Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Đôi điều về con số “3” trong văn hóa Hán


19 October 2019 | By viadmin | SISU

Theo quan điểm của người Trung Quốc cũng như người Việt Nam, những con số không đơn giản chỉ là những con số được dùng trong tính toán, mà chúng còn chứa rất nhiều những hàm ý văn hóa sâu xa. Chữ số ‘ba’ là một con số như thế - nó giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt trong cả hai  nền văn hoá Trung Quốc và Việt Nam. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu đôi điều về nó trong văn hóa Hán.

Trong văn giáp cốt và kim văn, thì  chữ số ‘ba’ () đều do ba nét ngang móc bằng nhau đặt song song cấu thành, là một chữ chỉ sự đặc biệt, miêu tả sự sinh sôi của vạn vật. Trong “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử có câu rằng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.” Có nghĩa là vạn vật trong trời đất này đều bắt đầu từ ‘ba’, ‘ba’ chính là cái cực của hữu hạn, và sự bắt đầu của vô hạn, hay là ba (nhân) ba bằng chín, chín chín về một (chín nhân chín tám mươi mốt, một vòng luân hồi.) Đây có thể coi là định nghĩa mang ý nghĩa triết học sâu xa của Lão Tử về quá trình hình thành thế giới vạn vật.

Ngoài ra, ‘ba’ cũng là cơ số trí tuệ cao nhất trong tư tưởng triết học “thiên nhân hợp nhất ” của Trung Quốc. Trong “Thuyết văn” có ghi: “nhất ngẫu nhị vi tam”, tức là một cộng hai bằng ba, số 3 trở thành con số hội tụ đầy đủ cả âm lẫn dương. Hứa Thận thời Đông Hán trong  “Thuyết văn giải tự” có nói: “Tam, thiên địa nhân chi đạo dã.” Khi người ta quan sát thiên địa, nhật nguyệt, tinh tú và xã hội loài người, thì thường “dĩ tam vi pháp”,  để miêu tả giới tự nhiên và xã hội. Ví dụ như, “tam tài” chỉ thiên, địa, nhân; “tam quang” chỉ nhật, nguyệt, tinh; “tam tinh” chỉ phúc, lộc, thọ; “tam hữu” chỉ tùng, trúc, mai; v.v. Có thể thấy, những gì do ba sự vật hợp thành đều mang một ý nghĩa phi phàm. Ngoài ra, trong Nho giáo ‘ba’ cũng có ý nghĩa  rất quan trọng, thường được dùng trong những câu chỉ quan niệm luân thường đạo lý, đối nhân xử thế. Ví như: “tam cương”——chỉ “mối quan hvua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình; mi quan hệ vợ chồng cốt ở sự đồng thuận”.

Số ‘ba’ thẩm thấu vào văn hóa, triết học, đời sống hàng ngày, ngay cả trong văn hóa Trà  cũng luôn thấy hình hài dáng dấp của ‘ba’.  Người xưa thường nói: “trà tam tửu tứ”, ý chỉ thưởng trà không cần đông, chỉ hai ba người là đủ, như thế mới có được không khí thanh tao để phẩm trà, giống như: “thưởng trà, nhất nhân đắc thần, nhị nhân đắc thú, tam nhân đắc vị, thất bát nhân thị danh thí trà.” Cái gọi là “thí trà”, là uống trà giải cơn khát mà thôi. Rồi đến cách nâng ly trà người ta cũng phải “tam long hộ đỉnh”, ngón cái và ngón trỏ ôm cốc, ngón giữa nâng đít cốc; thưởng trà “tam khẩu phương tri kỳ vị, tam phiên tài năng động tâm.” Trong tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” có đoạn Diệu Ngọc nói về cách thưởng trà: “Uống chén thứ nhất là để thưởng trà, uống chén thứ hai là phường ngu xuẩn uống cho hết khát, uống chén thứ ba là con trâu, con lừa uống rồi.”  Rồi thì “ tam phẩm”, một nhìn, hai ngửi, ba phẩm. Từ đó có thể thấy cái giới hạn khác biệt giữa thưởng trà và uống trà, và cái tiêu chuẩn đủ độ mà con số ‘ba’ thể hiện là vô vùng tinh tế.

‘Ba’ chính là chuẩn mực vừa đủ của mọi sự vật, bởi vậy, bất kỳ việc gì nếu chưa tới ba lần, người ta không chắc đã để tâm; nhưng nếu “quá tam ba bận” thì lại mất đi sự mới mẻ, thậm chí là cơ hội; do đó, những việc quan trọng người ta thường nhắc đi nhắc lại ba lần. Không chỉ vậy, ‘ba’ còn là một con số vô cùng linh hoạt, vừa mang ý nghĩa  thực chỉ vừa mang ý nghĩa phiếm chỉ. Tức là ngoài biểu thị số lượng chuẩn xác là 3 ra thì nó còn biểu thị ý nghĩa “nhiều” hoặc ‘ít’. Như , “tam nhân hành tất hữu ngã sư yên”, “tam tư nhi hậu hành”, “tam ngũ thành quần”, v.v. trong tất cả nhưng thành ngữ này, số 3 đều mang ý nghĩa chỉ số nhiều. Đồng thời, với ý nghĩa này, nó còn thể hiện một cách tinh tế trong cách cấu tạo chữ Hán của người dân Trung Quốc cổ xưa. Ba bộ thủ hợp thành một chữ, tôi cho rằng đại đa số những chữ như thế đều mang ý nghĩa chỉ số ‘nhiều’, ‘vô hạn’. Ví dụ: ba bộ nhân () ghép lại thành chúng (众); ba bộ mộc (), ghép lại thành rừng (); ba bộ thủy() ghép lại thành diểu () ...Nhưng, trong các thành ngữ ở thể “3X2Y”,  ‘ba’ lại mang ý nghĩa chỉ số ít. Ví dụ: “Tam trường lưỡng đoản”,   “tam ngôn lưỡng ngữ”...

Số ‘ba xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, như: khi thờ cúng, phải chuẩn bịba loại gia súc”; khi tân lang tân nương bái tạ gia tiên, phải váiba vái”; một ngày có ba bữa cơm; đèn giao thông có ba màu, xanh vàng đ; quân đội, có hải lực không ba quân...

Song cùng với sự  phát triển, sáng tạo và hội nhập của ngôn ngữ, cũng như nhu cầu sử dụng của xã hội. Chúng ta thấy có một điều vô cùng thú vị và mới mẻ ở con số 3 khi nó xuất hiện trong ngôn ngữ giao tiếp dưới dạng số thứ tự. Như, ‘第三者’ (kẻ thứ ba hay còn gọi con giáp thứ 13 theo giới trẻ ngày nay), ‘三流作家’ (nhà văn làng), ‘三流歌手’(ca sĩ vườn), v.v. có thể thấy, ở đây ‘ba’ mang ý nghĩa không mấy tốt đẹp, thậm chí còn có ý khinh miệt.

Tóm lại, dân tộc Hán rất thích con số ba, bởi vì, nó không đơn thuần chỉ là một con số, mà còn hàm chữa những ý nghĩa sâu xa, phản ánh giá trị quan, triết học quan và vũ trũ quan của người dân Trung Hoa.

Tân Di, Bích Tiệp

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ