Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
中国传统山水审美意识 Ý thức thẩm mỹ sơn thủy truyền thống Trung Quốc
16 January 2025 | By viadmin | SISU
中国传统山水审美意识
Ý thức thẩm mỹ sơn thủy truyền thống Trung Quốc
中国自古以来就强调人与自然和谐相处,绘画中往往喜欢把人物放在一定的山水背景中来表现,文学作品中描写人物、故事,也往往要以一定的山水风景来做陪衬,所谓寓情于景,情景交融。我们可以举《诗经》的一个例证来说明古人是如何表现人与自然景物的融合之美的:
Từ cổ chí kim Trung Quốc luôn nhấn mạnh sự chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên, hội họa thường thích đặt con người vào trong một bối cảnh sơn thủy nhất định để thể hiện. Tác phẩm văn học, cũng thường thường lấy phong cảnh sơn thủy làm nền cho nhân vật và câu chuyện được miêu tả, cái đó gọi là tức cảnh sinh tình, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Trong “Kinh Thi”, cổ nhân/người xưa đã thể hiện vẻ đẹp hòa quyện giữa con người và thiên nhiên như thế nào:
蒹葭苍苍,白露为霜。所谓伊人,在水一方。——《诗经·秦风》
Dịch âm: Kiêm hà thương thương, bạch lộ vi sương. Sở vị y nhân, tại thủy nhất phương.
Dịch thơ: Rừng lau bạt ngàn, Sương giáng trắng tinh. Có Người đẹp nọ, Bên bờ sông kia.
在这首脍炙人口的古诗里,一句“在水一方”,意境十分深远。诗中实际上描绘了一幅画面:近处是芦苇(蒹葭)一片,上面还有一些白色的露珠,芦苇的后面则是一条宽阔的河流(或者湖泊),而最美的那个人,正在水的那一边。因为在水的一方,由这种距离而产生的美感,让人回味无穷。类似的文学手法在《离骚》、《九歌》以及汉代乐府诗中也大量存在。
Trong tuyệt tác bất hủ này, câu “tại thủy nhất phương”, có ý nghĩa thật sâu sắc. Bài thơ như một bức tranh đẹp: trước mắt là một rừng lau sậy, bên trên là làn sương trắng mờ ảo, phía xa xa kia là một con sông rộng, nhưng đẹp nhất vẫn là cô thiếu nữ ở bên bờ sông. Bởi vì, ở bên bờ sông tạo nên một vẻ đẹp mơ hồ về khoảng cách, khiến người kia nao núng khó quên. Thủ pháp văn học tương tự có thể tìm thấy trong các tác phẩm “Ly Tao”, “Cửu Ca” và những tác phẩm thơ Nhạc phủ thời nhà Hán.
在这种追求情景交融的审美意识影响下,中国古代文学作品特别讲究对景的描述,在绘画中,就不单独画人物,而总要把人物放在一定的环境之中。在汉代的绘画(包括画像砖、画像石)中,我们看到在画面中,人物的形象总是画得较小,而要把山水、树木、房屋等构成景物的事物完整地表现出来。也许,在中国画家的眼里,人物只是山水风景中的一个要素而已。
Dưới sự ảnh hưởng của ý thức thẩm mỹ theo đuổi sự hòa quyện của cảnh và vật, các tác phẩm văn học cổ đại Trung Quốc đặc biệt cầu kỳ trong việc tả cảnh. Trong hội họa, thường không vẽ riêng nhân vật mà thường đặt nhân vật vào trong một bối cảnh nhất định.Trong các tác phẩm hội họa thời nhà Hán, gồm vẽ chân dung trên gạch và vẽ chân dung trên đá, có thể thấy trong tranh hình ảnh nhân vật luôn được vẽ rất bé, kết cấu các sự vật như: núi non, cây cối, nhà cửa được thể hiện một cách hoàn chỉnh. Có lẽ, dưới góc nhìn của họa sĩ Trung Quốc, nhân vật chỉ là một yếu tố trong tranh sơn thủy tả cảnh.
敦煌石窟是作为佛教信徒修持和礼拜场所而开凿的,佛教绘画和雕塑最初都是按印度传来的样式制作的,但是很快就被中国艺术家进行改造,逐渐形成了中国式的佛教艺术。山水画进入佛教壁画,就是中国化的一个方面。在印度或中亚地区的佛教艺术中,佛教尊像、佛教故事的画面基本都是以人物为主的,虽然也有房屋、树木一类景物,但所占的比例极少。
Hang động Đôn Hoàng được xây dựng làm nơi tu hành và cúng lễ cho các tín đồ phật giáo, thuở ban đầu hội họa phật giáo và pho tượng điêu khắc đều được chế tác theo các hình mẫu du nhập từ Ấn Độ, nhưng nhanh chóng được các nghệ sĩ Trung Quốc cải tiến, dần hình thành nghệ thuật phật giáo của Trung Quốc. Tranh sơn thủy được đưa vào bích họa phật giáo, là một khía cạnh của quá trình Hán hóa. Trong nghệ thuật phật giáo ở Ấn Độ và Trung Á, hình ảnh tượng phật hay các câu chuyện tượng phật về cơ bản đều lấy con người làm trung tâm, mặc dù cũng có cảnh vật như: nhà cửa, cây cối, nhưng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
而在敦煌壁画中,大量山水图像作为人物活动的背景或者洞窟中的装饰而绘制出来,反映了中国传统审美思想强烈地渗透到佛教绘画之中。敦煌壁画中山水画面数量之多、描绘之精、时代延续之久,在现存古代艺术中是绝无仅有的,可以说展示出了中国山水画史的一个重要阶段。
Trong bích họa Đôn Hoàng, một số lượng lớn cảnh sơn thủy được vẽ làm nền cho các hoạt động của nhân vật hoặc làm trang trí trong hang đá, phản ánh sự thâm nhập mạnh mẽ của tư tưởng thẩm mỹ truyền thống Trung Quốc vào hội họa phật giáo. Các bức bích họa Đôn Hoàng chứa một khối lượng lớn cảnh quan thiên nhiên, hình ảnh tinh tế, lịch sử tiếp diễn lâu đời. Nó là độc nhất vô nhị trong số nghệ thuật cổ đại còn được gìn giữ đến ngày nay, có thể nói nó thể hiện một giai đoạn quan trọng trong lịch sử hội họa sơn thủy Trung Quốc.
敦煌早期石窟中,山水景物多用于故事画的背景。唐代壁画中,随着经变画的流行,山水画作为经变背景的运用越来越多,很多经变画都以大规模的山水为背景。唐代后期屏风画开始流行,山水画也是屏风画中不可或缺的因素。五代宋以后,由于敦煌与内地的联系极少,中原山水画出现的新技法没有及时传入敦煌,壁画中没有反映出这一时期中国山水画产生的巨变。西夏时期榆林窟壁画中出现了大规模的水墨山水画,真实地反映出两宋时期水墨山水画的一些特征,是石窟壁画中很难得的山水作品。
Trong các hang đá thời kỳ đầu ở Đôn Hoàng, phong cảnh sơn thủy thường được dùng làm bối cảnh của tranh kể chuyện. Trong các bức bích họa thời Đường, cùng với sự lưu truyền của tranh Kinh biến, việc dùng tranh sơn thủy làm bối cảnh cho tranh Kinh biến ngày càng phổ biến, nhiều bức tranh Kinh biến dùng tranh sơn thủy khổ lớn làm cảnh nền. Cuối thời nhà Đường tranh bình phong trở nên phổ biến, tranh sơn thủy là yếu tố không thể thiếu trong tranh bình phong. Sau thời Ngũ Đại, do sự giao lưu qua lại giữa Đôn Hoàng và nội địa ít đi, kỹ xảo mới trong hội họa sơn thủy ở Trung nguyên không được du nhập kịp thời vào Đôn Hoàng, các bức tranh bích họa không phản ánh được những thay đổi lớn diễn ra trong hội họa sơn thủy Trung Quốc thời kỳ này. Thời kỳ nhà Tây Hạ, trong các bức bích họa ở hang đá Dư Lâm phát hiện tranh phong cảnh thủy mặc khổ lớn, phản ánh chân thực một số đặc điểm của tranh thủy mặc tả cảnh vào thời nhà Tống. Đây là tác phẩm sơn thủy hiếm hoi trong các bức bích họa hang đá.
中国山水画到了隋唐时代走向辉煌,这一时期名家辈出,吴道子、李思训、张璪、王维等画家均对山水画的发展做出了重要贡献,形成特有的风格。五代以后,水墨山水兴起,山水画发生了重要的变化。隋唐时代的山水画色彩丰富,称为“青绿山水”,到唐末五代以后,水墨山水逐渐成了山水画的主流,北宋以后,画论中出现了“着色山水”这个词,说明那时大多数山水画是不用色的,如果用了色,就得专门强调是“着色”的。
Tranh sơn thủy Trung Quốc phát triển thịnh vượng vào thời nhà Tùy, nhà Đường, giai đoạn này, xuất hiện nhiều họa sĩ lỗi lạc nổi tiếng như: Ngô Đạo Tử (Wu Daozi), Lý Tư Huấn (Li Sixun), Trương Tảo (Zhang Zao) và Vương Duy (Wang Wei) đều có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của tranh sơn thủy, làm hình thành một phong cách hội họa độc đáo. Sau thời kỳ Ngũ Đại, tranh phong cảnh thủy mặc bắt đầu phổ biến, đó là một trong những thay đổi quan trọng của tranh phong cảnh. Tranh phong cảnh thời kỳ Tùy Đường có màu sắc phong phú, được gọi là “non xanh nước biếc”, đến cuối thời nhà Đường, tranh phong cảnh thủy mặc dần trở thành xu hướng chủ đạo. Thời Bắc Tống trở về sau, trong lý thuyết hội họa xuất hiện từ “tô màu sơn thủy”, cho thấy hầu hết các bức tranh phong cảnh thời đó đều không sử dụng màu sắc, nếu dùng màu sắc thì sẽ phải đặc biệt nhấn mạnh là tranh “tô màu”.
宋代以后“青绿山水”画逐渐失传,后人仿唐的所谓“青绿山水”,与唐代的真实面貌差距很大。在唐代名家山水画作基本无法见到的今天,人们对唐代和唐代以前山水画的认识就显得十分不足,而敦煌壁画提供了大量北朝到唐、五代山水画的例证,对中国山水画史来说,正好填补了空白。
Thời Tống trở về sau những bức tranh “non xanh nước biếc” dần bị thất truyền, người đời sau mô phỏng bút pháp “non xanh nước biếc” của nhà Đường, thật ra nó khác xa so với diện mạo thật của nhà Đường. Đến nay, những bức tranh sơn thủy của các danh họa nhà Đường rất hiếm thấy được, sự hiểu biết của con người về tranh sơn thủy nhà Đường và nhà Đường trở về trước gần như một mảng trống, song bích họa Đôn Hoàng đã cung cấp cho chúng ta một khối lượng lớn các dẫn chứng về tranh sơn thủy từ thời Bắc Triều đến thời nhà Đường, Ngũ Đại, giúp lấp đầy khoảng trống trong lịch sử tranh sơn thủy Trung Quốc.
编译Biên dịch: Bích Tiệp(碧捷)
校对Hiệu đính:冯超 (Phùng Siêu)
排版Sắp chữ:宁笑葳 (Ninh Tiếu Uy)
来自:《敦煌的艺术(大家美育课)》,樊锦诗 赵声良 王旭东 等著,江苏译林出版社有限公司,2023-05-01,ISBN:9787544795050
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc