Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Truyền thuyết về Thanh Loan


16 May 2019 | By viadmin | SISU

Thanh Loan, cũng có tên là Thương Loan, tương truyền là một trong “ngũ phượng”, “Quyết nghi chú” viết: “... đa xích giả vi phượng, đa thanh giả vi loan”. Theo Sơn Hải Kinh” ghi lại, Thanh Loan thân tựa Trường Xà, đầu tựa Kỳ Lân, đuôi cá Chép, mặt có râu dài, sừng tựa như Lộc, có ngũ trảo, tướng mạo uy vũ. Là một loại thần điểu của Tây Vương Mẫu, thông thường là tọa kỵ của thần tiên. Thanh Long cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương triết học. Vì thế, Loan là hình tượng của thánh nhân, của tốt lành; là biểu tượng của đức hạnh, của thủy chung trong tình yêu lứa đôi; còn biểu thị cho sự hòa hợp âm dương.

Chim Loan có bộ lông màu xanh, tiếng kêu thánh thót, xuất hiện rất nhiều trong kho tàng thơ ca và cổ tích của Trung Quốc. Nhà thơ Lý Thương Ẩn lấy hình ảnh Thanh Loan biểu trưng cho sứ giả đưa tin. 

Bồng Lai tử khứ vô đa lộ,

Thanh điểu ân cần vị thám khan

Có nghĩa là,

Đường từ đây tới Bồng Lai dù không xa.

Chim xanh hãy vì ta mà ân cần thăm dò tin tức.

Ngoài ra, Thanh Loan cũng biểu tượng cho gương Loan. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có một vị vua mua được một con Thanh Loan. Vua rất mực yêu chim, cho chim ăn tất cả các món ăn quý hiếm trên đời. Nhưng suốt ba năm vẫn không nghe thấy Thanh Loan cất tiếng hót, nhà Vua vô cùng buồn rầu. Hoàng hậu thấy vậy bèn nói: Thường nghe, chim thấy đồng bạn sẽ kêu, vậy thì tại sao ta không treo một tấm gương cho nó soi, biết đâu như thế nó sẽ kêu. Nhà Vua nghe lời Hoàng hậu, bèn cho người treo gương cho Thanh Loan soi, nhưng sau khi chim nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương, kêu than một cách buồn thảm, xong rồi chết. Câu chuyên này là sự tích bắt nguồn của câu thành ngữ “Thanh Loan vũ gương”, nói lên sự đau thương và cô độc khi mất đi người bạn đời, bày tỏ nỗi niềm ly biệt của lứa đôi.

Trong kiến trúc và trang trí nghệ thuật cung đình, hình ảnh Thanh Loan có sớm không kém gì Rồng và Phượng Hoàng. Chuông Loan thường được treo trên long xa của thiên tử. Tề Vũ Đế từng có câu:

“Minh Thanh Loan ư Đông giao,

Miện Chu hoành nhi lị sự”

Lương Giang Yêm trong “Xướng phụ tự bi phú” cũng viết:

Thị Thanh Loan dĩ vân tủng,

Giáp đan liễn dĩ hà phi

Liễu Vĩnh có câu: “Tọa trung niên thiếu ám tiêu hôn, tranh vấn Thanh Loan gia viễn cận.” Theo truyền thuyết dân gian, Thanh Loan là một loại chim sống vì tình yêu. Nó dành cả đời để đi tìm bạn đời, và chỉ hát cho tình yêu. Truyện kể rằng, một hôm Thanh Loan gặp cặp đôi Phượng và Hoàng. Trong lòng hâm mộ vô cùng, bèn quyết định đi tìm bạn cho mình. Nó bay qua đồi núi, bay qua đồng bằng, bay qua biển khơi, bay qua sa mạc, nó bay mãi, bay mãi, nhưng vẫn không tìm được bạn đời. Cho đến một ngày, cảm thấy vừa mệt vừa đói liền đậu trên ô cửa sổ của một ngôi nhà. Cánh cửa đối diện với một tấm gương. Nhìn vào tấm gương, Thanh Loan tưởng mình đã tìm thấy bạn, cảm động và vui mừng nó liền cất tiếng hót, âm thanh thanh thúy, du hương. Cảm động bởi câu chuyện đi tìm tình yêu của loài chim này, người đời sau xem Thanh Loan là biểu tượng của tình yêu son sắt.

Trên thực tế, giống như Rồng và Phượng, Thanh Loan cũng là một thần điểu chỉ tồn tại ở những truyền thuyết hay tác phẩm văn học trong dân gian Trung Quốc. Nó là một biểu hiện về sự tôn sùng thần linh của tổ tiên chúng ta. Từ xa xưa, người Trung Quốc luôn tin rằng các loại thần thú, thần điểu sẽ mang lại sự may mắn cho mình. Nói tóm lại, đây cũng thể hiện sự theo đuổi cho cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp của người dân.

Nam Ngọc

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ