Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

丝绸之路的文化遗产与价值 --中西文化交流、文明交汇的历史丰碑 Di sản văn hóa và giá trị của Con đường Tơ lụa -- Cột mốc lịch sử về giao lưu văn hóa và giao thoa văn minh giữa Trung-Tây


16 January 2025 | By viadmin | https://weread.qq.com/web/reader/2c932c00718140f42c9616ckc81322c012c81e728d9d180

丝绸之路的文化遗产与价值

--中西文化交流、文明交汇的历史丰碑

Di sản văn hóa và giá trị của Con đường Tơ lụa

-- Cột mốc lịch sử về giao lưu văn hóa và giao thoa văn minh giữa Trung-Tây

交流与沟通,探险与征服,探索与发现是人类与生俱来的本能。而在人类的交往与交流的历史中,大规模、持续性的交流活动,往往是物质交流先行,并成为刺激和扩大交流的源动力,继之则是文化的传播扩散和相互吸纳,最后就出现不同文明之间的交汇和融通,进而渗透到从物质世界到精神文化领域的各个层面,这不仅拓宽了双方的发展空间,获得了丰富的新的文化养料,对彼此的文明进步与升华提高都产生巨大的内生动力,从而推动人类文明迈向新的境界。

Giao lưu và trao đổi, thám hiểm và chinh phục, tìm tòi và phát kiến là bản năng của con người từ lúc lọt lòng. Song trong lịch sử giao tiếp và trao đổi của con người, hoạt động trao đổi diễn ra với quy mô lớn và liên tục, thông thường bắt đầu từ việc trao đổi vật chất, trở thành chất kích thích và nguồn động lực để mở rộng trao đổi, sau đó là quảng bá và học hỏi giữa các nền văn hóa, cuối cùng là sự giao thoa hội nhập giữa các nền văn minh, từ đó thâm nhập vào mọi tầng nấc từ thế giới vật chất đến lĩnh vực văn hóa tinh thần, điều này không chỉ mở rộng không gian phát triển của hai bên, có được nhiều dưỡng chất văn hóa mới, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho việc nâng cao tiến bộ và thăng hoa trong nền văn minh của nhau, từ đó thúc đẩy văn minh nhân loại lên một tầm cao mới.

纵观两千年来丝绸之路交通贸易的发展,文化交流的扩大和几大文明间的相互碰撞交汇,无不如此。对此,一些学者大家已早就有过深刻的分析、论述,并作出精辟的评论。我们不妨引述一些代表性观点加以说明。

Tổng quan về tiến trình phát triển giao thông thương mại Con đường Tơ lụa trong 2.000 năm qua, sự mở rộng của trao đổi văn hóa và sự va chạm giao thoa giữa các nền văn minh lớn, đều giống nhau hết cả. Do đó, một số học giả từ lâu đã có những phân tích, bình luận sâu sắc, một số quan điểm rất thấu đáo. Dưới đây chúng tôi xin trích dẫn một số quan điểm mang tính tiêu biểu để minh họa.

中国学者季羡林说:横亘欧亚大陆的丝绸之路,稍有历史知识的人没有不知道的。它实际上是在极其漫长的历史时期内东西文化交流的大动脉,对沿途各国、对我们中国,在政治、经济、文化、艺术、宗教、哲学等等方面的影响既广且深。倘若没有这样一条路,这些国家今天发展的情况究竟如何,我们简直无法想象。这一论述从总体上揭示了丝绸之路对于中国与沿途各国乃至西方在文化发展与交流中的作用。

Học giả Trung Quốc, ông Ji Xianlin (Quý Tiện Lâmcho biết: “Con đường Tơ lụa vắt ngang châu lục Á- Âu, là điều mà chỉ cần có chút kiến thức về lịch sử ai cũng biết. Nó là huyết mạch giao lưu văn hóa Đông-Tây trong một giai đoạn lịch sử lâu dài, đối với các quốc gia dọc tuyến đường, đối với Trung Quốc, nó có ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, triết học, v.v.. Nếu không có một con đường như vậy, chúng ta sẽ không thể tưởng tượng được tình hình phát triển của các quốc gia này hiện nay ra sao.” Nhận xét này đã  lộ vai trò của Con đường Tơ lụa trong việc phát triển và giao lưu văn hóa đối với Trung Quốc và các quốc gia dọc tuyến đường cũng như phương Tây.

关于丝绸之路对于人类文明的贡献季羡林也有论述:在过去几千年的历史中,世界各民族共同创造了许多文化体系。依我的看法,共有四大文化体系:中国文化体系、印度文化体系、阿拉伯穆斯林文化体系、西方文化体系。四者又可合为两个更大的文化体系:前三者合称东方文化体系,后一者可称西方文化体系。而这些文化体系汇流的地方,世界上只有一个,这就是中国的新疆。

Về sự đóng góp của Con đường Tơ lụa trong văn minh nhân loại, ông Quý Tiện Lâm cho rằng: “Trong lịch sử hàng ngàn năm qua, các dân tộc trên thế giới đã cùng nhau tạo ra nhiều nền văn hóa. Theo tôi, có 4 nền văn hóa lớn: nền văn hóa Trung Quốc, nền văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa Hồi giáo Ả Rập và nền văn hóa phương Tây. Bốn nền văn hóa này lại có thể hợp thành 2 nền văn hóa lớn: 3 nền văn hóa đầu hợp lại thành nền văn hóa phương Đông, nền văn hóa thứ 4 gọi là nền văn hóa phương Tây. Thế giới chỉ có một nơi hội tụ đủ các nền văn hóa này, đó là Tân Cương Trung Quốc.”

他又进一步指出:世界上历史悠久、地域广阔、自成体系、影响深远的文化体系只有四个:中国、印度、希腊、伊斯兰。……而这四个文化体系汇流的地方只有一个,这就是中国的敦煌和新疆地区。

Ông Quý Tiện Lâm còn chỉ ra: “Trên thế giới chỉ có 4 nền văn hóa với lịch sử lâu đời, lãnh thổ rộng lớn, tự hình thành hệ thống, ảnh hưởng lâu đời là: Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Islam...... ngoài Tân Cương còn có một nơi khác hội tụ cả 4 nền văn hóa này là Đôn Hoàng Trung Quốc.”

他所说的新疆、敦煌,都处于丝绸之路连接内地与亚欧的枢纽地带,狭义西域即今新疆与中亚正是亚欧大陆的腹地,由此可通往亚洲的东、西、南、北,再向西亦与欧洲相通,而敦煌则为河西走廊西段,是中原和新疆联系的咽喉锁钥。这也就是说今天的敦煌、新疆正是传统陆上丝绸之路连接东西方,通向亚非欧,走向世界的桥梁纽带。因此,四大文化体系或两大文明的彼此沟通、相互交流、渗透以及汇流交融,无疑是通过丝绸之路而实现的。

Đôn Hoàng và Tân Cương mà ông đề cập, đều là cửa ngõ giao thông trên con đường Tơ lụa kết nối nội địa với Á-Âu, theo nghĩa hẹp Tây vực là Tân Cương ngày nay với Trung Á chính là nội địa châu lục Á-Âu, từ đây có thể dẫn tới phía Đông, phía Tây, phía Nam, phía Bắc châu Á; xa hơn về phía Tây, kết nối với châu Âu, Đôn Hoàng nằm ở phía Tây trên hành lang Hà Tây, là yết hầu kết nối Trung nguyên với Tân Cương. Điều này cho thấy Đôn Hoàng và Tân Cương ngày nay là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây, nối liền Á- Phi-Âu vươn ra thế giới trên Con đường Tơ lụa trên bộ truyền thống. Vì vậy, sự giao lưu lẫn nhau, trao đổi lẫn nhau, thâm nhập và hội tụ giao thoa giữa 4 nền văn hóa lớn hay 2 nền đại văn minh, không nghi ngờ gì đều được thực hiện trên Con đường Tơ lụa.  

法国学者勒内·格鲁塞对此也有形象的论述:(丝绸之路)结束了我们地球上两个不同世界的隔绝,使得中国人的领地和印欧人的领地之间有了一些细微的接触。它们是丝绸之路和朝圣之路,商务和宗教经由那里传递,亚历山大大帝的继承者们的希腊艺术和来自阿富汗的佛教使徒们也是从那里经过的。《托勒密书》中提到了希腊和罗马商人曾经企图通过那里获得丝国的绢;后汉时期的中国将领们曾经希望通过那里与伊朗及东罗马帝国建立联系。

Ông René Grusser học giả người Pháp cũng đưa ra nhận xét sinh động: “Con đường Tơ lụa đã chấm dứt sự cô lập của hai thế giới khác nhau trên trái đất, tạo ra sự tiếp xúc tinh tế giữa lãnh thổ Trung quốc và lãnh thổ Ấn-Âu. Đó là Con đường Tơ lụa và con đường hành hương, thương mại và tôn giáo được phát triển từ đó, nghệ thật Hy Lạp của những người kế vị Alexander đại đế và các sứ đồ Phật giáo của Afghanistan cũng được truyền đi từ đó. “Ptolemy” đã nhắc đến thương nhân Hy Lạp và La Mã từng muốn thông qua Con đường Tơ lụa để có được lụa của “vương quốc tơ lụa”; các tướng lĩnh thời kỳ hậu Hán Trung Quốc từng hy vọng thông qua Con đường Tơ lụa thiết lập mối quan hệ với Iran và Đông La Mã.

因此,从汉朝到忽必烈时期,中国政治的一贯政策中就包括维持这条世界贸易大道的畅通无阻。勒内·格鲁塞在论及蒙元时期丝绸之路时又进一步指出:蒙古人几乎将亚洲全部联合起来,开辟了洲际的通路,便利了中国和波斯的接触,以及基督教和远东的接触。

Vì vậy, từ thời nhà Hán đến thời kỳ Hốt Tất Liệt, chính sách nhất quán của chính trị Trung Quốc luôn nhấn mạnh việc duy trì sự thông suốt của con đường thương mại thế giới. René Grusser đã bày tỏ quan điểm về Con đường Tơ lụa trong thời kỳ Mông Nguyên: “Người Mông Cổ gần như đã kết nối toàn châu Á lại với nhau, mở ra con đường liên châu lục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối giữa Trung Quốc và Ba Tư, và sự giao lưu giữa đạo Cơ đốc và Viễn đông. ”

中国的绘画和波斯的绘画彼此相识并交流,马可·波罗得知了释迦牟尼这个名字,北京有了天主教的总主教。(蒙古人)是将皇家禁苑的墙垣吹倒并将树木连根拔起的风暴,却将鲜花的种子从一个花园传播到另一个花园。从蒙古人的传播文化这一点说,差不多和罗马人传播文化一样有益。对于世界的贡献,只有好望角和美洲的发现,才能够在这一点上与之比拟。

Hội họa Trung Quốc và hội họa Ba Tư gặp gỡ và giao lưu với nhau, Marco Polo biết đến cái tên Thích Ca Mâu Ni, Bắc Kinh có tổng giám mục Công giáo. Người Mông Cổ phá đổ các bức tường vây của vườn thượng uyển, nhổ hết gốc cây nhưng lại đem hạt giống hoa gieo rắc khắp các vườn. Từ cách truyền bá văn hóa của người Mông Cổ có thể thấy, nó có lợi như việc truyền bá văn hóa của người La Mã. Đối với sự đóng góp cho thế giới có thể sánh ngang với việc phát hiện ra Mũi Hảo Vộng và châu Mỹ.” 

这两段论述,对丝绸之路在中西文化交流与文明交汇中的独特作用做出了客观而准确的评价。所以,人们又赞美它是一条推动世界历史车轮的主轴,是世界文化的孕育地,是世界文化的母胎,是世界文化的大运河。从推动中西文化交流和文明交汇的角度而言,这样的评价并非虚言。

Hai đoạn bình luận trên, đã đưa ra những đánh giá khách quan và chính xác về vai trò độc đáo của Con đường Tơ lụa trong việc giao lưu văn hóa và giao thoa văn minh Trung-Tây. Vậy nên, người ta ca ngợi nó là con đường chính trong việc thúc đẩy bánh xe lịch sử thế giới, là cái nôi văn hóa thế giới, là nguồn dinh dưỡng của văn hóa thế giới, là sông đào lớn của văn hóa thế giới. Từ góc độ thúc đẩy giao lưu văn hóa và giao thoa văn minh gữa Trung Quốc và phương Tây mà nói, thì nhận xét như vậy không hề khoa trương.

 

编译Biên dịch: Bích Tiệp(碧捷)

校对Hiệu đính:冯超

排版Sắp chữ:宁笑葳

 

来自:丝绸之路(1):丝绸之路历史沿革雍际春三秦出版社, 2015-12-01, ISBN9787551811651

https://weread.qq.com/web/reader/2c932c00718140f42c9616ckc81322c012c81e728d9d180 

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ