Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Cờ Vây


17 December 2016 | By viadmin | SISU

 

Cờ Vây bắt nguồn từ Trung Quốc, là một loại cờ cổ xưa nhất trên thế giới, cũng là một trong tứ cổ điển: “Cầm, kỳ, thi, hoạ”. Đến nay, cờ vây đã có khoảng bốn ngàn năm lịch sử. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, cờ Vây đã rất hưng thịnh. Truyền thuyết kể rằng: “ban đầu, cờ Vây do vua Nghiêu sáng tạo, để dạy con là hoàng tử Đan Chu.”

Bàn cờ Vây

 Trên bàn cờ có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm, quân cờ được đặt trên các giao điểm này. Trong các quân cờ có 180 quân màu đen và 180 quân màu trắng.

Luật chơi cờ vây rất đơn giản, chỉ cần một trong hai người chơi, ai chiếm được nhiều “đất” (围空) thì người đó thắng. Vì thế chỉ để biết chơi thì quá dễ, nhưng để chơi tới được thành "cao cờ" thì rất khó. Khi chơi cờ vây cũng giống như khi ra trận đánh giặc. Bàn cờ là chiến trường và mục đích là chiếm lấy lãnh thổ. Một kỳ thủ cờ vây thực sự biết quý trọng từng quân cờ và luôn đặt hết tâm quyết vào mỗi nước đi. Có rất nhiều thuật ngữ trong môn cờ Vây, như: Khí , tự tử自杀, cướp打劫, tạo mắt做眼, chấp quân让子, vồ và vồ ngược扑或倒扑, bắt đôi 双打吃, bắt ôm 抱吃, khoét, kẹp, đứng, điểm, khóa封锁,bay, lội ngược ủng倒脱靴, liên lạc连接, chia cắt分断, quan tử官子, hình cờ vv.... Dưới đây chúng tôi xin giải thích một số thuật ngữ cơ bản:

Khí(气): Các giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ gọi là "khí" của quân cờ đó. Quân cờ đứng ở giữa bàn có 4 "khí", đứng ở biên có 3 "khí" và đứng ở góc có 2 "khí". Nếu một quân hoặc một nhóm quân không còn "khí", quân đó hoặc nhóm quân đó sẽ bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. Nếu quân đó hoặc nhóm quân đó chỉ còn một "khí", điều đó có nghĩa là nó đang bị đe dọa, đang bị "đả cật" và sẽ bị đối phương bắt ngay sau nước đi tiếp theo.

Tự tử(自杀): Trong luật chơi cũng không cho phép việc chiếm nốt "khí" cuối cùng của chính quân hay nhóm quân của bạn, trừ phi việc này dùng để bắt một vài quân bao vây của đối phương. Những quân chắc chắn đã chết, chạy đến đâu cũng không thoát gọi là quân "chết kỹ thuật" và được bỏ ra lúc hết ván.

Quy tắc cướp(打劫的规则): Nếu bạn bắt một quân, sẽ có thể xảy ra một trường hợp: bên đen có thể chơi ở điểm B và bắt bên trắng điểm A. Tiếp theo, đến lượt đi của bên trắng. Lúc này, bên trắng lại có thể đặt quân tại điểm A và bắt bên đen, điều này có thể dẫn đến việc quay trở lại như tình huống ban đầu. Trường hợp này được gọi là "cướp". Để tránh việc này xảy ra lặp đi lặp lại, người ta đã đặt ra một quy tắc là "cướp". Quy tắc này nói rằng, không được phép lặp lại một trạng thái(vị trí quân và lượt đi) đã có trước đây ở bàn cờ, trừ trường hợp 2 người cùng nhường lượt đi. Nếu bên đen bắt bên trắng ở A, bên trắng không được phép bắt lại bên đen ngay lập tức mà cần phải đặt quân ở nơi nào đó khác. Điều này sẽ dẫn tới khả năng là bên đen sẽ đặt tiếp quân tại B để tránh bị bên trắng bắt. Nếu bên đen không đi nước nào khác, bên trắng có thể bắt lại quân đen, bởi vì bây giờ, vị trí trên bàn cờ đã thay đổi, không giống như trước.

Tạo mắt(做眼): Khi một đám quân trong vùng của đối phương và không có đường thoát, để có thể sống, đám quân đó cần tạo ít nhất hai mắt nhỏ. Một mắt nhỏ là có 1 đến 2 khí trống. Một mắt lớn là có nhiều hơn 2 khí và có thể coi là 1 vùng đất.

Chấp quân(让子): Các đấu thủ chơi cờ vây có thể đa dạng về trình độ. Người chơi giỏi hơn có thể chơi chấp quân với người chơi kém hơn, từ đó có thể khiến cuộc chơi thú vị hơn cho cả hai người chơi, người chơi kém hơn sẽ học được rất nhiều từ cách đi của người chơi giỏi hơn và sẽ giúp họ nâng cao trình độ chơi cờ của mình. Thông thường, số quân chấp nhiều nhất là 9 quân và người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen. Những quân được chấp thường có một số vị trí xác định trên bàn cờ. Sau khi những quân cờ này được đặt lên bàn cờ, quân trắng bắt đầu nước đi đầu tiên.

Trong khi chơi, quân cờ biến hóa khôn lường, gây cấn và đầy kịch tính. Hai bên sử dụng mọi kỹ thuật và chiến thuật để đánh bại đối thủ, mang đậm tính chiến đấu.

Cờ Vây là môn thể thao trí tuệ, học chơi cờ vây vừa có thể rèn luyện khả năng tư duy logic. Nó giúp con người rèn luyện tính kiên cường và bình tĩnh. Vì có nhiều ích lợi, mà cờ Vây được lưu truyền rộng rãi. Từ Trung Quốc, cờ vây được phổ biến tới Hàn Quốc, sang Nhật Bản- nơi mà nó được ngưỡng mộ và đặt ở địa vị cao quý “Đạo”. Nó cũng từng qua Việt Nam và xuất hiện trong thơ ca của những nhà thơ nổi tiếng, như câu:

Vi kỳ nhàn đắc địa,

Đối tửu tuý vi hương.

“Thôn quê”-Nguyễn Xưởng (đời Trần)

Có nghĩa là :Chơi cờ vây, nhàn là nơi đắc địa,

Uống rượu với bạn, say là quê nhà.

Và trong truyện Kiều của Nguyễn Du:

Bàn tơ điểm nước....

Hiện nay, hơn 40 quốc gia và khu vực trên thế giới đã xuất hiện môn thể thao này, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia có trình độ cao nhất.Các tuyển thủ cờ vây Trung Quốc ví dụ như Nhiếp Vệ Bình, Mã Hiếu Xuân, Kha Kiệt vv... đều là những tuyển thủ nổi tiếng trên quốc tế. Hiện nay cờ Vây đã trở thành một môn thể thao thi đấu quốc tế quan trọng.

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ