Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
龙骨惊现 Sự xuất hiện bất ngờ của long cốt
16 January 2025 | By viadmin | SISU
龙骨惊现
Sự xuất hiện bất ngờ của long cốt
1899年,清朝的一位重要官员王懿荣患病在家休养。医生开的药方里有一味叫“龙骨”的药。仆人从药铺买回一些骨头残片,王懿荣出于好奇随手拿了几片端详,他突然发现:咦,这些残片上怎么会刻画着奇特的符号呢?要知道王懿荣可是一位学者型官员,他的职位是国子监祭酒。他在金石文字学方面有着深厚的造诣。出于职业的敏感,他意识到这些龙骨大有名堂,于是放出风声,要高价采购刻有特殊图案的龟甲和兽骨。
Năm 1899, Vương Ý Vinh (Wang Yirong) một viên quan lớn của triều đại nhà Thanh vì lâm bệnh nên phải dưỡng bệnh tại nhà. Trong phương thuốc mà thầy thuốc kê đơn có một vị thuốc tên là “long cốt”. Người hầu trong nhà đã mua về mấy mảnh xương vụn ở nhà thuốc, Vương Ý Vinh vì tò mò đã lấy mấy mảnh xương ra ngắm, chợt ông phát hiện: Ấy, sao trên những mảnh xương vụn này lại có những ký hiệu kỳ lạ? Phải biết rằng, Vương Ý Vinh là một viên quan kiểu học giả, ông giữ chức quan Tế tửu Quốc Tử Giám(Tế tửu là chức danh đứng đầu Quốc Tử Giám - nơi hội tụ tinh hoa trí tuệ của cả nước, tương đương chức danh giám đốc Đại học Quốc gia ngày nay). Ông có những nghiên cứu cao thâm về chữ kim thạch. Với sự nhạy cảm nghề nghiệp, ông nhận thấy mấy mảnh long cốt này có lai lịch không bình thường, liền cho lan truyền tin, mua các loại xương thú, mai rùa có khắc những ký hiệu đặc biệt với giá cao.
这个故事还有另外一个版本。山东潍坊一位叫范维清的古董商人到河南去收购青铜器,顺便把当地人从地里掘出的十来片刻有符号的龙骨也给买下了。范维清将这些奇特的龟甲和牛肩胛骨带到京师,并经药铺的人引荐,请王懿荣加以鉴定。
Câu chuyện này còn một phiên bản khác. Phạm Duy Thanh (Fan Weiqing) là một thương nhân buôn đồ cổ ở Duy Phường, Sơn Đông đến Hà Nam mua đồ đồng, thấy hơn chục tấm long cốt mà người dân địa phương vừa mới đào lên có khắc ký hiệu lạ liền quyết định mua luôn. Phạm Duy Thanh đem những chiếc mai rùa và xương bả vai bò có ký hiệu lạ này về kinh đô, thông qua hiệu thuốc giới thiệu tìm đến Vương Ý Vinh, nhờ ông kiểm định.
故事究竟是哪个版本并不重要,重要的是王懿荣对这些刻在龟甲兽骨上的图案作出了判断。他出于直觉认为这些看上去整齐优美的符号应该是一种自成体系的文字,其中有一些符号跟当时的汉字还有着紧密的联系,比如
日()、月(
)、雨(
)、门(
)、犬(
)等等。
Câu chuyện đáo để thuộc phiên bản nào thật không quan trọng lắm, điều quan trọng là phán đoán của Vương Ý Vinh về những ký hiệu trên mai rùa và xương thú này. Bằng trực giác, ông cho rằng những ký hiệu ngay ngắn gọn gàng này có thể là một hệ thống văn tự, trong đó có một số ký hiệu có liên quan chặt chẽ với các Hán tự thời đó, ví dụ:
nhật, nguyệt
, mưa/vũ
, cửa/môn
, chó/khuyển
, v.v.
这些字不需要学富五车的专家,小孩子也能连蒙带猜地认出来。但是其中还有一些符号很难辨认,王懿荣决定对它们进行深入的研究。他以每个字二两纹银的高价,在不到一年的时间内获得了1500多片甲骨。通过对这些符号进行细致的考据,王懿荣提出:这些甲骨是商代人用于占卜的,甲骨上的文字早于先秦时代青铜器上的金文。
Các chữ này không cần chuyên gia uyên thâm, ngay cả một đứa trẻ cũng có thể đoán nhận ra chúng. Tuy nhiên cũng có một số ký hiệu rất khó nhận biết, Vương Ý Vinh quyết định tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về chúng. Với giá 2 lượng bạc ròng một chữ, trong vòng không đến một năm ông đã thu được hơn 1.500 mảnh giáp cốt. Thông qua khảo cứu kỹ lưỡng về các ký hiệu này, Vương Ý Vương cho rằng: những mảnh giáp cốt này là của người nhà Thương dùng để coi bói, những văn tự trên giáp cốt có niên đại sớm hơn Kim văn trên đồ đồng thau thời kỳ Tiên Tần .
这番判断对于整个中国文明史具有非同寻常的意义。在甲骨文被发现之前,中国最古老的文字刻在青铜器上,它们大约产生于三千年前。再往前,历史中便没有了文字的踪迹。所谓“信史”必须是有文字记录的历史,所以尽管司马迁在《史记》里描述过商王朝,我们中国人也都毫不犹豫地相信这段历史存在,但直到甲骨文被发现之前,国际学术界的很多人认为商不过是神话里的王朝。
Phán đoán này có ý nghĩa đặc biệt đối với toàn bộ nền lịch sử văn minh Trung Quốc. Trước khi chữ giáp cốt được phát hiện, văn tự lâu đời nhất của Trung Quốc được khắc trên đồ đồng thau, nó được ra đời cách đây 3.000 năm trước. Trước đó, không tìm thấy dấu tích của chữ viết trong lịch sử. Cái gọi là “tín sử” nhất định là lịch sử ghi chép, vì vậy những ghi chép của Tư Mã Thiên về nhà Thương trong “Sử ký”, người Trung Quốc không hề nghi hoặc, luôn tin vào sự tồn tại của giai đoạn lịch sử này, nhưng trước khi chữ giáp cốt được phát hiện, có rất nhiều người trong giới học thuật quốc tế cho rằng thời kỳ nhà Thương chỉ là một triều đại thần thoại.
就在王懿荣决心要将甲骨文研究深入推进时,中国发生了一场巨变。八国联军入侵北京,慈禧太后带着光绪皇帝仓皇出逃。王懿荣受命于危难。一位俯首书案的学者承担起保卫京城的职责,并在城破之日,带着家眷从容地投井殉国。
Ngay khi Vương Ý Vinh quyết định nghiên cứu chuyên sâu chữ giáp cốt, thì một cuộc biến chuyến lớn đã xảy ra ở Trung Quốc. Liên quân 8 nước tấn công Bắc Kinh, Từ Hy Thái hậu cùng với vua Quang Tự hoảng sợ bỏ chạy. Vương Ý Vinh được lệnh dẹp nạn. Một vị học giả đảm nhận trọng trách bảo vệ kinh thành, vào ngày kinh thành bị phá vỡ, cũng là ngày ông cùng gia quyến ung dung gieo mình xuống giếng vì nước.
王懿荣被后人称作“甲骨文之父”,因为在他发现并高价收购甲骨之前,许许多多刻在龟甲和兽骨上的商代史料被磨成粉,当作药吃进了人们的肚子里。这就是所谓的“人吞商史”。可惜天不假年,如果没有这场国难,如果王懿荣不是这么早逝去,那么关于神秘的甲骨文,他也许还能告诉后人更多。
Vương Ý Vinh được người đời sau gọi là “Ông Cha chữ giáp cốt”, là vì trước khi được ông phát hiện và mua lại với giá cao, rất nhiều tư liệu lịch sử khắc trên mai rùa và xương thú của nhà Thương bị mài thành bột, làm thành thuốc uống vào bụng. Đây được gọi là “người nuốt lịch sử nhà Thương”. Đáng tiếc là đời người ngắn ngủi, nếu không có cuộc đại họa đó, nếu Vương Ý Vinh không qua đời sớm như vậy, có lẽ ông sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về những bí mật trong chữ giáp cốt.
编译Biên dịch: Bích Tiệp(碧捷)
校对Hiệu đính:冯超 (Phùng Siêu)
排版Sắp chữ:宁笑葳(Ninh Tiếu Uy)
来自:《汉字的故事(中华文化故事)》,李晓愚,江苏译林出版社有限公司,2020-03-01,ISBN:9787544777988
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc