺遗址出土的朱书扁壶,其上为朱砂书写的“尧”字
Truyền thuyết không đáng tin cậy, nên thường gây ra nhiều cuộc tranh luận và khảo biện trong cộng đồng sử học, “kiến điểu thú đề hàng chi tích (tạm dịch là thấy dấu chân của chim thú”, đột nhiên tạo ra được chữ viết, là điều không phù hợp lẽ thường. Đến khi phát hiện ra chữ giáp cốt thời nhà Thương, đã là một hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, rõ ràng đây không phải là việc hoàn thành trong một sớm một chiều, mà là một quá trình phát triển lâu dài.
谁创造了汉字,于是成为一个探究不息的课题。
Câu hỏi “Ai là người tạo ra chữ Hán” đã trở thành một đề tài nghiên cứu để ngỏ.
刻画符号初步具备原始文字特征
Hình ảnh: Ký diệu điêu khắc ban đầu mang đặc tính chữ nguyên thủy
今天的湖北天门石家河,是长江流域一个小镇,而在距今5500年至4000年间,这里却是长江中游的文明中心。考古发现,以石家河为中心,密集分布着40多个新石器时代遗址,其中石家河古城遗址面积120万平方米,是迄今所见长江中游最大的新石器时代古城遗址,使用时间长达1000多年。
Thạch Gia Hà của thành phố Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc ngày nay là một thị trấn nhỏ thuộc lưu vực sông Dương Tử, khoảng 5.500 đến 4.000 năm trước, nơi đây cũng là trung tâm của nền văn minh khu vực trung lưu sông Dương Tử. Các khám phá khảo cổ phát hiện, hơn 40 di chỉ thời đồ đá mới phân bố dày đặc ở trung tâm Thạch Gia Hà, trong đó di chỉ Thạch Gia Hà với diện tích 1.200.000 m2, là khu di chỉ thành cổ đồ đá mới lớn nhất vùng trung lưu sông Dương Tử được phát hiện, được sử dụng hơn 1000 năm.
在石家河文化遗存中,考古人员发现了神秘的套缸遗迹,数十件大口陶缸首尾相连,相互套接,排成一线。这种独特的遗迹,出现于祭址附近,研究人员认为应与祭祀有关,但为何这样套接排放,却是未解之谜。
Trong số các di chỉ văn hóa ở Thạch Gia Hà, các nhà khảo cổ phát hiện dấu tích bí ẩn của những chiếc chum gốm lồng vào nhau, hàng chục chiếc chum gốm miệng rộng đầu đuôi nối nhau, lồng vào nhau, xếp thành một dãy. Dấu tích đặc biệt này, xuất hiện gần khu vực lễ tế, các nhà nghiên cứu cho rằng những chiếc chum này liên quan đến nghi lễ hiến tế, nhưng tại sao lại được xếp lồng vào nhau, thì vẫn là một điều bí ẩn.
更令人不解的是,部分套缸的上腹部刻画有神秘的符号。这些符号大多以简单的直线和弧线勾勒而成,看起来以象形为主,但又颇有点写意的味道。出现最多的一种符号,由上、下两条弧线与左边一条斜弧线相交而成,形似号角,又如鸟之一翼。还有一种由两个圆圈构成的符号,大圆圈中间有一个小圆圈,看似太阳,又像是在石家河遗址中经常出土的陶纺轮。
Càng có những điều khó hiểu hơn nữa là, trên thành bụng của một số bộ chum có khắc những ký hiệu bí ẩn. Những ký hiệu này phần lớn được phác thảo bằng những nét thẳng hoặc nét cong đơn giản, chủ yếu mang tính tượng hình, nhưng cũng có ý nghĩa truyền thần. Ký hiệu xuất hiện nhiều nhất, nhìn vừa giống tù và (kèn hiệu), vừa giống cánh chim, được phác thảo bởi sự giao nhau của hai đường cong trên, dưới với một đường cong chéo. Ngoài ra, còn một ký hiệu gồm hai vòng tròn, vòng tròn bé nằm giữa vòng tròn lớn, trông vừa giống mặt trời, vừa giống bánh xe cài ống chỉ bằng gốm được khai quật ở khu di chỉ Thạch Gia Hà.
最引人注目的是在石家河肖家屋脊出土的一件陶罐上,刻着一位头戴花翎、腰系短裙、脚着长靴、右手高举一把石钺或是玉钺的人物,俨然一位军事首领。
Bắt mắt nhất là chiếc bình gốm khai quật ở di chỉ Tiêu Gia Ốc Tích ở Thạch Gia Hà, trên bình có khắc hình một nhân vật đầu đội lông vũ, mặc váy ngắn, chân đi bốt cổ cao, tay phải cầm một chiếc rìu lớn bằng đá hoặc bằng ngọc, y hệt như một vị tướng quân.
石家河遗址群的刻画符号最早发现于1987年,迄今已在肖家屋脊、邓家湾两个遗址点共发现约55个。对于这些符号的意义,学者们有着不同的猜测和揣摩。有专家认为,有的像号角,或像石钺或玉钺的,似与军事有关;有的像石镰,当与农事有关;还有像高柄杯或红陶杯中插一小棍的,似乎与祭祀有关。军事、农事与祭祀是当时最重要的事情,反映于刻画符号也在情理之中。
Các ký hiệu khắc họa thuộc nhóm quần thể di chỉ Thạch Gia Hà lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1987, cho đến nay đã có khoảng 55 ký hiệu được phát hiện ở hai khu di chỉ Tiêu Gia Ốc Tích và Đặng Gia Loan. Đối với ý nghĩa của những ký hiệu này, các nhà nghiên cứu có những suy đoán và phỏng đoán khác nhau. Có chuyên gia cho rằng, những ký hiệu giống kèn lệnh, rìu đá hay rìu ngọc, dường như liên quan đến quân đội; một số ký hiệu giống liềm đá, liên quan đến nông nghiệp; cũng có ký hiệu giống như chiếc ly cao cổ hoặc cốc gốm đỏ có cắm một que củi nhỏ, hình như có liên quan đến tế lễ. Quân sự, nông nghiệp và tế lễ, là những việc quan trọng nhất vào thời điểm đó, phản ánh những ký hiệu khắc họa mang ý nghĩa phù hợp lẽ thường.
一些学者还认为,石家河发现的刻画符号与文字有密切联系,已初步具备原始文字的特征。从笔画来看,主要是直线、弧线;从形状来看,出现了一些比较固定和规范的符号;从结构来看,出现了单体符号之间的组合规律;从表现手法来看,不少符号颇似正视图,同时还以竖线、圆孔等指代一些不易绘出的东西。
Một số học giả lại cho rằng, những ký hiệu khắc họa được phát hiện ở Thạch Gia Hà có liên quan mật thiết với chữ viết, đã có những đặc trưng ban đầu của chữ viết nguyên thủy. Xét về nét chữ, những ký hiệu này chủ yếu là đường thẳng và đường cong; xét về hình dạng, đã xuất hiện một số ký hiệu cố định và quy phạm; xét về cấu trúc, đã xuất hiện quy tắc tổ hợp giữa các ký hiệu đơn lẻ; về phong cách trình bày, có không ít ký hiệu giống hệt như hình chính diện với khía cạnh nhìn thẳng, đồng thời dùng các nét thẳng đứng, hình tròn, v.v. biểu thị những thứ không dễ vẽ ra.
河南安阳殷墟博物馆展出的卜甲(2018年10月12日摄)李安 摄
Hình ảnh: Bói yếm rùa trưng bày trong viện bảo tàng Ân Khư, An Dương tỉnh Hà Nam
其实,石家河的刻画符号并非孤例。自上世纪20年代现代考古学被引入中国后,特别是新中国成立以来,在我国新石器时代遗址和墓葬里,发现了不少这样的原始符号,刻在或绘在陶器和陶片上。每一次发现,都会引起学术界和社会的极大关注和争论。
Trên thực tế, những ký hiệu khắc họa ở Thạch Gia Hà không phải thí dụ duy nhất. Những năm 20 của thế kỷ trước, từ khi khảo cổ học hiện đại được du nhập vào Trung Quốc, đặc biệt kể từ khi nước Trung Quốc mới thành lập, trong những ngôi mộ và di chỉ thời kỳ đồ đá mới ở Trung Quốc, đã tìm được không ít những ký hiệu nguyên thủy như vậy, được chạm khắc hoặc vẽ trên đồ gốm và mảnh gốm. Mỗi một lần phát hiện, đều thu hút sự quan tâm và tranh luận sôi nổi trong giới học thuật và cộng đồng xã hội.
西安半坡遗址发现于20世纪60年代,对于遗址中发现的刻画符号,就有学者认为是人们有意识刻画,代表一定的意义,是“文字起源阶段所产生的一些简单文字”。
Khu di chỉ Bán Pha Tây An được phát hiện vào thập niên 60 thể kỷ 20, đối với những ký hiệu khắc họa được tìm thấy tại đây, có học giả cho rằng chúng được con người chạm khắc một cách có ý thức, bày tỏ một hàm ý nhất định, là “một số chữ viết đơn giản được sản sinh trong giai đoạn đầu của chữ viết”.
20世纪70年代在大汶口文化陶器上发现的符号,也引起激烈的讨论。这些符号形体更为复杂,以象形为主。
Các ký hiệu được phát hiện trên đồ gốm thuộc văn hóa Đại Vấn Khẩu vào những năm 1970, cũng làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi. Hình dạng của những ký tự này tương đối phức tạp, chủ yếu là tượng hình.
在浙江、江苏等良渚文化遗址中,考古人员也发现不少刻画于陶器上的符号。其中有些符号连续出现、排列成行。比如余杭南湖发现的一件黑陶罐上,连续刻出8个图案。很多研究者认为,符号的连续出现,或许反映出良渚先民尝试记录语句的努力,可能已经是原始文字萌芽了。
Trong khu di chỉ văn hóa Lương Chử ở Chiết Giang, Giang Tô, các nhà khảo cổ cũng phát hiện không ít ký hiệu khắc họa trên đồ gốm. Trong đó, có những ký hiệu xuất hiện liên tiếp, ngay ngắn thành hàng. Chẳng hạn, trên chiếc bình gốm đen được phát hiện ở Nam Hồ (Nanhu), Dư Hàng (Yuhang), có 8 ký hiệu được chạm khắc liên tiếp. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, sự xuất hiện liên tiếp của các ký hiệu có thể phản ánh sự nỗ lực của người Lương Chử cổ đại trong việc ghi lại lời nói, đây có thể là manh nha của chữ viết nguyên thủy.
20世纪90年代,在山东邹平丁公遗址一处龙山文化晚期灰坑中,考古人员在一块陶片上,发现刻有排列成行的11个符号。一些学者认为,这已经是一段较为成形的文字。在江苏高邮市龙虬庄遗址,一块磨光的黑陶残片上,也有排列成行的8个符号,年代比丁公陶文略晚。
Vào những năm 90 thế kỷ 20, trong một hố tro thời kỳ cuối của Văn hóa Long Sơn tại di chỉ Đinh Công Trâu Bình (Dinggong Zouping), tỉnh Sơn Đông (Shandong), các nhà khảo cổ phát hiện 11 ký hiệu được khắc chạm ngay ngắn thành hàng trên một mảnh gốm. Một số học giả cho rằng, nó có hình dáng của một đoạn văn tự. Tại di chỉ thôn Long Cù (Longqiu), thành phố Cao Bưu (Gaoyou), tỉnh Giang Tô (Jiangsu), trên một mảnh gốm đen bóng, cũng phát hiện 8 ký hiệu xếp thành hàng, có niên đại muộn hơn ký hiệu trên gốm Đinh Công.
但是,由于发掘材料有限,对于这些刻画符号的解读十分艰难,因而对它们能不能算作早期文字,一直处于激烈争议之中,至今仍无定案。
Tuy nhiên, do tư liệu khai quật còn hạn chế, nên rất khó giải thích được những ký hiệu chạm khắc này, vậy nên đây có được coi là một loại chữ viết nguyên thủy hay không, vẫn còn nhiều tranh cãi gay gắt, đến nay vẫn là một câu hỏi để ngỏ.
文字起源也经历过“满天星斗”
Nguồn gốc chữ viết cũng trải qua một “bầu trời đầy sao”
上世纪80年代,河南省中部舞阳县城北的贾湖村名噪一时。经过6次考古发掘,考古人员不仅发现了世界上最早的可吹奏乐器骨笛,而且在一些龟甲、骨器、石器上,发现有刻画符号。
Vào những năm 1980, thôn Giả Hồ (Jiahu) ở phía bắc huyện Vũ Dương (Wuyang), miền trung tỉnh Hà Nam (Henan) nổi tiếng một thời. Sau 6 lần khai quật khảo cổ, các nhà khảo cổ không chỉ phát hiện nhạc cụ thổi sáo xương sớm nhất trên thế giới, mà còn phát hiện một số ký hiệu khắc họa trên yếm rùa, xương và đồ đá.
贾湖遗址发现的刻画符号共有17例。其中有些符号形状与商代甲骨文颇有相似之处,比如其中一例形似眼睛的刻符,颇像甲骨文的“目”字。加上这些符号刻在龟甲之上,常常引来研究者对贾湖刻符与甲骨文关系的联想。
Trong tổng số 17 ký hiệu khắc họa được phát hiện ở di chỉ Giả Hồ, một số ký hiệu có hình dạng giống chữ giáp cốt nhà Thương, chẳng hạn một ký hiệu có hình dạng giống con mắt, khá giống chữ “mục” (mắt). Những ký hiệu khắc trên yếm rùa này, thường khiến các nhà nghiên cứu liên tưởng đến mối quan hệ giữa các ký hiệu khắc họa Giả Hồ và những chữ khắc trên yếm rùa (văn giáp cốt).
学者唐建研究认为,从文字发展的阶段看,殷墟甲骨卜辞已是相当成熟的文字。在它之前,我国文字起源必然有一个相当长的发展过程,所以贾湖刻符为探索我国文字起源提供了极为重要的线索。“贾湖遗址甲骨刻符的绝对年代大大早于南美索不达米亚复杂刻画的绝对年代,这为汉字起源于中国提供了最重要的考古证据。”
Theo nghiên cứu của học giả Đường Kiến (Tangjian) cho rằng: Nhìn từ giai đoạn phát triển văn tự, những dòng văn tự khắc trên quẻ bói giáp cốt Ân Khư (Yinxu) đã tương đối chín muồi. Trước nó, nguồn gốc chữ viết Trung Quốc chắc chắn đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, vậy nên ký hiệu khắc họa Giả Hồ đã cung cấp những manh mối vô cùng quan trọng cho việc khám phá nguồn gốc của văn tự Trung Quốc. “Tuổi đời tuyệt đối của ký hiệu giáp cốt tại di chỉ Giả Hồ sớm hơn tuổi đời tuyệt đối của các bức khắc họa phức tạp ở Nam Lưỡng Hà (Mesopotamia), điều này đã cung cấp những minh chứng khảo cổ quan trọng nhất cho thấy Hán tự bắt nguồn từ Trung Quốc.”
与贾湖遗址同属淮河流域的安徽蚌埠双墩遗址,距今7300年左右。双墩遗址刻画符号的主要发现整理者之一徐大立研究认为,双墩刻画符号,既有象形符号,也有会意符号和指示符号;既有单体符号,也有复合符号和组合符号;从符号所反映的内容看,既有动植物类,也有几何类、自然现象类等。
Di chỉ Song Đôn (Shuangdun), Bạng Phụ (Bangbu), An Huy (Anhui) và di chỉ Giả Hồ đều thuộc lưu vực sông Hoài Hà, cách đây khoảng 7.300 năm. Ông Từ Đại Lực (Xu Dali), một trong những người phát hiện và sắp xếp các ký hiệu khắc họa cho biết, ký hiệu khắc họa ở Song Đôn, không chỉ có ký hiệu tượng hình, mà còn có ký hiệu hội ý và ký hiệu chỉ thị; không chỉ có ký hiệu đơn lẻ, mà còn có ký hiệu kép và ký hiệu tổ hợp; về nội dung mà các ký hiệu phản ánh, không chỉ có động thực vật, mà còn có hình học và các hiện tượng thiên nhiên, v.v.
“双墩刻画符号的主要特点是简洁、生动、形象,具有文字书写特征。”徐大立认为,刻画符号中出现了一部分固定的单体符号,当这些符号与其他符号相组合时,可以从中分析出所显示的内容,成为一种可以会意并解读的符号。
“Đặc điểm chính của các ký hiệu ở khu di chỉ Song Đôn là đơn giản, sinh động, hình tượng, mang đặc trưng của chữ viết.” Từ Đại Lực cho rằng, trong các ký hiệu khắc họa được phát hiện có một số là ký hiệu đơn lẻ cố định, khi các ký hiệu này được kết hợp với các ký hiệu khác, chúng ta có thể phân tích nội dung của nó, trở thành một loại ký hiệu hội ý có thể hiểu biết và diễn giải.
因此,双墩遗址刻画符号,也被认为对探索汉字起源提供了重要线索。考古专家李伯谦说,双墩文化为中国新石器时代文化谱系和中国文字起源的研究注入新内容,表明早在7000多年前淮河中游地区就已显露出早期文明曙光,淮河流域与黄河流域、长江流域同样是中国古代文明的发祥地之一,为中国古代文明起源多元一体学说提供了有力证据。
Vì thế, ký hiệu khắc họa ở di chỉ Song Đôn, cũng được nhận định rằng đã cung cấp những manh mối quan trọng cho việc khám phá nguồn gốc chữ Hán. Chuyên gia khảo cổ Lý Bác Khiêm (Li Boqian) bày tỏ: Văn hóa Song Đôn đã góp phần tạo cây phả hệ cho văn hóa thời kỳ đồ đá mới của Trung Quốc, đồng thời cũng tiếp thêm nội dung mới vào việc nghiên cứu nguồn gốc chữ viết của Trung Quốc, cho thấy vào hơn 7.000 năm trước, ánh sáng của nên văn minh sơ khai đã le lói ở khu vực trung lưu sông Hoài Hà, lưu vực sông Hoài Hà cùng với lưu vực sông Hoàng Hà và khu vực sông Trường Giang đều là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại Trung Quốc, cung cấp những minh chứng xác thực cho luận điểm về khối hợp nhất đa nguyên cấu thành nền văn minh Trung Quốc cổ đại.
考古发现,我国新石器时代主要文化遗址里,几乎都有刻画符号发现。各种符号的分布几乎遍及全国,从青海、陕西到东南沿海,从黄河流域到长江流域,都有发现。有的刻在陶器上,有的刻在玉器上,还有的刻在龟甲上。正如中华文明在起源时经历了“满天星斗”般的孕育过程,中国早期文字的萌生似乎也经历了同样的过程。
Các khám phá khảo cổ phát hiện, tại hầu hết các di chỉ văn hóa chính thuộc thời kỳ đồ đá mới ở nước ta đều phát hiện các ký hiệu khắc họa. Các ký hiệu này dường như được phân bố rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, từ Thanh Hải, Thiểm Tây đến vùng duyên hải Đông Nam; từ lưu vực sông Hoàng Hà đến lưu vực sông Trường Giang, đều có phát hiện. Có ký hiệu được khắc trên đồ gốm, có ký hiệu được khắc trên ngọc bích, cũng có ký hiệu được khắc trên yếm rùa. Cũng như nguồn gốc của nền văn minh Trung Hoa trải qua một quá trình hình thành như “bầu trời đầy sao”, sự ra đời của chữ viết ở Trung Quốc thời kỳ đầu dường như cũng trải qua một quá trình tương tự.
甲骨文实现“多元一体”
Chữ Giáp cốt thể hiện “thống nhất đa nguyên”
《淮南子·本经》记载:“昔者仓颉作书,而天雨粟,鬼夜哭。”极言文字的创造,有着惊心动魄的力量。“一片甲骨惊天下”,甲骨文的发现宣告中国在3000多年前的殷商时期就已形成成熟的文字体系。如今,已经发现的甲骨文单字约4500个,能够释读的约1500个。
“Hoài Nam Tử - Bản Kinh” có ghi: “Tích giả Thương Hiệt tác thư, nhi thiên vũ túc, quỷ dạ khốc.(tạm dịch là Ngày xưa Thương Hiệt tạo chữ, khiến cho trời mưa như trút, quỷ thần thảm khóc kinh hoàng.)” Điều đó chứng tỏ công đức sáng tạo chữ viết, chứa đựng sức mạnh chấn động lòng người. “Nhất phiến giáp cốt kinh thiên hạ”, việc phát hiện chữ giáp cốt chứng tỏ Trung Quốc đã hình thành một hệ thống chữ viết chín muồi trong thời kỳ Ân Thương cách đây hơn 3.000 năm. Đến nay, có khoảng 4.500 chữ giáp cốt đơn lẻ được phát hiện, có thể đọc hiểu khoảng 1.500 chữ.
许慎《说文解字序》称:“仓颉之初作书,盖依类象形,故谓之文,其后形声相益,即谓之字。”他将文字归为六类,即“六书”:指事、象形、形声、会意、转注和假借。
Hứa Thận trong “Lời tựa Thuyết văn giải tự ” viết: “Thương hiệt chi sơ tác thư, cái y loại tượng hình, cố vị chi văn, kỳ hậu hình thanh tương ích, tức vị chi tự. (tạm dịch là lúc Thương Hiệt tạo chữ, ” Ông chia chữ viết ra thành 6 loại, tức “Lục thư”: Chỉ sự, tượng hình, hình thanh, hội ý, chuyển chú, giả tá.
考古专家李学勤指出,甲骨文是商代后期的文字,字的个数已经超过4000个,而且从字的结构看,“六书”都已具备,所以甲骨文是一种相当发达的文字系统,汉字的演变在它以前肯定有一个很长的过程。
Lý Học Cần (Li Xueqin) chuyên gia khảo cổ chỉ ra rằng, chữ giáp cốt là chữ viết vào cuối thời nhà Thương, với hơn 4.000 chữ, xét về cấu trúc các chữ này đều bao hàm trong cách tạo chữ “lục thư”, vì vậy chữ giáp cốt là một hệ thống chữ viết tương đối phát triển, quá trình phát triển của chữ Hán chắc chắn đã trải qua một hành trình rất lâu dài trước thời điểm chào đời.
浙江平湖庄桥坟遗址,两件残石钺上发现的刻画符号经考证确认是良渚时期原始文字,距今约5000年 韩传号 摄
Hình ảnh: Di chỉ Trang Kiều Phần, Bình Hồ, Chiết Giang. Những ký hiệu khắc họa được phát hiện trên hai chiếc rìu đá được xác nhận là văn tự nguyên thủy thời kỳ Lương Chử, cách đây khoảng 5.000 năm.
另一方面,研究者也指出,甲骨文里保留着一些比较明显的原始文字的痕迹,还存在着比较多的表意字,虽然已经变得不太象形,但是表意字的构成仍然带有比较原始的“图画”性质。
Mặt khác, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chữ giáp cốt vẫn còn lưu giữ những dấu tích đặc trưng của chữ viết nguyên thủy, trong đó có khá nhiều chữ hội ý, mặc dù cấu trúc chữ không còn hình tượng như trước, song bố cục của chữ hội ý vẫn mang tính chất “hình ảnh” ban đầu.
在甲骨文之前,贾湖甲骨刻符、双墩刻符、大汶口图符、邹平丁公“陶书”、良渚陶器连刻符号等等,都有可能融入汉字产生的主流,不同程度地被后来统一的汉字所吸收。
Trước chữ giáp cốt, ký hiệu giáp cốt Giả Hồ, ký hiệu khắc họa Song Đôn, ký hiệu Đại Vấn Khẩu, “Đào thư” Đinh Công Trâu Bình, ký hiệu kép trên đồ gốm Lương Chử, v.v., đều có khả năng hòa nhập vào xu hướng sản sinh ra chữ Hán, sau đó chúng đã được chữ Hán hợp nhất hấp thụ ở các mức độ khác nhau.
与中华文明的形成过程一样,中国文字也经历了一个从多元走向一体的过程。所谓仓颉造字的传说,或许就是统一“原始文字”的过程。仓颉如果确有其人,应该是对各种原始刻画符号进行整理的人。
Giống như quá trình hình thành nền văn minh Trung Hoa, văn tự Trung Quốc cũng trải qua một quá trình từ đa nguyên đến hợp nhất. Cái gọi là truyền thuyết Thương Hiệt sáng tạo chữ viết, có lẽ là quá trình thống nhất “văn tự nguyên thủy”. Nếu Thương Hiệt là nhân vật có thật, chắc hẳn ông là người tiến hành sắp xếp chỉnh lý những ký hiệu khắc họa nguyên thủy này.
李伯谦认为,文字起源有一个漫长的过程,大约距今9000年至4000年前,为文字起源的初步发展阶段;4000年前直到秦始皇统一文字,是文字逐步走向成熟的阶段;秦始皇统一文字之后,是文字最后定型并广泛推广使用的阶段。
Lý Bác Khiêm cho rằng, nguồn gốc của văn tự là một quá trình lâu dài, từ khoảng 9.000 đến 4.000 năm trước, là giai đoạn phát triển sơ khai của nguồn gốc văn tự; từ 4.000 năm trước đến Tần Thủy Hoàng thống nhất văn tự, là giai đoạn văn tự dần dần trưởng thành; sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất văn tự, là giai đoạn văn tự được hoàn thiện và sử dụng rộng rãi.
在秦始皇统一之前,各地的文字还存在较多的差异性。列国的金文、陶文、帛书、简书等,仍然存在区域差异,就是一样的文字,也有好几种写法。公元前221年,秦灭六国,建立统一的中央集权国家。李斯奉诏“罢其不与秦文合者”,创制小篆,“车同轨,书同文”。
Trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, văn tự ở các nơi vẫn tồn tại nhiều khác biệt. Kim văn, Đào văn, sách lụa, giản thư (trúc thư), v.v. ở Đông Chu Liệt Quốc, vẫn tồn tại những khác biệt mang tính khu vực, mặc dù cùng một loại văn tự, thì cũng có nhiều cách viết khác nhau. Năm 221 trước Công nguyên, nước Tần tiêu diệt 6 nước, thành lập nhà nước tập hợp quyền lực thống nhất. Lý Tư (Li Si) vâng lệnh chiếu thư “Bãi kỳ bất dữ tần văn hợp giả”, sáng tạo chữ tiểu triện, “xa đồng quỹ, thư đồng văn”.
文字的统一将不同的族群焊接成一个伟大的民族,随着岁月的变迁,天下分分合合,但“书”必“同文”成为顽强的文化原则,也成为华夏儿女割不断的纽带。(刊于《半月谈内部版》2020年第8期)
Sự hợp nhất của văn tự đã gắn kết các nhóm người khác nhau để hình thành một dân tộc vĩ đại, theo thời gian, thiên hạ tan tan hợp hợp, nhưng “thư” phải “đồng văn” trở thành nguyên tắc văn hóa mạnh mẽ, cũng trở thành mối quan hệ kết nơ không thể cắt bỏ của những người con Hoa Hạ.
Lưu hành nội bộ tạp chí Bán Nguyện Đàm, số 8 năm 2020
编译:裴碧捷
校对:冯超
排版:宁笑葳
(半月谈记者 皮曙初)
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc