Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

70 năm thành lập trường| bước vào thế giới của ngôn ngữ! Lần này chúng tôi hé lộ một góc bí mật về Bảo tàng Ngôn ngữ SISU


18 December 2019 | By viadmin | SISU

校庆70周年 | 走近语言的世界!这一次我们揭开了上外语言博物馆的神秘一角

70 năm thành lập trường| bước vào thế giới của ngôn ngữ! Lần này chúng tôi hé lộ một góc bí mật về Bảo tàng Ngôn ngữ SISU

SISU 上海外国语大学 119

SISU Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, ngày 9 tháng 11

 

从大陆到大洋,语言无处不在。

从远古到未来,语言的演变充满奥妙

从大脑的运转到人工智能的驱动,

语言发展与应用有无限可能

Ngôn ngữ ở khắp mọi nơi, từ đất liền đến đại dương.

Từ cổ xưa đến tương lai, ngôn ngữ phát triển đầy huyền bí.  

Từ sự tư duy của não bộ đến sự vận hành của trí tuệ nhân tạo,

Ngôn ngữ phát triển và ứng dụng vô cùng vô tận

我们每天都在使用语言,

可是对语言有多少了解?

Chúng ta sử dụng ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi

Nhưng bạn hiểu gì về ngôn ngữ? 

 

语言从何而来,又往哪里发展?

语言与文字的家族成员有多少?

语言与文化、社会、教育呈怎样复杂的关系?

从日常生活交流,到推动社会发展,

语言的力量,微妙、无形、强大。

每一个人都在学习语言、使用语言,甚至传授语言。这些抽象又庞杂的知识,

尽在上外语言博物馆

Ngôn ngữ đến từ đâu, và sẽ phát triển đến đâu?

Có bao nhiêu thành viên trong gia đình ngôn ngữ và chữ viết?

Mối quan hệ phức tạp giữa ngôn ngữ và văn hóa, xã hội, giáo dục là gì?

Từ giao tiếp hàng ngày, đến thúc đẩy phát triển xã hội,

Sức mạnh, tinh xảo, vô hình, to lớn của ngôn ngữ

Chúng ta học tập, sử dụng ngôn ngữ, thậm chí truyền bá ngôn ngữ.

Kho kiến thức trừu tượng và kềnh càng đó,

Đều có thể tìm thấy ở Bảo tàng Ngôn ngữ SISU.

 

语言是思想的身体,因此它也特别不容易认识清楚,因为无论我们怎样思考它,都在用它来思考。语言博物馆提供了另一种观察语言的途径:让语言自己说话。它是人类心灵的舞台,让我们看到了精神的无限可能。

Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, vì vậy rất khó để nhận biết nó một cách rõ ràng, bất luận chúng ta nghĩ gì về nó, thì chúng ta cũng vẫn dùng nó để tư duy. Bảo tàng Ngôn ngữ cung cấp một cách nhìn khác về ngôn ngữ: để ngôn ngữ tự nói. Nó là sân khấu của tâm hồn nhân loại, khiến cho chúng ta nhìn thấy khả năng bất tận của tinh thần.

——语言博物馆学术顾问、文案审稿

语言研究院副教授朱磊

Nhà tư vấn và thẩm định bài viết của Viện bảo tàng ngôn ngữ

Phó giáo sư Zhu Lei (Chu Lỗi) Viện nghiên cứu ngôn ngữ  

 

近日,上外语言博物馆开展了第二场志愿者培训,本次培训主要由全程参与语言博物馆建设的党委宣传部顾忆青老师、东方语学院李卫峰老师和语言研究院研究生赵耀3位主讲人做辅导讲座。

Gần đây, Bảo tàng Ngôn ngữ SISU đã tiến hành khóa huấn luyện tình nguyện viên thứ hai, khóa đào tạo này chủ yếu do thầy Gu Yiqing(Cố Ức Thanh) ban tuyên giáo Đảng ủy, thầy Li Weifeng (Lý Vệ Phong) Học viện ngôn ngữ Phương Đông cùng bạn Zhao Yao (Triệu Diệu) nghiên cứu sinh của Học viện nghiên cứu ngôn ngữ, đây là ba người đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng Bảo tàng Ngôn ngữ.

 

▌"贡献全球知识体系" “Đóng góp cho hệ thông kiến thức toàn cầu”

 

顾忆青老师主讲 Trình bày bởi thầy Gu Yiqing (Cố Ức Thanh)

顾忆青老师是上外语言博物馆建设的总体负责老师,在本次志愿者培训讲座中,他介绍了语言博物馆的策展构思。语言博物馆从的言字偏旁衍生出的三个展陈板块的划分——,沟通世界;,书写世界;,诠释世界,分别对应从语言本体延伸至社会、文化、教育等各角度的八个展区。场馆的灯光布置、艺术装置以及各展区的空间、视觉和互动设计也都独具匠心、别有深意。

Thầy Gu Yiqing (Cố Ức Thanh) là người tổng phụ trách xây dựng Bảo tàng Ngôn ngữ SISU, trong buổi tọa đàm huấn luyện tình nguyện viên lần này, thầy đã giới thiệu cấu tứ kế hoạch triển lãm của Bảo tàng Ngôn ngữ SISU. Bộ ‘ngôn’ trong từ ‘ngữ’ của bảo tàng ngôn ngữ thầm chia làm ba mảng __ “Nói, giao tiếp với thế giới”; “Viết, viết nên thế giới”; “Dịch, giải thích thế giới”, lần lượt tương ứng với tám khu trưng bày từ bản thể ngôn ngữ đến các góc độ xã hội, văn hóa, giáo dục, v.v. Tất cả các chi tiết từ bố cục ánh sáng, sắp xếp nghệ thuật trong bảo tàng, cũng như không gian, giác quan trong phòng triển lãm đến thiết kế tương tác đều vô cùng độc đáo và sâu sắc.

 

言为心声,语言不仅是沟通交流的工具,也是传递知识、表达情感的媒介,更是凝聚人际、民族与国家的心灵使者。保护和促进世界语言多样性是构建人类命运共同体的关键前提。语言是宝贵而又特殊的思想文化资源,目前世界上已知的语言大约是有七千多种。在我们的前期调研中发现,纯粹以语言为主题的博物馆在世界范围内都为数不多

“Nói cho trái tim”, ngôn ngữ không chỉ là công cụ của giao tiếp; mà còn là phương tiện truyền tải kiến thức và biểu đạt tình cảm; càng là sứ giả tinh thần đoàn kết xã hội, dân tộc và quốc gia. Bảo vệ và phát triển sự đa dạng của ngôn ngữ thế giới là tiền đề quan trọng để xây dựng cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh. Ngôn ngữ là một nguồn tài nguyên văn hóa tư tưởng quý giá và đặc biệt. Hiện tại có hơn 7000 ngôn ngữ được biết đến trên thế giới. Trong quá trình điều tra giai đoạn một, chúng tôi thấy rằng những bảo tàng ngôn ngữ thuần túy trên thế giới còn rất ít.

由于语言作为展陈内容较为抽象,并且涉及颇多跨学科的知识,还需兼顾博物馆自身的科普性质和展品的陈列方式,如何做到深入浅出,这对策展工作带来很大挑战。经过策展思路的多次调整,我们最终确定目前的方案,顾忆青老师表达了建设语言博物馆的美好愿景,语言博物馆作为一座高校博物馆,与上外的办学特色、学科优势紧密结合,同时也可以成为我们未来开展科普教育、拓展语言学与相关学科的教学与研究、贡献全球知识体系的重要载体。

Do nội dung triển lãm tương đối trừu tượng,và liên quan khá nhiều đến kiến thức liên ngành, còn phải tính đến tính phổ biến khoa học và phương thức trưng bày triển lãm, làm thế nào để đạt tới nội dung sâu sắc lời lẽ dễ hiểu, điều này là một thách thức lớn trong công tác triển lãm. Thông qua nhiều lần điều chỉnh phương án trưng bày triển lãm, cuối cùng chúng tôi quyết định phương án hiện tại. Thầy Gu Yiqing (Cố Ức Thanh) nói về tương lai tốt đẹp của việc xây dựng bảo tàng ngôn ngữ”. Bảo tàng ngôn ngữ là bảo tàng của một trường Đại học, là sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo đặc sắc và ưu thế chuyên ngành của SISU, cũng có thể trở thành phương tiện quan trọng để chúng ta triển khai giáo dục phổ cập khoa học trong tương lai, mở rộng công tác giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ học với các chuyên ngành liên quan, góp sức vào hệ thống kiến thức toàn cầu

 

语言与文字知多少? Bạn biết gì về “Ngôn ngữ và chữ viết”

 

李卫峰老师主讲 Trình bày bởi thầy Li Weifeng (Lý Vệ Phong)

东方语学院文献中心的李卫峰老师在上外语言博物馆的筹建工作中主要负责语言的家族语言与文字两个部分。在本次志愿者培训中,李卫峰老师为志愿者们重点介绍了语言与文字篇章。他提出了三个有趣的小问题:上海外国语大学的汉语拼音怎么写?诸如Zi-Ka-Wei一类的地名同学们认识吗?人民币上除了汉字还有多少种文字?,启发志愿者们思考文字和普通人之间的关系。

Thầy Li Weifeng (Lý Vệ Phong) Trung tâm tài liệu Học viện Ngôn ngữ Phương Đông, người tổng phụ trách hai mảng “Họ ngôn ngữ”và “Ngôn ngữ và chữ viết” trong quá trình xây dựng Bảo tàng Ngôn ngữ SISU. Trong lần huấn luyện tình nguyện viên lần này, Thầy Li Weifeng (Lý Vệ Phong) đã trọng điểm giảng giải với các tình nguyện viên về “ngôn ngữ và chữ viết”. Thầy đưa ra ba câu hỏi nhỏ thú vị: “Phiên âm tiếng Hán của cụm từ ‘Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải’được viết như thế nào? Các em có nhận biết tên các địa danh, như Zi-Ka-Wei không? Có bao nhiêu loại chữ viết trên đông Nhân Dân Tệ ngoài tiếng Hán?” khích lệ các bạn sinh viên tình nguyện suy nghĩ về mối quan hệ giữa chữ viết và cuộc sống thường nhật. 

透过文字,人们可以看到一个国家在经济、社会方面的变迁,我们现在提到的一带一路,不光是一条商路、一条文化之路,也是一条文字之路。他也提出,志愿者们不仅要会讲故事,更要注意向观众们强调,语言与文字并非一一对应,很多语言其实是远亲不如近邻,语言是跟着谱系走的,文字是跟着文化走的。他也拟了一对子来鼓励志愿者们——“语通天地融汇中外 文贯古今会通西东,想借此引起大家对语言文字的兴趣,鼓励大家通过语博馆的志愿者活动,真正地去热爱语言。

Qua chữ viết, người ta có thể thấy những biến đổi về kinh tế xã hội của một quốc gia, “Vành đai con đường”mà chúng ta nhắc đến không chỉ là một con đường thương mại, một con đường văn hóa, mà còn là một con đường chữ viết”. Thầy còn cho rằng, các bạn tình nguyện viên không nên chỉ biết kể chuyện, càng phải chú ý nhấn mạnh cho khách thăm quan, ngôn ngữ và chữ viết không hề tương ứng với nhau, có rất nhiều ngôn ngữ thực ra “bán anh em xa mua láng giềng gần, ngôn ngữ tùy thuộc vào phả hệ, chữ viết lại tùy thuộc vào văn hóa”. Thầy đã làm một câu đối khích lệ các bạn tình nguyện viên _ _Giỏi ngôn ngữ liên kết Trung ngoại, Hiểu cổ kim thông thạo Đông Tây. Muốn nhân dịp này khơi dậy sự quan tâm của mọi người đối với ngôn ngữ và chữ viết, cổ vũ các bạn thông qua hoạt động tình nguyện này mà trở nên yêu ngôn ngữ hơn.  

 

在参与语言博物馆建设的过程中,两件事令李卫峰老师印象深刻:一件是我负责的两个展区所关注的语言家族和文字部分是我们中国学界最欠缺的部分。虽然中国人有悠久的汉字学历史和学术积淀,但是对其他文明的文字的研究却存在赤字。在这些研究中严重依赖西文二手文献。

Trong quá trình tham gia xây dựng Bảo tàng, Li Weifeng (Lý Vệ Phong) đã bị gây ấn tượng bởi hai việc: “Một là, tôi phải phụ trách bộ phận họ ngôn ngữ và chữ viết thuộc hai khu triển lãm, đây là mảng còn yếu trong giới học thuật Trung Quốc. Mặc dù, người Trung Quốc có lịch sử Hán học và học thuật phong phú dài lâu, nhưng vẫn còn nhiểu khoảng trống trong nghiên cứu chữ viết của các nền văn minh khác. Những nghiên cứu này hoàn toàn dựa vào tư liệu của phương Tây.”

第二件事是当拿到盲文书写工具后,他在试用的过程中发现盲人书写和阅读盲文的行款是相反的,并且盲文的用纸也十分昂贵,深感盲人朋友们使用文字时的不易。在国外盲人可以成为许多研究领域中的专家,而我国的盲人乃至整个残疾人教育特别是高等教育,还有很大进步空间

Điều thứ hai, khi nhận được công cụ viết chữ nổi, trong quá trình dùng thử thầy phát hiện cách viết chữ nổi ngược với cách đọc chữ nổi, giấy in chữ nổi rất tốn kém, có thể thấy sự khó khăn trong việc sử dụng chữ viết của người khiếm thị. Ở nước ngoài, người khiếm thị cũng có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, nhưng ở Trung Quốc sự ngiệp giáo dục dành cho người khiếm thị hay khuyết tật, đặc biệt ở giai đoạn giáo dục bậc cao, vẫn còn rất nhiều không gian để phát triển hơn nữa.

 

用情怀讲述——“语言犹如一座城市” Nói bằng trái tim -- “Ngôn ngữ giống như một thành phố”

 

赵耀主讲 Trình bày bởi nghiên cứu sinh Zhao Yao (Triệu Diệu)

语言研究院的研究生赵耀自2018年年底开始参与语言博物馆的建设,可以说是语言博物馆最资深的学生志愿者了。前期他主要负责的是博物馆学生志愿者的招募管理,目前主要负责语博馆中语言的诞生语言与社会语言与教育的相关文案,同时也参与多媒体资源和实物展品的搜集整理工作。

Zhao Yao (Triệu Diệu) nghiên cứu sinh của Học viện nghiên cứu ngôn ngữ, từ cuối năm 2018, anh bắt đầu tham gia vào công tác xây dựng Bảo tàng Ngôn ngữ, có thể nói anh là tình nguyện viên “thâm niên” nhất của Bảo tàng Ngôn ngữ. Thời kỳ đầu anh chủ yếu phụ trách quản lý tuyển mộ sinh viên tình nguyện, hiện tại chủ yếu phụ trách viết giới thiệu về “sự ra đời của ngôn ngữ”, “ngôn ngữ và xã hội”, “ngôn ngữ và giáo dục” trong bảo tàng, đồng thời còn tham gia tài nguyên truyền thông và công tác thu thập sắp xếp vật trưng bày.

 

讲座中,赵耀以四个问题作为语言的诞生篇章的展开——人为何会说话?人在说话时发生了什么?人类如何实现语言获得?动物为何无法学会人类语言?

Trong buổi tọa đàm, Zhao Yao (Triệu Diệu) dùng bốn câu hỏi để vào đề bài “Sự ra đời của ngôn ngữ” -- Tại sao con người biết nói? Điều gì xảy ra khi mọi người nói chuyện? Làm thế nào để tiếp thu ngôn ngữ? Tại sao động vật không thể học được ngôn ngữ của con người?

 

自古以来人类对自己的语言能力就充满了兴趣,从中西方各种神话传说中便可窥得人类对语言的这份好奇。近年来,随着科学界对人类语言的研究愈发深入,对言语遗传、语言的神经机制等相关探索的成果层出不穷、愈加完善,志愿者们应掌握基本的语言科学常识、用前沿而易懂的内容与观众进行互动。

 

Từ trước đến nay, con người luôn hứng thú khả năng ngôn ngữ của mình, sự tò mò của con người về ngôn ngữ có thể được thấy rất rõ trong các huyền thoại và truyền thuyết ở Trung Quốc lẫn phương Tây. Những năm gần đây, những nghiên cứu của giới khoa học về ngôn ngữ nhân loại ngày càng nhiều, thành quả về di truyền ngôn ngữ, cơ chế thần kinh ngôn ngữ không những nhiều vô kể mà còn ngày càng hoàn thiện hơn, tình nguyện viên cần nắm vững kiến thức khoa học cơ bản và dễ hiểu về ngôn ngữ, để thuận tiện tương tác với khách tham quan.

 

据赵耀介绍,语言与社会篇章包括四个板块。其一是语言变体,正如爱默生所说,语言犹如一座城市,每个人都在为这座城市的建设添砖加瓦。每个人说出的话其实都是一种语料,对语言的变化发展产生潜移默化的影响。其二是多语社会,任一语言都不可能完全独立发展,语言的接触是历史的必然,而接触必然会引起渗透。

Theo lời giới thiệu của Zhao Yao (Triệu Diệu), “Ngôn ngữ và xã hội”gồm 4 mảng. Đầu tiên là ngôn ngữ biến thể, như Emerson đã nói, ‘‘Ngôn ngữ giống như một thành phố, mọi người đều góp sức vào xây dựng thành phố này”. Lời nói của mọi người đều là ngữ liệu, vô tình ảnh hưởng đến quá trình biến đổi phát triển của ngôn ngữ. Hai là, xã hội đa ngôn ngữ, không có bất kỳ ngôn ngữ nào có thể phát triển độc lập, “tiếp xúc ngôn ngữ là khó tránh khỏi trong lịch sử, và một khi đã tiếp xúc ắt dẫn đến giao thoa.”

 

 其三是语言与国家命运,二者息息相关,古往今来的被殖民者大都会遭遇语言上的侵略,洛弗也在《祖国和母亲》中写道:我们称祖国为父亲的土地,我们称语言为母亲的舌头。其四是全球化与语言多样性,我们应当积极倡导语言多样性,珍惜各种语言资源背后的文化价值;不光要关注自然语言,也要关注特殊群体的交际工具和信息载体,如盲文和手语。

Ba là, Ngôn ngữ và vận mệnh của đất nước, hai điều này liên quan chặt chẽ với nhau. Từ trước đến nay, những thành phố thuộc địa đều bị xâm lược ngôn ngữ, Lofer trong “Tổ quốc và mẹ” có viết: “Chúng tôi gọi Tổ quốc là đất đai của cha, chúng tôi gọi ngôn ngữ là đầu lưỡi của mẹ”. Bốn là, toàn cầu hóa và tính đa dạng của ngôn ngữ, chúng ta nên tích cực thúc đẩy tính đa dạng của ngôn ngữ, tôn trọng giá trị văn hóa đằng sau tài nguyên ngôn ngữ, không chỉ coi trọng ngôn ngữ tự nhiên, cũng phải quan tâm công cụ giao tiếp của nhóm người đặc biệt, chẳng hạn như chữ nổi và ngôn ngữ của người mù và người câm điếc.

 

作为参与筹建的资深志愿者,让赵耀印象深刻的则是在将语言博物馆从无到有建设起来的过程中与诸位负责老师们结成的深厚情谊最大的收获莫过于结识了彼此志同道合的学友,有时我们会为一处措辞而探讨到深夜甚至第二天清晨。要在给定时间里交出一个命题作文,这个从零起步的突破着实很难

Là một tình nguyện viên “thâm niên”, điều khiến Zhao Yao (Triệu Diệu) ấn tượng nhất là tình cảm tốt đẹp với các giáo viên phụ trách trong quá trình xây dựng bảo tàng ngôn ngữ “từ không đến có”. Thu hoạch lớn nhất hẳn là kết giao được với những người bạn cùng chí hướng, đôi khi để tìm ra cách diễn đạt hay nhất chúng tôi đã thảo luận đến đêm khuya thậm chí là sáng sớm ngày hôm sau. Phải nộp một bài văn có tựa đề trong một khoảng thời gian nhất định, hoàn thành một sự đột phá từ con số 0 quả là rất khó.

 

对于之后参与语言博物馆的志愿者们,赵耀也表达了他的期待——上外语言博物馆作为一个理想的具有公益性质的科普型教学场地,志愿者们多语种、跨专业的背景对于语言博物馆而言其实是好事,因为开馆运营之后还要进行动态的建设与调整,通过结合外语基础和学科知识为博物馆建言献策,同时对自身来说也是很好的学习与实践机会,相信每一个报名参与志愿讲解的西索儿都能做到、做好。

Đối với các tình nguyện viên tham gia Bảo tàng ngôn ngữ về sau, Zhao Yao (Triệu Diệu) cũng bày tỏ sự kỳ vọng của mình -- Bảo tàng Ngôn ngữ SISU là một địa điểm giảng dạy phổ cập khoa học mang tính chất phúc lợi công cộng lý tưởng, với ưu điểm “đa ngôn ngữ, liên chuyên ngành” của các tình nguyện viên đối với Bảo tàng Ngôn ngữ mà nói kỳ thực là một điều tốt, vì sau khi chính thức mở cửa vẫn phải điều chỉnh và xây dựng, thông qua sự kết hợp giữa khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành đưa ra những ý kiến cho bảo tàng, đồng thời cũng là cơ hội học tập và thực tiễn tốt cho bản thân, tôi tin tất cả những bạn đã ghi tên tham gia làm tình nguyện viên giới thiệu trong bảo tàng đều có thể làm tốt điều đó

语言、文化与未来,难舍难分 Ngôn ngữ, văn hóa và tương lai , không thể tách rời

 

作为语言与文化语言与未来尾声部分的撰稿者,据顾忆青老师介绍,语言博物馆以翻译为切入点,展陈语言与文化的关系。他对严复的译事三难信、达、雅’”进行重新阐释,通过讲解在其中的关键作用,提出让参观者重新认识翻译作为跨文化传播行为的使命和意义。观众将充分领略翻译的历史,翻译的形态,翻译对民族语言形成、文学经典构建、知识文化传播、社会思想变革等方面的作用,并思考翻译在当今职业化时代的崭新定位。

Là tác giả của “Ngôn ngữ và văn hóa”, “Ngôn ngữ và tương lai” và “Phần kết”, Thầy Gu Yiqing (Cố Ức Thanh) giới thiệu, bảo tàng ngôn ngữ lấy dịch thuật làm mở bài, trưng bày mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa. Ông giải thích lại “ba khó khăn trong dịch thuật, ‘tín, đạt, nhã’” của Yan Fu, thông qua giảng giải vai trò quan trong của ‘đạt’, để người xem hiểu hơn về sứ mệnh và ý nghĩa của dịch thuật là động tác truyền đạt đa văn hóa. 

Người tham quan sẽ hiểu rõ hơn về lịch sử của dịch thuật, hình thái của dịch thuật, vai trò của dịch thuật trong quá trình hình thành ngôn ngữ quốc gia, trong xây dựng văn học kinh điển, trong truyền bá kiến thức văn hóa, trong thay đổi tư duy xã hội, đồng thời xem xét vị trí mới của dịch thuật trong thời đại chuyên nghiệp hóa ngày nay. 

 语言与未来作为语言博物馆的最后一个展区,将留给参观者更多的思考空间,从人脑到电脑,从计算机编程语言到机器翻译乃至自然语言处理,进入人工智能时代的语言又将如何呈现前所未有的面貌?

“Ngôn ngữ và tương lai” là khu triển lãm cuối cùng của bảo tàng ngôn ngữ, sẽ để lại trong người xem nhiều suy nghĩ, từ não người đến máy tính, từ ngôn ngữ lập trình máy tính đến máy phiên dịch cả đến xử lý ngôn ngữ tự nhiên, bước vào thời đại trí tuệ nhân tạo ngôn ngữ làm thế nào bày tỏ diện mạo chưa từng có trước đây.

 

对于日后将要承担讲解工作的志愿者们,顾忆青老师认为在博物馆的讲解过程中一定能收获颇多知识与经验由于语言博物馆的学术性较强,大家在讲解之前需要做好功课,同时能融入自己的专业和兴趣领域,让讲解更加生动起来

“Đối với những tình nguyện viên sắp tới phụ trách công tác giới thiệu, thầy Gu Yiqing (Cố Ức Thanh) cho rằng quá trình giảng giải ở bảo tàng ngôn ngữ nhất định sẽ gặt hái được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm, “Do tính học thuật trong Bảo tàng ngôn ngữ khá nặng ký, trước khi giới thiệu các em phải chuẩn bị tốt, kết hợp lĩnh vực chuyên ngành và sở thích cá nhân làm cho lời giới thiệu của mình trở nên sinh động hơn. ”

发挥志愿者们的不同专业特色,能形成有上外特色的讲解模式有非通用语种专业背景的同学们,可以在讲解语言知识时,基于自己所掌握的语言,讲故事,举案例;对于非语言类专业的同学也大有可为,语言博物馆中对语言的阐释已经拓展至更广阔的跨学科领域,可以结合所学专业领域,让观众扩展对于语言的狭隘认识,了解一个由语言构筑的多元世界。

Phát huy đặc điểm chuyên ngành khác nhau của tình nguyện viên, tạo nên phong cách giới thiệu đặc sắc SISU, “các bạn có bối cảnh chuyên ngành phi ngôn ngữ thông dụng, trong quá trình giới thiệu kiến thức về ngôn ngữ có thể kể chuyện hoặc đưa ra những ví dụ cụ thể về ngôn ngữ mình học; đối với các bạn phi chuyên ngành ngôn ngữ cũng rất có triển vọng, việc giải thích ngôn ngữ trong Bảo tàng ngôn ngữ đã trải rộng đến lĩnh vực liên ngành, có thể kết hợp tất cả lĩnh vực chuyên ngành, để người tham quan mở rộng hiểu biết khiêm tốn về ngôn ngữ, hiểu rõ về thế giới đa nguyên được xây dựng bởi ngôn ngữ.”

 

讲座的最后,顾忆青老师给志愿者们留下了一道思考题:我们现在创造、使用新语言,是不是又在创造另一座巴别塔呢?

 Kết thúc buổi tọa đàm, thầy Gu Yiqing (Cố Ức Thanh) đã để lại cho các bạn tình nguyện viên một câu hỏi: Ngôn ngữ mới mà chúng ta đang sáng tạo và sử dụng, có phải đang xây dựng một tòa tháp Babel khác hay không?

PS:语言博物馆展区中设置有留言机,各位参访者们在参观完展区之后,不妨找到留言机,告诉我们你的答案吧~

(PS: Bảo tàng ngôn ngữ có lắp đặt máy trả lời, quý khách sau khi tham quan có thể tìm máy trả lời để nói cho chúng tôi biết câu trả lời của bạn.

从上外语言博物馆出发:我们的愿景,我们的方向

Từ Bảo tàng Ngôn ngữ SISU xuất phát: Tầm nhìn của chúng tôi, mục tiêu của chúng tôi

三位主讲人在筹备语言博物馆的过程中,对于语言的发展、传播、研究与应用也有了自己更深入的思考,在志愿者培训会的后续采访中,他们对上外语言博物馆的建设表达了自己的愿景。

Trong quá trình trù bị Bảo tàng Ngôn ngữ, ba vị cũng có những nhìn nhận sâu sắc hơn về sự phát triển, truyền bá, nghiên cứu và ứng dụng của ngôn ngữ. Trong cuộc phỏng vấn riêng sau buổi huấn luyện tình nguyện viên, họ đã bày tỏ hy vọng viễn cảnh của mình về việc xây dựng Bảo tàng Ngôn ngữ SISU.

我认为这个博物馆最大的意义在于两点,一是唤起普通人对语言文字这两个像空气般存在的事物的兴趣。二是把中国人对语言文字的视野从关注本国本民族扩展到向世界各国各民族,求学问于世界,为世界贡献中国智慧

Tôi cho rằng, bảo tàng này có hai ý nghĩa lớn nhất, một là khơi gợi sự quan tâm của người dân đối với hai thứ tồn tại như không khí trong cuộc sống của chúng ta, đó là ngôn ngữ và chữ viết. Hai là, mở rộng tầm nhìn ngôn ngữ và chữ viết của người Trung Quốc từ việc quan tâm ngôn ngữ bản địa đến các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, học hỏi thế giới, đóng góp trí tuệ Trung Quốc cho Thế giới.

-- Li Weifeng (Lý Vệ Phong)

希望我们的语言博物馆和图书馆一样,成为学校教学和科研的重要平台。我们很多语言类的课程,其实都可以放到语言博物馆里面来。也希望语言博物馆真正能够发挥教学育人功能,能够提供一些教学资源和素材给课堂。

Hy vọng Bảo tàng ngôn ngữ của chúng ta giống như thư viện, trở thành nền tảng quan trọng cho việc giảng dạy và nghiên cứu. Chúng ta có rất nhiều môn học về ngôn ngữ, kỳ thực đều có thể đưa vào Bảo tàng Ngôn ngữ. Cũng hy vọng Bảo tàng Ngôn ngữ có thể thực sự phát huy vai trò giảng dạy và giáo dục, có thể cung cấp một số tư liệu giảng dạy cho lớp học.

-- Gu Yiqing (Cố Ức Thanh)

——顾忆青

和国内外已经建成的语言文字类主题博物馆相比,上外语言博物馆的呈现思路是从语言学学理出发且打破语种界限的,不拘泥于梳理世界语言文字发展的历史脉络,从更为广阔的视角看待人类语言的结构和获得,以及语言和社会、文化、教育、科技等领域的关系。从策展的技术手段来看,这座博物馆是多模态的体验模式,知识性和趣味性较强,应该会成为一处别具一格的文化景观

——赵耀

So với các bảo tàng chủ đề ngôn ngữ và chữ viết đã được xây dựng trong và ngoài nước, ý tưởng trình bày của Bảo tàng Ngôn ngữ SISU xuất phát từ lý ngữ học đồng thời phá vỡ ranh giới giữa các ngôn ngữ, không câu nệ lịch sử phát triển ngôn ngữ thế giới, từ góc độ rộng lớn hơn nhìn nhận cấu trúc và tiếp thu ngôn ngữ nhân loại, cùng với mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, v.v. và các lĩnh vực khác. Từ thủ đoạn kỹ thuật triển lãm mà nói, ngôi bảo tàng này là một chế độ trải nghiện đa phương thức, mang nặng tính tri thức và tính lý thú, sẽ trở thành một văn hóa cảnh quan độc đáo.

-- Zhao Yao(Triệu Diệu)

 

 

 

第二场志愿者培训结束了,

但上外语言博物馆的故事,

才刚刚开始……

Khóa huấn luyện tình nguyện viên đợt hai đã kết thúc,

Nhưng câu chuyện về Bảo tàng Ngôn ngữ SISU

Mới vừa bắt đầu......

12月, 语言博物馆即将正式开馆,

志愿者们已经各就各位。

那么,亲爱的观众朋友们,

下一个语言博物馆的故事里,

会有你的身影吗?

Tháng 12 này, Bảo tàng Ngôn ngữ SISU sẽ chính thức mở cửa,

Các bạn tình nguyện viên đã sẵn sàng.

Vâng, các bạn thân mến

Trong câu chuyện của Bảo tàng Ngôn ngữ tiếp theo,

Sẽ có hình bóng của bạn chứ?

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ