Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Nên đưa ra quyết định cấm mua bán cau tươi


28 December 2022 | By viadmin | SISU

Theo nguồn: The Paper.cn, ngày 20/9/2022

 

Hình ảnh quả cau xanh

Ca sĩ Fu Song vừa mới qua đời vì căn bệnh ung thư miệng ở độ tuổi 36, khi còn sống, anh đã nhắn chủ chân thành đến mọi người rằng: “Hãy trân trọng cuộc sống, cách xa trái cau”. Việc buồn này một lần nữa đã đẩy vấn đề trái cau gây ung thư lên thành tâm điểm trong dư luận.

Hiện tại, theo nguồn tin từ thị trường Nghĩa Ô, Chiết Giang, cau đã bị yêu cầu gỡ xuống khỏi kệ hàng, cấm mua bán cau. Nhân viên của Cục quản lý và giám sát thị trường tỉnh Chiết Giang cho biết, từ đầu tháng 9 năm nay tỉnh Chiết Giang đã ban hành các thông báo có liên quan đến việc cấm mua bán cau làm thực phẩm. Huyện Doanh Sơn, thành phố Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên, cũng đang thực hiện yêu cầu của Cục Quản lý và Giám sát thị trường tỉnh về việc cấm mua bán cau. Cuối cùng thì các cơ quan quản lý cũng đã thanh trừng loại quả “ma quái” này.

Rõ ràng, cau không phải là một món ăn vặt ngon lành mà là một chất gây ung thư cấp độ 1, đồng thời cũng là một thứ dễ gây nghiện. Trong danh sách các chất gây ung thư cấp độ 1 do Tổ chức Y tế Thế giới công bố, quả cau chiếm đến 3 mục – cau tươi, cau ăn kèm với sợi thuốc lá, cau không ăn kèm sợi thuốc lá. Là một loại quả gây ung thư, quả cau đã gây ra những nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Hồ Nam là một tỉnh sản xuất và tiêu thụ cau lớn nhất, tỷ lệ mắc ung thư miệng ở đây cũng cao hơn 20 lần so với mức bình quân trên toàn quốc. Ngay từ năm 2017, ung thư miệng đã bị đưa vào danh sách top 10 loại ung thư gây tử vong ở nam giới tại Hồ Nam. Một bài báo “ ‘Người cắt mặt’ ở vương quốc cau đã từng mô tả bi kịch của những bệnh nhân mắc ung thư miệng vì ăn cau: bọn họ bị cắt bỏ lưỡi, cắt bỏ nướu, khuôn mặt họ bị xé toạc bỏi những vết sẹo gớm ghiếc do phẫu thuật. Cái chết của Fu song, chỉ là một sự việc điển hình mới do cau gây ra, nếu ngành sản xuất cau không dừng lại, thì sẽ còn có thêm nhiều nạn nhân nữa.

Nghề chế biến cau là ngành có lợi nhuận khủng, có sự tham gia sâu rộng, gắn bó mật thiết với lợi ích của địa phương, thậm chí nó còn trở thành “ngành nghề trụ cột” ở một số địa phương. Tỉnh Hồ Nam có hơn 7000 doanh nghiệp liên quan đến cau, được biết các doanh nghiệp chế biến thực phẩm từ cau trên toàn tỉnh đã thúc đẩy các ngành nghề liên quan thu về hơn 50 tỷ Nhân dân tệ. Hơn nữa, ngành chế biến cau gắn bó chặt chẽ với ngành giải trí và đội hình “fans ruột”, có câu “cau nuôi sống nửa ngành giải trí”, được coi là “ông chủ” của những “fans ruột” ngành chế biến cau đã bắt đúng thóp của giới trẻ, chỉ vẻn vẹn trong vòng vài năm nó đã biến một món ăn vặt ở địa phương thành một ngành sản xuất lớn lan tỏa khắp Trung Quốc. Những thực thế này cũng khiến các cơ quan chức năng phải dè chừng.

Nhưng, nếu cứ để mặc ngành cau không quản lý, lợi nhuận khổng lồ này chảy vào hầu bao của ngành chế biến cau, còn những nguy hại của bệnh ung thư và gánh nặng bảo hiểm y tế lại đổ lên vai xã hội.

Năm 2019, Hiệp hội Cau tỉnh Hồ Nam từng đưa ra văn bản, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp chế biến thực phẩm từ cau phải ngừng mọi hoạt động quảng cáo, đây được coi là hành động “bỏ của chạy lấy người”; tháng 9 năm 2021, Văn phòng Tổng cục Đài Phát thanh và Truyền hình quốc gia đã ra thông báo, yêu cầu dừng sử dụng các chương trình phát thanh, truyền hình và các chương trình nghe nhìn trực tuyến trên mạng quảng cáo tiếp thị cau và các sản phẩm được chế biến từ cau. Tuy nhiên, chỉ cấm quảng cáo, mà không cấm tiêu thụ, thì sự hạn chế đối với ngành chế biến cau cũng chỉ có hạn. Kể từ năm ngoái đến nay, ngành chế biến này không vì thế mà xuống dốc, ngược lại còn tăng trưởng hơn, theo dự đoán đến năm 2025, giá trị sản lượng của ngành chế biến cau ở Trung Quốc sẽ vượt qua 100 tỷ Nhân dân tệ, nhưng hậu quả mà nó mang lại vô cùng tai hại: dự đoán đến năm 2030, Hồ Nam sẽ có 300.000 người, cả nước sẽ có hơn 1.000.000 người mắc ung thư miệng vì ăn cau.

Đằng sau “miếng cau lá thuốc, ma lực vô biên”, là biết bao gương mặt bị cắt xẻo vì căn bệnh ung thư miệng; đằng sau sự phát triển thần tốc và lợi nhuận khổng lồ của ngành cau, là một thảm kịch nặng nề về sức khỏe công cộng. Chúng ta phải có quyết tâm “tráng sĩ chặt tay” chấn chỉnh ngành chế biến nhuốm máu này.

So sánh theo chiều ngang, ở Singapore, các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Canada và Australia, v.v. cau đã được xác định là một loại ma túy và bị cấm mua bán. Thái Lan, từng là quốc gia sản xuất cau lớn nhất, bệnh ung thư số một của người dân nước này cũng là ung thư miệng, sau khi chính phủ Thái Lan cấm mua bán cau vào năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng ở nam giới của Thái Lan đã giảm xuống chỉ còn 0,012%.

Từ các hành động giám sát và quản lý thị trường mạnh tay hiện nay ở Chiết Giang, Tứ Xuyên cho thấy, các tỉnh đã chủ động thúc đẩy việc cấm buôn bán cau, thể hiện thái độ trách nhiệm cao đối với sức khỏe cộng đồng, hy vọng các cơ quan giám sát và quản lý ở các địa phương khác cũng chủ động nhập cuộc. Ngoài ra, hy vọng nhà nước cùng sở y tế và hệ thống giám sát quản lý cấp thành phố có thể kịp thời đưa ra các biện pháp thống nhất về hạn chế - gỡ bỏ - ngừng mua bán. Xác định rõ thời gian biểu cho việc cấm hoàn toàn việc mua bán cau, quyết không được chần chừ do dự, phải đưa ra một tín hiệu rõ ràng cho thị trường: Không thể để ngành chế biến cau tiếp tục đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Đã đến lúc hạ quyết tâm!

 

图片编辑:沈轲

翻译:碧捷

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ