Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Tại sao chim gõ kiến lại không bị chấn động não?


28 December 2022 | By viadmin | http://www.ckxx.net/p/305717.html

Theo nguồn Tin tham khảo ngày 19 tháng 7 năm 2022

 

Tin tham khảo ngày 19 tháng 7 đưa tin theo một báo cáo vào ngày 15 tháng 7 trên trang báo mạng ABC của Tây Ban Nha (http://www.abc.es/), khi chim gõ kiến dùng mỏ gõ vào thân cây, đầu của nó sẽ di chuyển với vận tốc 6m/s, lực va chạm (冲击力) mà nó phải chịu tương đương với 1000 lần trọng lực cơ thể. Lâu nay, các nhà khoa học luôn tự hỏi làm thế nào loài chim này có thể đạt được kỳ tích như vậy mà không làm tổn thương bộ não của mình. Tại sao nó không bị chấn động não? Có người cho rằng, hộp sọ của chim gõ kiến giống như một chiếc mũ giảm xóc. Tuy nhiên, một nhóm các nhà nghiên cứu đã bác bỏ quan điểm này. Họ đã phát biểu quan điểm của mình trên tạp chí Mỹ “Current Biology” số nửa tháng, bộ não của chim gõ kiến giống như một chiếc búa thép hơn là một chiếc mũ bảo hiểm. Trên thực tế, kết quả dự báo của các nhà khoa học cho thấy, đối với bất kỳ sự hấp thụ lực va chạm nào đều làm giảm khả năng mổ của chim gõ kiến.

 

Ông Sam Van Wasenberg, một chuyên gia nghiên cứu ở Đại học Antwerp Bỉ cho biết: “Bằng cách phân tích các video chuyển động chậm của 3 loài chim gõ kiến, chúng tôi phát hiện loài chim này không hấp thụ lực va chạm sản sinh ra khi mổ vào thân cây.”

Van Wasenberg cùng các cộng sự của mình đã tiến hành định lượng những cú va chạm giảm tốc trong quá trình mổ của ba loài chim gõ kiến. Họ đã sử dụng các số liệu này xây dựng nên mô hình cơ học sinh vật, từ đó đưa ra kết luận, bất kỳ sự hấp thụ va chạm nào của hộp sọ đều không có lợi cho loài chim này.

Nhưng nếu hộp sọ của nó không có vai trò như một bộ giảm xóc, thì liệu những cú va chạm mạnh như thế có khiến bộ não của chúng gặp nguy hiểm hay không? Thực tế chứng minh không hề. Mặc dù sự giảm tốc va chạm của mỗi cú mổ đã vượt qua ngưỡng gây chấn động não đã biết đối ở loài khỉ và con người, nhưng bộ não nhỏ của chim gõ kiến có thể chịu được. Van Wansenberg cho biết, chim gõ kiến có thể phạm sai lầm, chẳng hạn như dùng hết sức đi mổ kim loại, nhưng tác động của chúng lên thân cây thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng gây chấn động não của chúng, cho dù bộ não của chúng không hoạt động như một chiếc mũ bảo hiểm.

“Việc không có khả năng giảm xóc không đồng nghĩa với việc hộp sọ của nó sẽ gặp nguy hiểm khi bị va chạm mạnh,” nhà nghiên cứu này cho hay, “Phân tích của chúng tôi cho thấy, cho dù là những cú mổ va chạm mạnh nhất, thì bộ não của chim gõ kiến vẫn an toàn.”

Van Wansenberg bày tỏ, sự phát hiện này đã bác bỏ lý thuyết giảm xóc phổ biến lâu nay của truyền thông, sách báo và vườn thú. “Khi chúng tôi quay chim gõ kiến ở vườn thú, thấy một số phụ huynh giải thích cho con em của họ rằng, sở dĩ chim gõ kiến không cảm thấy đau đầu là do hộp sọ của chúng có bộ phận giảm xóc, ” ông nói, “huyền thoại chim gõ kiến có thể hấp thụ chấn động đã được chúng tôi phát hiện.”

Từ góc độ tiến hóa mà nói, phát hiện này có thể giải thích tại sao bộ não của chim gõ kiến lại tương đối nhỏ, và cơ cổ lại không to. Mặc dù bộ não lớn có thể khiến lực mổ của chim gõ kiến mạnh hơn, nhưng chấn động gây ra có thể khiến chúng gặp vấn đề nghiêm trọng.

Ông nói thêm, phát hiện này có một ý nghĩa thực tế, bởi vì trước đây các kỹ sư đã giải phẫu hộp sọ của chim gõ kiến để tìm nguồn cảm hứng cho việc nghiên cứu mũ bảo hiểm và các chất liệu giảm xóc. Phát hiện mới này cho thấy, đó không phải là một sáng kiến hay, bởi vì kết quả giải phẫu bộ não của chim gõ kiến giúp giảm tối đa sự hấp thụ của va chạm.

Van Wasenberg cho biết, một kết quả nghiên cứu khác gần đây mà nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện cho thấy, mỏ của chim gõ kiến thường bị mắc kẹt khi chúng mổ lên thân cây, nhưng chúng có thể nhanh chóng tự giải thoát bằng cách luân phiên di chuyển nửa trên và nửa dưới của mỏ.

翻译:裴碧捷

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ