Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
丝绸之路的文化遗产与价值 -- 中国走向世界、对外开放的永恒记忆 Di sản văn hóa và giá trị của Con đường Tơ lụa -- Ký ức vĩnh cửu về Trung Quốc vươn ra thế giới, mở cửa đối ngoại
15 January 2025 | By viadmin | https://weread.qq.com/web/reader/2c932c00718140f42c9616ckc81322c012c81e728d9d180
丝绸之路的文化遗产与价值
-- 中国走向世界、对外开放的永恒记忆
Di sản văn hóa và giá trị của Con đường Tơ lụa
-- Ký ức vĩnh cửu về Trung Quốc vươn ra thế giới, mở cửa đối ngoại
丝绸之路在经历了先秦时期的肇始,秦汉时期开通,隋唐时期的畅通和宋元以后渐趋衰落的曲折演变历程。在这两千多年的历史岁月里,丝绸之路在不同时代、不同时期的具体发展和演变总是与当时中国与欧亚各国的历史发展、民族命运、国运兴衰息息相关。因此,这条连接古代世界的大通道,也必然从交通、商贸和文化交流等方面的演变中折射和见证着中国与欧亚世界历史发展的轨迹。所以,毫不夸大地说,丝绸之路的形成和发展既沟通和连接了古代世界,也改变和促进了世界的发展与进步,它使人类文明和文化生活更加绚丽多姿、丰富多彩。正因为如此,一切与丝绸之路相关的历史事件、历史人物、高僧教士、古道、驿站、城池、石窟、庙宇、墓葬、器物、物产、宗教、艺术、思想、文化、科学、技艺、制度等等,无疑都成为中国和人类共有的文化遗产和精神财富。
Con đường Tơ lụa đã trải qua một tiến trình phát triển phức tạp, bắt đầu vào thời nhà Tiên Tần, khai thông vào thời Tần Hán, thông suốt vào thời Tùy Đường, sau triều đại Tống Nguyên dần suy thoái. Trong 2000 năm lịch sử, sự phát triển và diễn biến cụ thể của Con đường Tơ lụa ở các thời đại và thời kỳ khác nhau có liên quan mật thiết đến sự phát triển của lịch sử, vận mệnh dân tộc, sự hưng suy của Trung Quốc và các nước Á-Âu vào lúc bấy giờ. Vì vậy, con đường kết nối thế giới cổ đại này nhất định sẽ phản ánh và minh chứng cho quỹ đạo phát triển lịch sử Trung Quốc và thế giới Á-Âu thông qua giao thông, thương mại và giao lưu văn hóa. Vì vậy, không hề khoa trương mà nói, quá trình hình thành và phát triển của Con đường Tơ lụa không chỉ giao lưu kết nối thế giới cổ đại, mà còn thay đổi và thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của thế giới, nó làm cho văn minh nhân loại và sinh hoạt văn hóa trở nên rực rỡ tươi đẹp, phong phú đa dạng hơn. Chính vì thế, tất cả các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nhà sư linh mục, cổ đạo, trạm dịch, thành trì, hang đá, chùa chiền, lăng mộ, đồ vật, tôn giáo, nghệ thuật, tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ nghệ, chế độ, v.v...liên quan đến Con đường Tơ lụa, đều trở thành di sản văn hóa và của cải tinh thần của Trung Quốc cũng như nhân loại.
中国走向世界、对外开放的永恒记忆
Ký ức vĩnh cửu về Trung Quốc vươn ra thế giới, mở cửa đối ngoại
丝绸之路的形成与发展,总是与这条通道的东西两端即中国与欧洲的政治需要与社会变化紧密相关,尤其是与丝绸之路的起点中国直接相关。虽然这条通道早自先秦即已肇始,但它的正式开通无疑是以张骞凿空西域为标志的。而张骞凿空西域,实际只是西汉王朝一系列拓展国土、反击匈奴、解除威胁、巩固国防的其中一环。张骞奉命出使西域的主要目的,就是为了联合已经西迁的大月氏等部族国家共同抗击匈奴,虽然这一目的没有达到,却意外地了解和掌握了广大西域地区的民族、国家、人文、自然、物产等诸多信息,第一次打开了西汉王朝了解域外和西方的窗户,这无疑是中国主动走向世界的重大举措。
Quá trình hình thành và phát triển của Con đường Tơ lụa, luôn gắn liền với nhu cầu chính trị và thay đổi xã hội ở hai đầu Đông Tây là Trung Quốc và châu Âu, đặc biệt liên quan trực tiếp đến Trung Quốc- nơi khởi đầu của Con đường Tơ lụa. Mặc dù con đường này được bắt đầu từ thời Tiên Tần, nhưng nó chính thức khai thông được đánh dấu bằng việc Trương Khiên đi sứ Tây vực. Song việc Trương Khiên đi sứ Tây vực, thực chất chỉ là một nút thắt trong hàng loạt các những nỗ lực của nhà Tây Hán như: mở rộng bờ cõi, chống giặc Hung Nô, tiêu diệt hiểm họa, củng cố quốc phòng. Mục đích đi sứ của Trương Khiên là liên kết với các bộ tộc đã di chuyển về phía Tây như Đại Nguyệt Thị để chung tay chống lại Hung Nô, dù mục tiêu này không đạt được, nhưng ông lại tìm hiểu và nắm bắt được rất nhiều thông tin về dân tộc, quốc gia, nhân văn, tự nhiên, sản vật ở Tây vực rộng lớn, lần đầu tiên mở ra cánh cửa để Tây Hán hiểu rõ về thế giới bên ngoài và phương Tây, đây chính là một bước đi lớn để Trung Quốc chủ động hướng ra thế giới.
伴随西汉通往西域南北两道交通线的开通,中原与西域的政治、经济、文化、军事联系也随之建立起来,特别是因中原与西域在物产、经济上的差异性和互补性极强,从而形成相互依赖的经贸关系,并随着联系交流的不断加深而持久延续。进而通过西域,两汉王朝又将对外交往的目光投向帕米尔高原以外的西方和南方,而西方大国罗马也由于丝绸等物品的需求和对外扩张的需要,不断试图打通通向东方的联系,于是,甘英出使大秦,罗马帝国使者前来中国,正是东西方世界直接发生联系的标志性事件。这就不难看出,丝绸之路的开通,是中国主动走向世界和实施对外开放的必然结果。
Cùng với việc khai thông các tuyến giao thông Bắc Nam từ Tây Hán đi Tây vực, các mối quan hệ về chính trị, văn hóa, kinh tế, quân sự giữa Trung nguyên và Tây vực cũng được thiết lập, đặc biệt là sự khác biệt và tương hỗ mạnh mẽ giữa Trung nguyên và Tây vực về sản vật, kinh tế, từ đó hình thành quan hệ thương mại phụ thuộc lẫn nhau, cùng với sự kết nối giao lưu ngày càng sâu sắc và bền chặt. Từ đó thông qua Tây vực, hai triều đại nhà Hán đã chuyển sự chú ý về giao lưu đối ngoại sang phía Tây và phía Nam nằm ngoài cao nguyên Pamir. Cường quốc phương Tây La Mã do có nhu cầu về tơ lụa rất lớn nên muốn mở rộng đối ngoại, không ngừng nỗ lực khai thông sự kết nối với phương Đông, thế là, Cam Anh đi sứ Đại Tần, sứ giả La Mã đến Trung Quốc, là sự kiện mang tính bước ngoặt đánh dấu sự kết nối trực tiếp giữa phương Đông và phương Tây. Điều này cho thấy, việc khai thông của Con đường Tơ lụa, là kết quả tất yếu để Trung Quốc vươn ra thế giới đồng thời thực hiện mở cửa đối ngoại.
丝绸之路贸易的历史经验已多次证明,国家强盛,社会安定及友好关系的建立,是对外开放、商贸发展和文化交流的前提和基础。法国学者阿里·玛扎海里曾说:
Kinh nghiệm lịch sử về thương mại trên Con đường Tơ lụa đã nhiều lần chứng minh, xây dựng quốc gia hùng mạnh, xã hội yên bình và quan hệ hữu nghị là tiền đề và cơ sở của mở cửa đối ngoại, phát triển thương mại, giao lưu văn hóa. Học giả người Pháp, ông Ali Mazahairi cho rằng:
“丝绸之路仅仅依靠中国,而完全不依靠西方。这不仅仅是由于中国发现和完成了这条通向西方的道路,而且这条道路后来始终都依靠中央帝国对它的兴趣,取决于该国的善意或恶意,即取决于对它的任性。疆域辽阔的中国是19世纪之前世界上最富饶和最发达的国家,丝毫不需用西方及其产品。因为在中国可以得到一切,它比西方可以做的事要容易得多。相反是西方人都需要中国并使用各种手段以讨好它”。
Con đường Tơ lụa chỉ dựa vào Trung Quốc, mà hoàn toàn không dựa vào phương Tây. Con đường đi đến phương Tây này, không chỉ là con đường do Trung Quốc phát hiện và hoàn thành, mà về sau này nó luôn phụ thuộc vào sự quan tâm của các triều đại Trung Quốc cổ đại, bị quyết định bởi thái độ thiện chí hay không thiện chí của các triều đại. Trung Quốc với lãnh thổ rộng lớn, là quốc gia với sản vật trù phú và phát triển nhất thế giới trước thế kỷ 19, không cần dùng đến các sản phẩm của phương Tây. Bởi vì mọi thứ Trung Quốc đều sẵn có, nên làm việc gì cũng dễ hơn ở phương Tây. Ngược lại, người phương Tây cần Trung Quốc, tìm mọi cách làm vừa lòng Trung Quốc.
这段话虽然有些绝对,但也符合实际。他的可贵之处一是明确提出丝绸之路的形成与延续,主要是中国的发现和维持运行。二是在19世纪之前,中国是世界上最富饶发达的国家,丝绸之路的畅通都与此息息相关。三是中国作为一个大国和富强之国,国家发展和人民生活所需基本上可以自我满足,相反,西方则对中国物品具有强烈需求愿望,这实际上揭示了互通有无的重要性。
Những lời nói trên có phần tuyệt đối, nhưng cũng phù hợp với thực tế. Điều đáng quý của nó, một là chính xác chỉ ra sự hình thành và phát triển của con đường Tơ lụa chủ yếu do Trung Quốc phát hiện và duy trì vận hành; hai là, trước thế kỷ 19, Trung Quốc là quốc gia trù phú và phát triển nhất thế giới, sự thông suốt của Con đường Tơ lụa liên quan mật thiết với điều này. Ba là, Trung Quốc là quốc gia rộng lớn và thịnh vượng, nhu cầu về phát triển quốc gia và đời sống nhân dân Trung Quốc về cơ bản có thể tự cung tự cấp, ngược lại, phương Tây có nhu cầu mạnh mẽ đối với các mặt hàng Trung Quốc, điều này đã vạch ra tầm quan trọng của việc bù đắp và bổ sung cho nhau.
因此,可以自给自足的中国,在这种互通有无的商贸往来中,也是受益良多,无论在物质文明还是精神文化领域,都大大地丰富和促进了中国的发展。就此而言,丝绸之路的形成和运行,首先是中国主动走向世界,发展外交关系和实施对外开放的政治之路、外交之路和开放之路。它也成为古代中国走向世界、引领世界、对外交流、国家富强、文明昌盛、文化繁荣的典型象征和永恒记忆。
Vì vậy, một quốc gia có thể tự cung tự cấp như Trung Quốc, cũng được hưởng lợi rất nhiều từ hình thức trao đổi thương mại bổ sung cho nhau, dù là lĩnh vực văn minh vật chất hay văn hóa tinh thần, đều phong phú và thúc đẩy đáng kể sự phát triển của Trung Quốc. Về vấn đền này, sự hình thành và phát triển của Con đường Tơ lụa, trước tiên là Trung Quốc chủ động vươn ra thế giới, phát triển quan hệ ngoại giao và thực hiện con đường chính trị, con đường ngoại giao, con đường mở cửa với thế giới bên ngoài. Nó cũng là biểu tượng điển hình và ký ức vĩnh cửu của Trung Quốc cổ đại vươn ra thế giới, dẫn dắt thế giới, giao lưu đối ngoại, quốc gia giàu mạnh, văn minh hưng thịnh, văn hóa phồn vinh.
编译 Biên dịch:Bích Tiệp(碧捷)
校对Hiệu đính:冯超
排版Sắp chữ:宁笑葳
来自:丝绸之路(1):丝绸之路历史沿革, 雍际春, 三秦出版社, 2015-12-01, ISBN:9787551811651
https://weread.qq.com/web/reader/2c932c00718140f42c9616ckc81322c012c81e728d9d180
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc