Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
从春秋到春节:饺子中包裹的中国故事 Từ Xuân Thu đến Tết Xuân: Sủi cảo chứa đựng câu chuyện Trung Quốc
15 January 2025 | By viadmin | http://www.xinhuanet.com/20240213/534f207c9d2f423e8f287c468700bc8a/c.html
从春秋到春节:饺子中包裹的中国故事
Từ Xuân Thu đến Tết Xuân: Sủi cảo chứa đựng câu chuyện Trung Quốc
来源:新华社, 2024 年2月13日
Theo nguồn tin: Tân Hoa xã, ngày 13 tháng 2 năm 2024
春节时,一家人围坐在一起包饺子、吃饺子,牵动着许多中国人心中无比温馨的记忆。在北方,芹菜馅饺子寓意“勤奋上进”,而韭菜馅饺子则寓意“长长久久”;在南方,蛋饺和炸成金黄色的油角,外观酷似元宝。饺子,不仅象征和睦团聚,也承载着人们对新的一年的美好祈愿。
Mỗi dịp tết đến xuân về, hình ảnh các thành viên gia đình quây quần bên nhau gói sủi cảo, ăn sủi cảo, đã chạm đến muôn triệu trái tim của người dân Trung Quốc. Ở miền Bắc Trung Quốc, sủi cảo nhân rau cần tây có ngụ ý “cần cù tiến bộ”, sủi cảo nhân rau hẹ có nghĩa là “bền bỉ dài lâu”; Ở miền Nam Trung Quốc, sủi cảo vỏ trứng và bánh gối rán màu vàng ươm, có hình dáng giống như thỏi vàng. Sủi cảo, không chỉ tượng trưng cho sự hòa thuận sum vầy, mà còn chứa đựng những nguyện ước tươi đẹp của mọi người chào đón năm mới.
吃饺子作为春节习俗的起源并不明确,但据中国社会科学院考古研究所研究员王仁湘介绍,饺子在明代宫中被称作“水点心”“扁食”,并有将银钱包入饺子中的习俗,寓意新年的吉祥。
Phong tục ăn sủi cảo vào ngày Tết vẫn chưa rõ nguồn gốc , nhưng theo ông Wang Renxiang (Vương Nhân Tương), nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, sủi cảo được coi là “điểm tâm nước” “bánh chẻo”, đồng thời còn có tục lệ nhét đồng xu vào sủi cảo với ước nguyện một năm mới đại cát đại lợi.
王仁湘介绍,春节吃饺子的风俗到了清代已广为流传。清代《燕京岁时记》记载,初一“无论贫富贵贱,皆以白面作角(饺)而食之,谓之煮饽饽。举国皆然,无不同也”。
Ông Vương Nhân Tương cho biết, phong tục ăn sủi cảo vào ngày Tết đã được phổ biến rộng rãi vào thời nhà Thanh. Bộ “Ký tuế thời Yên Kinh” có ghi, vào ngày mồng một tháng giêng, “Vô luận bần phú quý tiện, giai dĩ bạch diện tác giác (giáo) nhi thực chi, vị chi chử bột bột. Cử quốc giai nhiên, vô bất đồng dã” (Có nghĩa là, bất luận giàu nghèo sang hèn, đều dùng bột mì trắng gói sủi cảo và ăn, gọi là nấu mì. Cả nước đều giống nhau, không có gì khác biệt.)
关于饺子最早的文献记载之一,来源于南北朝时期文学家颜之推:“今之馄饨,形如偃月,天下通食也。”
Một trong những văn bản ghi chép sớm nhất về sủi cảo bắt nguồn từ nhà văn Yan Zitui (Nhan Chi Thôi) thuộc thời kỳ Nam Bắc triều, “Hoành thánh ngày nay, có hình dáng giống hệt như mặt trăng lưỡi liềm, phổ biến rộng rãi khắp nơi Thiên hạ.”
“根据颜之推的描述,这偃月形的馄饨其实就是饺子,也使得烹饪学界长期认为饺子起源于南北朝时期。”
“Theo sự mô tả của Nhan Chi Thôi, loại hoành thánh này có hình dáng giống mặt trăng lưỡi liềm thực ra là sủi cảo, đã khiến giới ẩm thực lâu nay luôn cho rằng sủi cảo có nguồn gốc từ thời kỳ Nam Bắc Triều.”
而考古学界的发现,则将饺子的历史追溯到春秋时期。山东滕州,春秋时期薛国的都城所在地,成了探索饺子起源的重要地点。
Song những phát hiện của giới khảo cổ học đã truy nguyên lịch sử của sủi cảo đến tận thời kỳ Xuân Thu. Thành phố Đằng Châu tỉnh Sơn Đông ngày nay từng là kinh đô của nước Tiết vào thời kỳ Xuân Thu, trở thành địa điểm quan trọng để khám phá nguồn gốc của sủi cảo.
山东博物馆考古研究部副主任王冬梅介绍,1978年,考古学者对薛国故城遗址进行了重点发掘,发现约2500年前的薛国国君的墓中摆放着28件青铜礼器,里面的牛、羊、猪、鸡、鱼骨骼保存完好。更令人兴奋的是,当一件铜簠被打开时,考古学者看到其中摆放着状似水饺的食物。
Wang Dongmei (Vương Đông Mai) phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Bảo tàng Sơn Đông cho biết, năm 1978, các nhà khảo cổ học đã tiến hành trọng điểm khai quật di chỉ thành cổ nước Tiết, phát hiện 28 lễ khí bằng đồng thau được đặt trong mộ quốc trưởng nước Tiết khoảng 2.500 năm trước, trong đó xương các loại gia súc, gia cầm như trâu (bò) , cừu, lợn, gà, cá được bảo tồn nguyên vẹn. Điều thú vị hơn nữa là, khi mở nắp một chiếc liễn vuông bằng đồng, các nhà khảo cổ phát hiện bên trong đựng đồ ăn có hình dáng như sủi cảo.
“铜簠出土时上下锈蚀在一起,用手铲慢慢撬开后发现,其中排放着黄色的三角形食物,长边大概有5到6厘米,外观酷似水饺,表面覆盖着一层白色粉末,风一吹就消散了。当用竹签轻轻拨动这些食物时,它们碎裂开来,里面有馅状屑物,但已无法辨认是什么馅。”王冬梅说。
“Khi cái liễn bằng đồng thau được khai quật, nắp và thân liễn bị gỉ dính chặt vào nhau, phải dùng xẻng từ từ cạy ra mới phát hiện, bên trong có đựng đồ ăn hình tam giác màu vàng, cạnh dài khoảng 5-6cm, hình dáng bên ngoài rất giống sủi cảo, bên ngoài có phủ một lớp bột trắng, gặp gió là biến mất. Khi dùng tăm tre gạt nhẹ những đồ ăn này, chúng sẽ bị vỡ ra, bên trong có nhân, nhưng không xác nhận được là nhân gì.” Vương Đông Mai nói.
山东滕州薛国故城出土的春秋时期饺子。王冬梅供图
Hình ảnh 1: Sủi cảo thời Xuân Thu được khai quật tại khu thành cổ nước Tiết ở Đằng Châu, Sơn Đông.
“这座墓葬未被盗掘,保存状态完好,出土文物数量丰富。据我所知,目前山东和全国其他地区暂未发现比这些三角形食物更早的饺子遗迹,说明饺子作为中国饮食文化中的一个独特元素,很有可能起源于山东。”曾主持薛国故城考古的领队胡新立告诉记者。
“Ngôi mộ này chưa từng bị đào trộm, được bảo tồn rất tốt, số lượng văn vật khai quật phong phú. Theo tôi được biết, hiện tại Sơn Đông và các địa phương khác trên toàn quốc không có phát hiện dấu hiệu về sủi cảo sớm hơn món ăn có hình tam giác này, chứng tỏ sủi cảo là một nguyên tố độc đáo trong văn hóa ẩm thực Trung Quốc, rất có thể được bắt nguồn từ Sơn Đông. ” Ông Hu Xinli (Hồ Tân Lập), người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ thành cổ nước Tiết cho biết.
在东汉、三国时期的西南地区,饺子似乎已是餐桌上颇受欢迎的美食。
Khu vực Tây Nam thời Đông Hán và thời Tam Quốc, sủi cảo dường như đã trở thành món ăn được yêu thích trên bàn ăn.
四川博物院藏有一件重庆忠县涂井崖墓出土的东汉至三国时期的庖厨俑。厨师神态轻松,身前的案板上食材丰富,有鱼、猪、羊等,羊头的旁边是一枚清晰可辨的饺子。
Bảo tàng Tứ Xuyên có lưu giữ một tượng đầu bếp thời Đông Hán đến thời Tam Quốc được khai quật tại lăng mộ trên vách Đồ Tỉnh ở huyện Khánh Trung (Qing Zhong). Tượng Bếp có thần thái tươi tỉnh, trên thớt có nhiều nguyên liệu như: cá, thị lợn, thịt dê, bên cạnh đầu dê là một chiếc sủi cảo rất dễ nhận ra.
四川博物院藏东汉至三国时期庖厨俑,案板最左侧为饺子。四川博物院供图
Hình 2: Tượng đầu bếp thời kỳ Đông Hán đến thời Tam Quốc, góc trái trên thớt là sủi cảo.
成都文物考古研究院副研究员左志强说:“在四川、重庆地区,东汉、三国时期考古发掘出土了大量形象生动的庖厨俑,高度在20到50厘米左右,案板上食材丰富,厨师们大多面带微笑,似乎在享受着烹饪过程。”
Ông Zuo Zhiqiang (Tả Chí Cường), nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Khảo cổ Văn vật Thành Đô cho biết: “Khu vực Trùng Khánh, Tứ Xuyên, các cuộc khai quật khảo cổ thời Đông Hán đến thời Tam Quốc đã phát hiện một số lượng lớn các bức tượng đầu bếp với hình dáng sinh động, với chiều cao khoảng 20-50cm, trên thớt có nhiều loại nguyên liệu, các đầu bếp với sắc thái tươi vui, như đang tận hưởng quá trình chế biến món ăn.”
“这些庖厨俑见证了那一时期人们从吃饱到吃好的转变,客观展示了当时经济社会的文明程度。”重庆市云阳博物馆馆长温小华表示,除了庖厨俑,那一时期出土的文物还包括劳动俑、歌舞俑等,这些人像形象普遍面露喜色,反映了当时川渝地区百姓乐观豁达的精神、丰衣足食的生活状态,以及对未来美好生活的期待。
“Những bức tượng bếp này đã chứng kiến sự biến đổi từ ăn no sang ăn ngon của người dân thời đó, thể hiện một cách khách quan trình độ văn minh của kinh tế và xã hội thời đó.” Wen Xiaohua (Ôn Tiểu Hoa), Giám đốc Bảo tàng Vân Dương thành phố Trùng Khánh cho biết, các văn vật được khai quật trong giai đoạn đó, ngoài tượng Bếp còn có tượng lao động, tượng ca vũ, ... chân dung của những bức tượng này đa phần thể hiện sự vui tươi, điều này phản ánh tinh thần lạc quan cởi mở, cuộc sống sung túc của người dân vùng đất Trùng Khánh Tứ Xuyên thời bấy giờ, đồng thời cũng thể hiện mong ước về một cuộc sống tươi đẹp hơn trong tương lai.
据介绍,仅重庆一地就已发现10余件带有饺子的庖厨俑。
Được biết, chỉ riêng khu vực Trùng Khánh đã phát hiện hơn 10 bức tượng Bếp có sự xuất hiện của sủi cảo.
重庆丰都出土的庖厨俑。重庆市文物考古研究院供图
Hình 3: Tượng Bếp khai quật tại Phong Đô Trùng Khánh
“因为气候干燥,新疆吐鲁番阿斯塔那唐墓中曾发掘出不少保存完好的唐代点心面食实物。出土的面食中就有饺子,与现代常见的饺子在大小形状上几乎一模一样。”王仁湘说。
“Do khí hậu khô ráo, đã có nhiều món điểm tâm và món ăn làm từ bột mì được bảo quản toàn vẹn được khai quật trong ngôi mộ đời Đường ở Astana thành phố Turpan, Tân Cương. Trong số các món ăn làm từ bột mì này có sủi cảo, có hình dáng kích thước gần như giống hệt với sủi cảo ngày nay. ” Vương Nhân Tương nói.
新疆出土的唐代点心及饺子。鲁礼鹏供图
Hình 4: Điểm tâm và sủi cảo đời Đường khai quật ở Tân Cương
长期从事阿斯塔那晋唐墓地整理工作的新疆考古所研究员鲁礼鹏介绍,目前阿斯塔那墓地已出土20余枚唐代的饺子,一些墓葬被盗扰严重,但从发掘现场看,这些饺子一般盛放在陶、木器中,随葬在墓主头部旁。
Lu Lipeng (Lỗ Lễ Bằng), nghiên cứu viên tại Viện Khảo cổ học Tân Cương, người từng phụ trách công tác thu dọn nghĩa trang nhà Đường, nhà Tấn ở Astana trong một thời gian dài cho biết, hiện có hơn 20 chiếc sủi cảo đời Đường đã được khai quật tại nghĩa trang Astana, một số ngôi mộ bị đào trộm và phá hoại nghiêm trọng, nhưng nhìn từ hiện trường khai quật cho thấy, những chiếc sủi cảo này thường được đựng trong đồ gốm và đồ gỗ, làm đồ tùy táng để ở cạnh đầu của người được chôn cất.
谈到饺子于2500年间在中华大地上的流传,王仁湘认为,饺子制作简单,可以根据不同的口味需求搭配馅料。这种便捷性,加上其美味和象征意义,使得它更容易传播、传承。
Sủi cảo được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc vào khoảng hơn 2.500 năm trước, Vương Nhân Tương cho rằng, phương pháp chế biến sủi cảo rất đơn giản, có thể làm các loại nhân khác nhau tùy theo các hương vị theo yêu cầu. Sự tiện lợi này, cùng với hương vị thơm ngon và ý nghĩa tượng trưng của nó, khiến nó được phổ biến và kế thừa một cách dễ dàng hơn.
“从春秋的遗址到现代的餐桌,饺子承载着中国人的情感寄托与文化认同,也凝聚着中国人对生活的热爱与对未来的憧憬。”
“Từ di chỉ thời Xuân Thu đến bàn ăn hiện đại, sủi cảo truyền tải và gửi gắm tình nghĩa và sự đồng thuận văn hóa của nhân dân Trung Quốc, đồng thời thể hiện tình cảm yêu đời và khát khao về một tương lai tươi đẹp của người dân Trung Quốc. ”
编译Biên dịch:Bích Tiệp(碧捷)
校对Hiệu đính:冯超 (Phùng Siêu)
排版Sắp chữ:宁笑葳 (Ninh Tiếu Uy)
http://www.xinhuanet.com/20240213/534f207c9d2f423e8f287c468700bc8a/c.html
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc