Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
妇好墓 嵌绿松石象牙杯|Chén ngà voi khảm ngọc lam từ mộ Phụ Hảo
29 May 2025 | By viadmin | SISU
妇好墓 嵌绿松石象牙杯
Chén ngà voi khảm ngọc lam từ mộ Phụ Hảo
嵌绿松石象牙杯
Hình ảnh: Chén ngà voi khảm ngọc lam
文物速览
Đôi nét về hiện vật
嵌绿松石象牙杯为商晚期牙雕,1976年出土于河南安阳殷墟妇好墓,为商代象牙雕刻珍品。杯的主体用象牙的根部制作而成,腹腰中空。杯身通高30.5厘米,杯右侧的鋬是用另一块象牙板制成镶嵌上去的。口敞唇薄,杯腹微收,下部嵌有圆形底。杯身一侧,有分别靠近口和底的两个小圆孔,供鋬榫插入。杯身通体饰满花纹,嵌入绿松石。
Chén ngà voi khảm ngọc lam là một tác phẩm điêu khắc ngà voi từ thời kỳ Vãn Thương, được phát hiện vào năm 1976 tại khu mộ Phụ Hảo, di chỉ Ân Khư, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam. Đây là một tác phẩm điêu khắc ngà voi quý giá của nhà Thương. Thân chén được chế tác từ phần gốc của ngà voi, với phần bụng rỗng. Chén cao 30,5 cm, tay cầm bên phải được làm từ một miếng ngà voi khác và được gắn vào thân chén. Miệng chén rộng và mỏng, phần bụng chén hơi thu lại, phần dưới có đáy hình tròn. Một bên thân chén có hai lỗ tròn nhỏ lần lượt gần miệng và đáy, dùng để cắm mộng tay cầm vào. Toàn bộ thân chén được trang trí bằng hoa văn và khảm ngọc lam.
酒器与商代的祭祀文化
Đồ đựng rượu(tửu khí)và văn hóa cúng tế thời Thương
后世皆知,商人好饮酒,这一风尚与商代的祭祀活动紧密相关。商代的祭祀活动由统治阶级控制,酒的身影常常出现,酒器的数量十分可观。酒器不仅是日常宴饮用具,更承担着礼器的功能。
Người đời về sau đều biết, người Thương chuộng uống rượu. Nếp sống này có mối liên quan mật thiết với các hoạt động cúng tế của thời Thương. Các hoạt động cúng tế thời Thương do tầng lớp thống trị kiểm soát, rượu thường xuyên xuất hiện, số lượng đồ đựng rượu vô cùng phong phú. Đồ đựng rượu không chỉ là dụng cụ cho bữa tiệc hàng ngày, mà còn đảm nhận vai trò là đồ tế lễ.
在商代,用以祭祀的器具数量庞大、材质多样,其中青铜器和象牙器广为人知。这件嵌绿松石象牙杯就是其中杰出的代表。虽然,目前还没有完整的考古资料可以复原当时的祭祀场景,但我们可以从这件精妙绝伦的象牙器中,窥见遥远的商代祭祀文化。
Dưới thời Thương, số lượng và chất liệu của các dụng cụ dùng tế lễ vô cùng phong phú đa dạng, trong đó đồ đồng và đồ ngà voi được biết đến nhiều nhất. Chén ngà voi khảm ngọc lam là một trong những đại diện tiêu biểu của loại đồ này. Mặc dù, hiện tại chưa có tài liệu khảo cổ đầy đủ có thể phục dựng lại cảnh tượng cúng tế thời đó, nhưng thông qua hiện vật ngà voi tinh xảo này, chúng ta có thể cảm nhận văn hóa cúng tế xa xưa của thời Thương.
商代祭祀文化特色鲜明,并且对后世产生了影响——有很多祭祀文化仍在后世文献中出现;我们如今仍然保留的很多优秀的神祇文化与祭祖文化,也都与商代有着很大的关联。而大家所熟知的青铜器,如“后母戊鼎”等,不仅仅是商代青铜制造的水平的体现,更是商代祭祀文化的反映。
Văn hóa tế lễ thời Thương có những đặc điểm rõ nét, có ảnh hưởng đến các thế hệ sau -- nhiều yếu tố văn hóa cúng tế vẫn xuất hiện trong các tài liệu sau này; nhiều nét văn hóa thần linh và thờ cúng tổ tiên mà chúng ta vẫn duy trì ngày nay, cũng có liên quan chặt chẽ đến thời Thương. Các hiện vật đồ đồng nổi tiếng như: “Hậu mẫu mậu đỉnh”, không chỉ thể hiện trình độ chế tác đồng ở thời Thương, mà còn là phản ánh văn hóa cúng tế thời kỳ này.
所谓“国之大事,在祀与戎”(《左传·成公十三年》),在那个时候,国家最重要的事情,就是祭祀和打仗。商代不仅有大家都知道的甲骨占卜,还有极其频繁的祭祀活动。商代几乎无日不祭,祭祀过程相当复杂。商人的祭祀对象不仅众多,而且广泛,祭祀的名目也千奇百怪。
Sở dĩ có câu “Quốc gia đại sự, tại tự dữ nhung” (“Tả truyện·Thành công thập tam”) , trong thời đại nhà Thương, hai việc quan trọng nhất của quốc gia chính là cúng tế và chiến tranh. Thời Thương không chỉ có việc bói toán bằng xương giáp, mà còn có các hoạt động cúng tế diễn ra hết sức thường xuyên. Thời Thương gần như không có ngày nào không tổ chức cúng tế, quá trình cúng tế rất phức tạp. Đối tượng cúng tế của người Thương không chỉ đa dạng mà còn rộng khắp, tên gọi của lễ tế cũng vô cùng kì quặc.
商人迷信鬼神,甲骨资料显示,商人认为人世间的一切都取决于上帝、神灵、祖先。他们认为上帝地位最尊,可以支配自然界,可以赐福于人间,也可以降临灾祸;上帝之下还有各种神祇,如风神、水神、雨神等。另外,商人还将河、山、土等自然神人格化为自己的祖先,将他们死去的先王神化,抬高到上帝的地位而称之为“帝”。
Người Thương rất mê tín thần linh, tài liệu xương giáp cốt cho thấy, người Thương tin rằng mọi thứ trên thế gian đều phụ thuộc vào thiên đường, thần linh và tổ tiên. Họ cho rằng thượng đế có địa vị tối cao, có thể điều khiển tự nhiên, có thể ban phúc cho con người, cũng có thể giáng họa. Dưới thượng đế là các thần linh khác như thần gió, thần nước, thần mưa... Ngoài ra, người Thương còn nhân cách hóa các vị thần tự nhiên thành tổ tiên của mình như: sông, núi, đất; biến các vị tổ tiên đã khuất của họ thành thần thánh, nâng họ lên vị trí của thượng đế và gọi là “Đế”.
商代祭祀名目繁多。商王患病,为了祈求痊愈,要祭祀;商王为祈求健康长寿,要祭祀;收成不好,更要祭祀……更有甚者,史料中还可以看到因为噩梦而进行大张旗鼓的祭祀的记载。祭祀的方式也五花八门:可能是在神祖之前悲嚎;也可能是用香气,用鼓声,用音乐,或用舞蹈等方式进行祭祀;还有现在看来耸人听闻的“人祭”。
Lễ cúng tế thời Thương rất đa dạng. Khi vua Thương ốm, để cầu khỏi bệnh, họ sẽ tổ chức cúng tế; khi nhà vua cầu mong sức khỏe và trường thọ, cũng phải cúng tế; khi mùa màng không tốt, lại càng cần cúng tế... Đặc biệt, trong tài liệu sử còn ghi chép về những lễ cúng tế hoành tráng chỉ vì những cơn ác mộng. Các hình thức cúng tế cũng rất phong phú: có thể là than khóc trước thần tổ tiên; có thể dùng hương, trống, nhạc, hoặc là múa để tiến hành cúng tế; thậm chí có cả các lễ cúng “hiến tế người” mà ngày nay nghe sởn cả tóc gáy.
绿松石与饕餮纹的碰撞
Sự va chạm giữa ngọc lam và họa tiết “Thao Thiết”
看着此杯身上工艺精湛的绿松石薄片依旧闪耀着千年前的光芒,人们不禁要问:为什么用来装饰如此名贵的牙骨器的偏偏是绿松石,而不是其他的宝石?
Khi nhìn, những mảnh ngọc lam tinh xảo vẫn tỏa sáng trên chiếc chén của nghìn năm trước, chúng ta không khỏi tự hỏi: Tại sao lại chọn ngọc lam để trang trí cho một món đồ quý giá như vậy, mà không phải là những loại đá quý khác?
实际上,我国早在新石器时代,就有了镶嵌有绿松石的器物。绿松石的幽蓝像天空的颜色,似乎也被赋予了神秘的神话色彩,被认为是女娲用来补天的神石。考古资料显示,在夏商周时期,绿松石器是威严与权力的象征。并且考古发现的重要商代遗址所在的区域,就是当年绿松石的主要产区,用绿松石做成的饰品或用绿松石装饰的器物很多。
Thực tế, từ thời kỳ đồ đá mới, Trung Quốc đã có các hiện vật được trang trí bằng ngọc lam. Màu xanh huyền bí của ngọc lam giống như màu của bầu trời, dường như cũng được gắn liền với những sắc màu thần thoại huyền bí, được coi là viên đá thần kỳ mà Nữ Oa dùng để vá trời. Theo các tài liệu khảo cổ, vào thời kỳ Hạ, Thương và Chu, ngọc lam được xem là biểu tượng của quyền uy và sức mạnh. Ngoài ra, khu vực khảo cổ phát hiện di tích quan trọng thời Thương, cũng là nơi sản xuất ngọc lam, rất nhiều đồ trang sức hoặc đồ vật được trang trí bằng ngọc lam đã được phát hiện.
从世界范围来看,绿松石也早在几千年前就曾在文明古国的重大仪式上扮演着重要的角色。古埃及国王与王后木乃伊的装饰物和首饰上,都镶有绿松石。美洲的印第安人相信这种宝石有莫大的神力,会给猎人带来猎物,给士兵带来战利品,还可以作为护身符。
Xét từ góc độ toàn cầu, từ hàng nghìn năm trước ngọc lam đã đóng vai trò quan trọng trong các nghi lễ lớn ở các nền văn minh cổ đại. Vương miện và trang sức của các vị vua và hoàng hậu Ai Cập cổ đại đều được khảm ngọc lam. Người da đỏ châu Mỹ tin rằng loại đá quý này có sức mạnh thần bí, có thể mang thú săn cho thợ săn, chiến lợi phẩm cho binh lính, và còn có tác dụng bảo vệ như một bùa hộ mệnh.
我们可以看到这么一种现象:其他材质的器物,常常仿造青铜器的造型与纹饰。本文的象牙杯也是如此。它的主体纹饰,是中国青铜器上常见的饕餮纹,充满狞厉神秘之美。
Chúng ta có thể nhận thấy một hiện tượng: các vật dụng làm từ vật liệu khác, thường xuyên mô phỏng kiểu dáng và hoa văn của đồ đồng. Chiếc chén ngà voi khảm ngọc lam này cũng không ngoại lệ. Hoa văn chủ yếu trên thân chén là hoa văn “Thao Thiết”, một họa tiết thường gặp trên đồ đồng Trung Quốc, mang vẻ đẹp đầy hung dữ và huyền bí…
编译Biên dịch:Bích Tiệp(碧捷)
校对Hiệu đính:冯超
排版Sắp chữ:宁笑葳
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc