Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

春节 Tết cổ truyền Trung Hoa


15 January 2025 | By viadmin | https://weread.qq.com/web/reader/19132a7071726198191b7aek33e3289021c33e75ff09694

春节

Tết cổ truyền Trung Hoa

我国各种传统历法的正月初一就是新年,古代称为元旦正旦有始之意,指天明的时间,也通指白天,元旦便是一年开始的第一天。元旦一词,最早出自南朝梁人萧子云《介雅》诗:四气新元旦,万寿初今朝。宋代吴自牧《梦梁录》卷一正月条目:正月朔日,谓之元旦,俗呼为新年

Ngày đầu tiên của tháng Giêng trong các cách tính lịch cổ truyền khác nhau ở Trung Quốc là ngày Tết, ngày xưa gọi là “Nguyên đán”, “Chính đán”. “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, “đán”chỉ thời gian lúc bình minh, cũng có nghĩa là ban ngày, nguyên đán có nghĩa là ngày đầu năm mới. Từ “Nguyên đán”, xuất hiện sớm nhất trong bài thơ “Giới nhã” của Tiêu Tử Vân, một người gốc Lương thời Nam Triều: “Tứ khí tân nguyên đán, vạn thọ sơ kim triều.” Trong mục “tháng Giêng” thuộc quyển 1 bộ “Mộng Lương lục” của Ngô Tự Mục nhà Tống có ghi “Chính nguyệt sóc nhật, vị chi nguyên đán, tục hô vy tân niên”.

元旦,《书·舜典》中叫元日,汉代崔瑗《三子钗铭》中叫元正;晋代庾阐《扬都赋》中称作元辰;北齐时的一篇《元会大享歌皇夏辞》中呼为元春;唐德宗李适《元日退朝观军仗归营》诗中谓之元朔。新中国成立后用公元纪年法,将农历正月初一称春节,将公历11日定为元旦

Nguyên đán, Thư·Thuấn điển” gọi “Nguyên đán, trong Tam tử thoa minh” Thôi Viện nhà Hán gọi “Nguyên chính”; trong “Dương đô phú” Vu Thuyền nhà Tấn gọi là “Nguyên thìn”; trong bài “Nguyên hội đại hưởng ca hoàng hạ từ” thời Bắc Tề gọi là “Nguyên xuân”; Đường Đức Tông Lý Thích trong bài “Nguyên nhật thoái triều quan quân trượng quy doanh” lại gọi là “nguyên sóc”. Sau khi Trung Quốc mới thành lập, sử dụng “phương pháp lịch công nguyên”, ngày đầu tiên của tháng Giêng đưc gọi là “Tết Xuân”, ngày 1 tháng 1 ơng lịch đưgọi là “Nguyên đán.

春节一般指除夕和正月初一。但在民间,传统意义上的春节是指从腊月初八的腊祭或腊月二十三或二十四的祭灶,一直到正月十五,其中以除夕和正月初一为高潮。腊月二十三或二十四的祭灶揭开春节的序幕,举行过祭灶后,便正式开始做迎接过年的准备。

Ngày Tết thường chỉ ngày 30 tết và ngày mồng Một tháng Giêng. Nhưng trong dân gian, theo góc độ truyền thống ngày Tết bắt đầu từ việc tế Lạp vào mồng 8 tháng Chạp Lễ Lạp Bát hoặc ngày cúng ông Táo vào 23 hoặc 24 tháng Chạp, đến tận Rằm tháng Giêng, mà 30 Tết và ngày mồng Một là cao trào lễ tết. Lễ cúng ông Táo vào 23, 24 tháng Chạp mở màn cho Tết, cũng là thời điểm mọi nhà bắt đầu chuẩn bị cho việc đón Tết.

对于中华民族来说,春节是年节民俗中与社会群体生活联系最密切、覆盖面最广泛的一个节日。一年之计在于春”,“百节年为首,作为中华民族最重要的传统节日的春节,庆祝方式也最为隆重。我们可以从下述习语中了解春节的主要习俗:吃饺子、放鞭炮、拜年、贴春联、门神、年画、团聚、守岁等。

Đối với dân tộc Trung Hoa mà nói, Tết là ngày lễ gắn bó mật thiết với sinh hoạt cộng đồng xã hội có phạm vi bao phủ rộng nhất trong các phong tục dân gian. “Một năm bắt đầu từ mùa xuân”, “Cả năm có ngày Tết”, là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của dân tộc Trung Hoa, hình thức đón Tết cũng được tổ chức long trọng nhất. Những phong tục chính của Tết gồm có: ăn sủi cảo, đốt pháo, chúc Tết, dán câu đối, tế thần cửa, vẽ tranh Tết, đoàn t gia đình, cùng nhau đón giao thừa, v.v...

中国民间有开门爆竹一说。即在新的一年到来之际,家家户户开门的第一件事就是燃放爆竹,以哔哔叭叭的爆竹声除旧迎新来渲染新年辞旧迎新、闹春接春的喜庆气氛。

Dân gian Trung Quốc có câu “tiếng pháo mở màn”. Tức là khi Tết đến, việc đầu tiên của mọi nhà là đốt pháo, tiếng pháo nổ tích tách tạm biệt cái cũ, đón chào cái mới, làm tăng không khí tưng bừng tươi mới của ngày Tết.

春节燃放爆竹原意是为了惊鬼驱魔。《荆楚岁时》记载:正月一日,鸡鸣而起,先于庭前爆竹,以避山臊恶鬼。这段记载说明爆竹在古代是一种驱瘟逐邪的工具。据《神异经》说,古代有个叫的凶残魔怪,每到腊月三十就出来伤害人畜,后来人们发现害怕响声和火,就想起在火中燃竹,用竹子的爆裂声使其远遁的办法。到了唐初,瘟疫四起,有个叫李田的人,把硝石装在竹筒里,点燃后使其发出更大的声响和更浓烈的烟雾,结果驱散了山岚瘴气,制止了疫病流行。这便是装硝爆竹的最早雏形。到了宋代,民间开始普遍用纸筒和麻茎裹火药编成串做成编炮(即鞭炮)。关于爆竹的演变过程,《通俗编排优》记载道:古时爆竹,皆以真竹着火爆之,故唐人诗亦称爆竿。后人卷纸为之。称曰爆竹。

Nguyên nhân đốt pháo trong ngày Tết là xua đuổi tà ma. “Kinh sở tuế thời” có ghi : “Mồng Một tháng Giêng, dậy lúc gà gáy, ra sân đốt pháo, nhằm xua đuổi  ma.” Từ đó có thể thấy pháo là công cụ xua đuổi tà ma trong thời cổ đại. Theo “Thần dị kinh” ghi, thời xưa có một con quái vật hung tàn tên là “Niên”, hàng năm cứ đến 23 tháng Chạp là nó thường xuất hiện hại người và gia súc, sau này người ta phát hiện “Niên” sợ âm thanh lớn và lửa, người ta nghĩ ra cách đốt tre vì đốt tre sẽ phát ra tiếng nổ khiến nó phải tránh xa. Đến đầu thời nhà Đường, bệnh dịch hạch bùng phát, một người đàn ông tên là Lý Điền đã cho bột qung Kali nitrat vào ống tre, châm lửa đốt cháy, khiến nó phát ra âm thanh to hơn, khói dày đặc hơn, kết quả xua tan sơn lam chướng khí, thành công ngăn chặn dịch bệnh. Đây là hình thức ban đầu sớm nhất của pháo n. Đến thời nhà Tống, dân gian bắt đầu dùng giấy cuộn thành ống nhồi thuốc pháo buộc chặt bằng sợi gai bện thành tràng gọi là “tràng pháo” (pháo nổ). Về quá trình phát triển của pháo, “Thông tục biên bài ưu” ghi chép: “Cổ thời bộc trúc, giai dĩ chân trúc trước hỏa bộc chi, cố Đường nhân thi diệc xưng bộc can. Hậu nhân quyển chỉ vy chi. Xưng viết bộc trúc.” (Có nghĩa là, Pháo trúc/pháo tre thuở ban đầu là trúc nổ khi đốt mà thành, đến thời nhà Đường, người ta gọi đây là pháo tre. Sau này người ta dùng giấy cuộn thành ống để làm, lại gọi là pháo trúc)

人们庆贺春节,把吉利欢庆的诗句或联语写在红纸上,这就是红春联。春联也叫门对春贴对联对子,春节贴春联的民俗起始于宋代并在明代开始盛行。这一民俗源于古代的桃符。相传上古时,有神荼和郁垒两兄弟善于驱邪捉鬼。后来人们为了辟邪驱鬼,就用桃木雕成神荼和郁垒的形象挂在门口。传说中桃木为仙木,同样有驱鬼的功效。北宋王安石《元日》诗爆竹声中一岁除,东风送暖入屠苏。千门万户瞳瞳日,争插新桃换旧符。写的就是这种情况。春联的种类比较多,依其使用场所,可分为门心、框对、横披、春条、斗方等。

Đón Tết, người ta thường viết những câu thơ hoặc câu đối mang ý nghĩa tốt lành trên giấy đỏ, được gọi là “Xuân liên đỏ” (câu đối đỏ). Xuân liên cũng được gọi là “môn đối”, “xuân thiệp” “đối liên”, “đối tử”, phong tục dán câu đối vào ngày Tết bắt nguồn từ thời nhà Tống và thịnh hành vào thời nhà Minh. Phong tục dân gian này bắt nguồn từ đào phù, tức bùa gỗ đào (桃符). Tương truyền thời xưa, có hai anh em Thần Đồ và Uất Lũy rất giỏi trừ tà bắt quỷ. Sau này để trừ tà bắt ma, người ta đã chạm khắc hình nh của Thần Đồ và Uất Lũy lên gỗ đào treo trước cửa. Theo truyền thuyết gỗ đào là loại gỗ tiên, vốn có công dụng xua đuổi tà ma. Vương An Thạch thời Bắc Tống trong bài thơ “Nguyên Nhật” viết: “Bốc trúc thanh trung nhất tuế trừ, đông phong tống noãn đồ tô. Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật, Tranh sáp tân đào hoán cựu phù. (Dịch thơ là, Hết một năm rồi tiếng pháo đưa. Gió xuân thổi ấm chén đồ tô. Muôn nhà vạn hộ bừng bừng sáng, Cài đào tống cựu đón bình an.) Câu đối có rất nhiều loại, căn cứ vào chức năng có thể chia thành: Môn tâm, khuông đối, hoành phi, xuân điều, đâu phương, v.v... 

春节还有倒贴福字的习俗。“福”字倒过来贴,表示幸福已到福气已到字倒贴在民间还有一则传说。明太祖朱元璋当年用字作暗记准备杀人。好心的马皇后为消除这场灾祸,令全城大小人家必须在天明之前在自家门上贴上一个字。马皇后的旨意自然没人敢违抗,于是家家门上都贴了字。其中有户人家不识字,竟把字贴倒了。第二天,皇帝派人上街查看,发现家家都贴了字,还有一家把字贴倒了。皇帝听了禀报大怒,立即命令御林军把那家满门抄斩。马皇后一看事情不好,忙对朱元璋说:那家人知道您今日来访,故意把福字贴倒了,这不是福到的意思吗?皇帝一听有道理,便下令放人,一场大祸终于消除了。从此人们便将福字倒贴起来,一求吉利,二为纪念马皇后。

Ngày Tết còn có phong tục dán ngược chữ “Phúc”. Chữ “” dán ngược, có nghĩa là “Phúc lộc đến” “Phước lành đến”. Chữ “” dán ngược trong dân gian có truyền thuyết. Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương đã sử dụng chữ “” làm ám hiệu khi chuẩn bị xử tử ai đó. Để tránh thảm họa này xảy ra, Mã Hoàng hậu đã ra lệnh cho tất cả mọi nhà trong thành phải dán chữ “” lên cửa trước bình minh. Mệnh lệnh của Mã Hoàng hậu đương nhiên là không ai giám làm trái, vậy nên nhà nhà dán “” lên cửa. Trong đó có gia đình không biết chữ, đã đem chữ “” dán ngược. Sáng hôm sau, Chu Nguyên Chương cho người đi kiểm tra, phát hiện nhà nào cũng dán “”, có một nhà dán ngược. Hoàng đế nghe xong vô cùng tức giận, cho ngự lâm quân xử tử hộ gia đình đó. Mã Hoàng hậu thấy vậy liền nói: “Hộ gia đình đó biết Hoàng thượng đến thăm, nên đã cố ý dán ngược chữ ‘’, đây chẳng phải là ‘Phước lành đến’ hay sao?” Hoàng đế nghe xong thấy có lý, liền ra lệnh thả gia đình đó ra, một thảm họa lớn cuối cùng đã được hóa giải. Từ đó người ta dán ngược chữ ‘’, một là cầu phước lành, hai là tưởng nhớ Mã Hoàng hậu

春节早饭吃除夕晚上包好的饺子来庆贺新年。饺子原称扁食,因为除夕子夜为除夕与新年交替的半夜时分,又称更岁交子交子是我国最早的纸币)。饺子取交子的谐音,寓意希望发财致富。春节吃饺子又叫做吃团圆饭,取全家团圆的意思。民间有好吃不过饺子的俗语。每逢新春佳节,饺子更成为一种应时不可缺少的佳肴。

Sáng mồng Một Tết ăn sủi cảo gói vào đêm giao thừa để chúc mừng năm mới. Sủi cảo vốn được gọi là há cảo, vì giờ Tý đêm giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, còn nói là “Chuyển giao vào giờ Tý”(giao tử/Jiaozi là tờ tiền giấy sớm nhất của Trung Quốc). Sủi cảo/Jiaozi đồng âm với giao tử/Jiaozi, ngụ ý hy vọng một năm phát tài phát lộc. Ngày Tết ăn sủi cảo còn được gọi là “bữa cơm đoàn viên”, gia đình sum vầy. Dân gian có câu “không gì ngon bằng sủi cảo”. Mỗi dịp tết đến xuân về, sủi cảo trở thành món ăn không thể thiếu trên bàn ăn mọi nhà.

过年吃饺子有很多传说,一说是为了纪念盘古氏开天辟地,结束了混沌状态;二是取其与浑囤的谐音,意为粮食满囤。另外,民间还流传说吃饺子的民俗与女娲造人有关。女娲抟土造成人时,由于天寒地冻,黄土人的耳朵很容易冻掉,为了使耳朵能固定不掉,女娲在人的耳朵上扎一个小眼,用细线把耳朵拴住,线的另一端放在黄土人的嘴里咬着,这样才算把耳朵做好。老百姓为了纪念女娲的功绩,就包饺子,即用面捏成人耳朵的形状,内包有馅(线),用嘴咬吃。

Có rất nhiều truyền thuyết về việc ăn sủi cảo vào ngày Tết. Một là, để tưởng nhớ Bàn Cổ Thị khai thiên lập địa, chấm dứt trạng thái hỗn độn; nó đồng âm với “hỗn độn”, nên gọi là “món ăn mãn độn”. Ngoài ra, dân gian còn truyền rằng truyền thuyết ăn sủi cảo có liên quan đến việc Nữ Oa tạo ra con người. Truyền rằng khi Nữ Oa tạo ra con người, do thời tiết lạnh giá, tai của người đất dễ bị rơi, để cho tai không bị rơi, Nữ Oa đã châm một cái lỗ nhỏ dùng sợi dây nhỏ buộc chặt tai lại, đầu dây còn lại gắn vào trong miệng người đất, như thế mới có thể cố định cái tai. Người dân để ghi nhớ công ơn của Nữ Oa nên đã gói sủi cảo, dùng bột mì gói thành hình dạng cái tai của người lớn, bên trong có nhân/xian/馅 (đồng âm sợi dây/xian/线), dùng miệng cắn ăn.

饺子成为春节不可缺少的节日食品,究其原因:一是饺子形如元宝。人们在春节吃饺子取招财进宝之音,二是饺子有馅,以寄托人们对新的一年的祈望。在包饺子时,人们常常将如意、糖、花生、枣和栗子等包进馅里。吃到如意、吃到糖的人,来年的日子更甜美,吃到花生的人将健康长寿,吃到枣和栗子的人将早生贵子。

Sủi cảo trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết, suy cho cùng là do sủi cảo có hình dạng giống với nguyên bảonén vàng. Ngày Tết ăn sủi cảo với ngụ ý “phát tài phát lộc”, ngoài ra sủi cảo có nhân, thể hiện nguyện ước tươi đẹp trong năm mới. Khi gói sủi cảo, người ta thường lấy như ý, đường, đậu phộng/lạc, táo đỏ, hạt dẻ làm nhân. Người ăn trúng sủi cảo có nhân như ý và đường, sẽ có một năm mới như ý ngọt ngào, ăn trúng sủi cảo nhân đậu phộng sẽ có một năm mới sức khỏe dẻo dai, ăn trúng sủi cảo nhân táo đỏ và hạt dẻ năm mới con cái đề huề, gia đình hạnh phúc.

大年初一为四时之始,人们以早为贵,认为早有所成,一切应占先。人们早起后,早鸣鞭炮,早开福门,早迎财喜神,早出门叩节拜年。过了初一,人们就不再讲究字了,故有大年初一起五更,大年初二日头红的说法。初一一早,人们起床穿好新衣后,第一件事是自家对拜,往往是后辈先祝福长辈,然后长辈再给后辈晓以期望。早饭后,就各自向自己的亲朋好友拜年,潮汕俗谚说:有心拜年初一、二,无心拜年初三、四。说的是拜年越早越见其诚意。故此,有的人起床后就立刻向亲戚朋友拜年去了,回来后才吃饭。春节拜年是人伦道德的体现。晚辈为所有的长辈拜年,长辈接受拜年并赏赐压岁钱。一拜一赐之间体现着长幼尊卑等基本人伦关系与相关的道德规范。

Bắt đầu từ 4 giờ mồng Một Tết, người ta coi sớm là quý, cho rằng dậy sớm dễ thành công, mọi việc càng làm sớm càng tốt. Mọi người dậy sớm, đốt pháo sớm, mở cửa rước phúc, đón thần tài sớm, đi chúc Tết sớm. Sau mồng Một, người ta sẽ không còn quan trọng chữ “sớm” nữa, có lẽ do “Mồng 1 dậy lúc 5 canh, Mồng 2 như ý vạn sự hồng”. Sáng mồng Một, sau khi thức dậy sẽ mặc quần áo mới, việc đầu tiên là chúc tết những người trong nhà, thường thì con cháu chúc tết ông bà cha mẹ, sau đó người lớn sẽ bày tỏ yêu cầu và kỳ vọng đối với con cháu. Sau bữa sáng, sẽ chúc tết bạn bè thân thích của mình. Ở Triều Sán có câu “người có tâm chúc Tết vào mồng Một, mồng Hai; người vô tâm chúc Tết vào mồng Ba, mồng Bốn.” Ý muốn nói chúc Tết càng sớm càng có thành ý. Vì thế, có người vừa ngủ dậy đã đi chúc Tết bạn bè người thân xong mới về ăn cơm. Việc chúc Tết thể hiện tính luân lý đạo đức của con người. Bề dưới chúc Tết bề trên, bề trên đón nhận lời chúc và mừng tuổi cho bề dưới. Mối quan hệ giữa bên chúc bên thưởng thể hiện mối quan hệ nhân văn kính trên nhường dưới và những chuẩn mực đạo đức liên quan. 

过去,过小年是官三民四道士和尚五,就是说凡是家有秀才以上的功名的都在腊月二十三日过小年,黎民百姓是二十四日,道士和尚是二十五日。也有官三民四船家五的说法,也就是指官府在腊月二十三日,一般民家二十四日,水上人家则在二十五日举行祭灶仪式。现在全国各地多在二十三日过小年。

Thời xưa, Tiểu Niên được tổ chức “quan tam, dân tứ, đạo sĩ hòa thượng năm”, ý nói phàm trong nhà có người đỗ công danh từ tú tài trở lên sẽ đón Tiểu Niên vào 23 tháng Chạp, dân thường tổ chức vào 24, đạo sĩ và hòa thượng tổ chức vào 25. Cũng có cách nói “quan tam, dân tứ nhà thuyền năm”, có nghĩa là quan phủ tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp, dân thường 24, những người làm nghề chài lưới sống trên thuyền cúng ông Táo vào ngày 25. Giờ đây, các địa phương trên toàn quốc đón Tiểu Niên vào ngày 23.

不等二十四到,二十三就要送灶,中华民族节庆活动祈求自身吉祥幸福的目的和愿望也可以从祭灶活动中体现出来。为了保佑一家老少生活幸福平安,中华民族有腊月二十三送家庭保护神之一——灶神的习俗,据说灶神长驻人家,对家中老小的言行听在耳中,看在眼里并随时记入帐簿,准备年终奏闻玉皇大帝,玉皇大帝将根据罪状的大小折损人们的阳寿。俗语上天言好事,下地保平安,折射出中国神仙信仰活动的功利性和对待神灵的实用主义态度。

“Không đợi đến 24, 23 là phải tiễn ông Táo”, mục đích và nguyện ước trong các hoạt động lễ hội của dân tộc Trung Hoa là cầu may mắn, hạnh phúc cho bản thân được thể hiện rõ nét qua hoạt động cúng tế ông Táo. Để phù hộ sức khỏe bình an cho mọi thành viên già trẻ trong gia đình, dân tộc Trung Hoa có tục lệ cúng tiễn ông Táo vào 23 tháng Chạp. Theo truyền thuyết, ông Táo là thần ngự ở trong nhà, nghe ngóng và quan sát lời ăn tiếng nói cũng như mọi cử chỉ hành động của các thành viên trong gia đình, đồng thời ghi chép vào sổ, chuẩn bị đến cuối năm lên trình báo với Ngọc Hoàng Đại đế, tùy theo mức độ tội trạng Ngọc Hoàng sẽ cắt giảm dương thọ của người đó. Tục ngữ có câu: “Lên trời nói lời hay, dưới đất phù bình an”, phản ánh tính vị lợi trong sinh hoạt tín ngưỡng và thái độ thực dụng trong việc đối đãi với thần linh của Trung Quốc.

编译:Bích Tiệp(碧捷)

校对Hiệu đính:冯超

排版Sắp chữ:宁笑葳

 

来自:《英汉习语与民俗文化》,殷莉、韩晓玲,北京大学出版社,2006-12ISBN9787301110867

https://weread.qq.com/web/reader/19132a7071726198191b7aek33e3289021c33e75ff09694 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ