Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Dấu ấn Trung Quốc trong lịch sử hưng vong của chữ Nôm Việt Nam


06 September 2020 | By viadmin | SISU

Chữ Nôm, chính là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam, dựa theo quy tắc ký âm của chữ Hán phồn thể để tạo ra các ký tự mới để viết và biểu nghĩa các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán phồn thể. Trong quá trình tạo ra chữ Nôm, văn sĩ Việt Nam dựa trên những cách tạo chữ như Hội ý, Giả tá và Hình thanh trong Lục Thư (chỉ 6 cách tạo ra chữ Hán), kết hợp giữa hình dáng của chữ Hán và ngữâm của tiếng Việt, còn giữ gìn bộ phận chữ Hán. Nên về mặt hình dáng, chữ Nôm khá giống với chữ Hán, là một thứ chữ khối vuông còn phức tạp hơn chữ Hán.

Việt Nam từng sử dụng 3 loại văn tự trong lịch sử: chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

Ngay từ những năm cuối đời Tần chữ Hán đã bắt đầu được truyền vào Bắc bộ Việt Nam, đồng thời được đặt ở vị trí vững chắc trong tầng lớp thượng lưu. Trong thời kỳ Bắc thuộc và thời kỳ Tự chủ dài đến hàng nghìn năm, vì mục đích chính trị, chữ Hán được trở thành văn tự chính thức của Việt Nam, vị trí và tác dụng của chữ Hán được không ngừng được tăng cường, có tên là “chữ thánh hiền”. Trong tiếng Việt có câu: “Một chữ thánh, một gánh vàng.” Chữ Quốc ngữ là thứ chữ Latin do giáo sĩ phương Tây tạo ra vào thế kỷ 16 với mục đích là truyền giáo và phiên dịch Thánh Kinh. Đến đầu thế kỷ 20, do những ưu thế của chữ Quốc ngữ là dễ học, dễ đọc và dễ viết, giới nhân sĩ tri thức yêu nước của Việt Nam bắt tay ra sức phổ cập chữ Quốc ngữ, nhằm mục đích là mở mang dân trí, giảm thiểu nạn mù chữ. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Nước Hồ Chí Minh có bài phát biểu Tuyên ngôn Độc lập viết bằng chữ Quốc ngữ ở Quảng trường Ba Đình, từ đó chữ Quốc ngữ, một thứ văn tự do giáo sĩ nước ngoài tạo ra trở thành văn tự chính thức của Việt Nam và được sử dụng đến nay. Chữ Nôm là thứ văn tự duy nhất mà do người Việt Nam tạo ra.

Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên và thi hành chính sách văn hóa là “Thư đồng văn”(thư là viết, đồng là thống nhất, văn là chữ) trên phạm vi toàn quốc. Năm 214 TCN, quân đội nhà Tần tiến vào vùng Lĩnh Nam, sau đó, Tần Thủy Hoàng đặt Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận ở đây, trong đó, Tượng Quận chính là Bắc Bộ và Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Từ đó, chữ Hán bắt đầu trở thành văn tự chính thức duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc.

Kể từ thế kỷ 10, ý thức dân tộc và ý thức quốc gia của người Việt Nam không ngừng được lớn mạnh, bên cạnh đó chữ Hán không hoàn toàn thích hợp với tiếng Việt, nên chữ Nôm, một thứ chữ dựa trên cơ sở chữ Hán và Lục Thư được dần dần hoàn thiện. Sự ra đời của chữ Nôm tạo ra cơ sở cho sự phát triển của văn học chữ Nôm. Năm 1266, bài “Tế Lô-giang linh ngư văn” của Nguyễn Thuyên, Thượng thư Bộ Binh đời Trần, là tác phẩm văn học đầu tiên viết bằng chữ Nôm; đến thế kỷ 18 và 19, văn học chữ Nôm bước vào giai đoạn phồn vinh, Truyện Kiều của Nguyễn Du là đỉnh cao nhất của văn học chữ Nôm. Đồng thời, phong trào phiên dịch tác phẩm văn học chữ Hán sang chữ Nôm cũng được triển khai, rất nhiều tác phẩm kinh điển Nho giáo được dịch sang bản chữ Nôm. Trong đời Hồ và đời Tây Sơn, chữ Nôm thậm chí được chấp nhận vị trí là văn tự chính thức.

Dù thế, trong xã hội cổ đại Việt Nam, chữ Nôm vẫn không sánh được với chữ Hán. Do sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, tầng lớp thượng lưu không chấp nhận vị trí của chữ Nôm, trong những trường hợp chính thức, họ vẫn sử dụng chữ Hán. Mặc dù, vào đời Hồ và đời Tây Sơn từng tuyên bố lấy chữ Nôm làm văn tự chính thức, nhưng hai triều đại này đều chỉ tồn tại một khoảng thời gian khá ngắn, chính sách này cũng chỉ được thi hành mấy năm thì buộc phải bỏ đi. Mặt khác, chữ Nôm là văn tự được tạo ra dựa trên chữ Hán, còn phức tạp hơn chữ Hán, chỉ có những người thông hiểu chữ Hán mới hiểu được chữ Nôm, điều này khiến cho chữ Nôm rất khó phổ cập được trong tầng lớp bình dân.

Trong lịch sử phát triển hơn 500 năm, chữ Nôm tuy được những kết quả phát triển nhất định, nhưng vẫn không thay thế được chữ Hán trở thành vặn tự chủ yếu trong xã hội. Đến thế kỷ 16, nền văn minh phương Tây bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam, sự ra đời và phổ cập của chữ Quốc ngữ làm cho cảnh ngộ của chữ Nôm khó khăn hơn nữa. Cuối cùng, chữ Nôm dần dần bị mai một theo thời gian.

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ