Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Nghệ thuật Kinh kịch trong văn hóa Trung Quốc


31 May 2019 | By viadmin | SISU

Kinh kịch được coi là nghệ thuật tiêu biểu trong hệ thống nghệ thuật truyn thống Trung Quốc, xứng đáng là lá cờ tiên phong trong nền hí kịch Trung Quốc, còn được gọi là Quốc Kịch, là tinh túy của văn hóa Trung Quốc. Người phương Tây ví kinh kịch là “Ca kịch phương Đông”. Sau đây em sẽ giới thiệu về nghệ thuật kinh kịch.  

Nguồn gốc của Kinh kịch

Kinh kịch không phải là Hí kịch được bắt nguồn từ Bắc kinh, mà là sản phẩm hỗn hợp phát triển của mấy loại tuồng cổ địa phương, trong đó mang dấu ấn Bì Hoàng hí, điệu Tây bì, điệu Nhị hoàng, đặc biệt là “Huy kịch” tức là “đoàn tuồng An Huy” lưu hành tại miền Nam Trung Quốctại thế kỷ 18. Sau đó có nhiều đoàn tuồng An Huy đi đến thủ đô Bắc Kinh biểu diễn. Bắc Kinh trở thành nơi tập trung nhiều chủng loại tuồng địa phương, Huy kịch vốn có tính lưu động mạnh, trong quá trình biểu diễn do hấp thụ nhiều phương pháp biểu diễn và yếu tố ưu tú từ các chủng loại tuồng khác nhau, điều này khiến Huy kịch được phát triển nhanh chóng và dần dần trở thành một loại hình thức Hí kịch mới.

Giữa thời nhà Thanh, Bì Hoàng Hí được lưu hành trong Kinh thành, và chịu ảnh hưởng của ngữ âm và giọng điệu Bắc Kinh, cho nên Bì Hoàng hí mang âm điệu Bắc Kinh. Khi đó, các đoàn kịch thường đến Thượng Hải biểu diễn, người Thượng Hải liền gọi loại hình Hí kịch mang âm điệu Bắc Kinh này là “Kinh Kịch”. Bởi vì phổ biến và được lưu truyền khắp Trung Quốc, Kinh kịch dần dần phát triển và nổi tiếng, được người Trung Quốc coi là “Quốc Kịch”.

Các giai đoạn phát triển của Kinh kịch

Kinh kịch là loại nghệ thuật biểu diễn tổng hợp, trải qua một thời gian dài và có lịch sử lâu đời, Kinh kịch đã hình thành một phong cách biểu diễn riêng biệt của mình.Xuyên suốt quá trình lịch sử, từ nhà Đường,đến nhà Tống, nhà Nguyên, Hí kịch đã không ngừng phát triển,nhưng sau nhà Thanh kinh kịch mới thực sự phát triển và lên tầm cao mới.Từ năm 1883–1918 là giai đoạn bước vào thời kỳ hoàn thiện của Kinh kịch. Thời vua Hàm Phong (1851–1861), Kinh kịch bắt đầu được biểu diễn trong cung đình. Năm Quang Tự thứ 9 (1883), 18 vị nghệ nhân đã được mời vào cung không chỉ để biểu diễn mà còn dạy Kinh kịch cho người trong cung.

Năm 1919, ông Mai Lan Phương dẫn đoàn Kinh kịch sang Nhật biểu diễn, Kinh kịch lần đầu tiên được biểu diễn ở nước ngoài; năm 1930, ông lại dẫn đoàn Kinh kịch sang Mỹ biểu diễn, thu được thành công lớn; năm 1934, ông nhận lời mời dẫn đoàn sang châu Âu biểu diễn. Sau đó, các nơi trên thế giới đã coi Kinh kịch là trường phái sân khấu nghệ thuật của Trung Quốc.

Kể từ khi Trung Quốc tiến hành cuộc cải cách mở cửa, Kinh kịch lại có sự phát triển mới. Ngày nay Kinh kịch được biểu diễn và lưu hành khắp thế giới, nó không chỉ là một hình thức sân khấu biểu diễn,mà còn là tượng trưng của văn hóa truyền thống trung quốc,là sứ giả của văn hóa giao lưu. 

Nhân vật và mặt nạ trong Kinh kịch

Hình thức biểu diễn chủ yếu của Kinh kịch là “ca, nói, đấu võ, múa” để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Trong Hí kịch có Thanh xướng và Thái xướng. Chỉ hát mà không cần diễn viên phải hóa trang và biểu diễn các động tác gọi là Thanh xướng; cần diễn viên hóa trang và biểu diễn gọi là Thái xướng. Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu được chia làm bốn vai lớn: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề) và một số vai phụ.

Mặt nạ trong Kinh kịch được gọi là “kiểm phổ”. Đây là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của Kinh kịch. Qua mặt nạ, khán giả có thể phân biết ra ai là người tốt, ai là người xấu ,cũng thể hiện được tính cách của các nhân vật trung thành, gian trá, tốt đẹp hay xấu xa, lương thiện hay gian ác, cao thượng hay thấp hèn. Ví dụ ̣như mặt nạ màu đỏ – nhân vật trung thành nhất mực; màu trắng – nhân vật gian trá, độc ác; màu xanh lam – nhân vật kiên cường, dũng cảm; màu vàng – nhân vật tàn bạo; màu vàng hoặc màu bạc tượng trưng cho Thần Phật, quỷ quái… khiến khán giả có một cảm giác thiêng liêng, huyền ảo.

Tháng 11/2010, UNESCO chính thức công nhận Kinh kịch là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Kinh kịch còn được chọn là chương trình giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài. 

Kịch bản nổi tiếng của Kinh kịch

Những câu chuyện được miêu tả trong Kinh kịch thường xuyên được cải biên từ sự kiện lịch sử hoặc là truyền thuyết nhân gian. Những chuyện cổ xưa đó mang ý nghĩa sâu sắc đối với người hiện tại, cũng thấm đẫm niềm vui nỗi buồn của người thời cổ. Trong đó em thích nhất thì là chuyện về Bá Vương Biệt Cơ, đó kể về Ngu cơ và Hạng Vũ: Ngu Cơ là người yêu của Hạng Vũ và thường xuyên đi cùng Hạng Vũ ra chiến trường, sát cánh cùng Sở Bá Vương trong suốt nhiều năm chinh chiến. Nhưng rồi một lần thất bại tại Cai Hạ, nàng đã biết kết quả của Hạng Vũ chắc là không lạc quan, nhưng nàng không muốn tận mắt nhìn thấy Bá Vương chết, cho nên Ngu Cơ lấy gươm tự vẫn để tránh làm vướng bận Hạng Vũ. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết, khóc thương nàng, sau đó cùng chết với nàng, cũng tự vẫn tại Ô Giang. Thật là một bi kịch của anh hùng và người đẹp!

Tây Diễm

 

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ