Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Kinh kịch-một kịch chủng mang đậm tinh hoa văn hóa Trung Quốc


17 December 2016 | By viadmin | SISU

Kinh kịch là một loại kịch được lưu truyền rộng rãi và có tầm ảnh hưởng nổi bật nhất của Trung Quốc. Trong suốt quá trình hình thành, Kinh kịch vừa thu hút tinh hoa từ nhiều loại tuồng cổ địa phương, đặc biệt là “Huy Ban” tức là tuồng “An Huy”, lưu hành tại miền Nam Trung Quốc vào những năm của thế kỷ 18, vừa được ảnh hưởng nhiều bởi ngôn ngữ địa phương và phong tục tập quán Bắc Kinh. Nhưng nó không phải là loại kịch đặc trưng riêng của địa phương Bắc Kinh mà nó mang đặc trưng của cả dân tộc Trung Hoa.

Kinh kịch là môn nghệ thuật phối hợp đồng thời cả: ca, nói, diễn,đấu võ. Ca là hát theo điệu nào đó; nói là đối thoại hoặc độc thoại của các nhân vật; diễn là biểu diễn động tác hoặc biểu lộ tình cảm; đấu võ là biểu diễn võ thuật dưới hình thức nhảy múa.

Trong quá trình phát triển, kinh kịch đã hình thành một hệ thống động tác biểu diễn mang tính chất tượng trưng cao. Ví như: Lấy một chiếc mái chèo biểu thị một con thuyền, một chiếc roi ngựa biểu thị một con ngựa, diễn viên không cần đạo cụ vẫn có thể biểu diễn những động tác như lên lầu, xuống lầu, mở cửa, đóng cửa. Tuy động tác này hơi khuếch đại, nhưng có thể đem lại cảm giác chân thật cho khán giả.

Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu chia làm bốn vai chính: Sinh(vai nam), Đán(vai nữ), Tịnh(vai nam),Sửu(nam nữ đều có). “Sinh”() tùy theo tuổi tác và thân phận trong các vở kịch mà chia thành lão sinh, tiểu sinh và võ sinh. “Đán” 旦)bao gồm thanh y, hoa đán, võ đán, lão đán. “Tịnh” (净)vào vai nam hào kiệt hoặc thư sinh, đặc trưng nổi bật là phải vẽ nhiều màu sắc trên mặt, vì vậy còn gọi là “hoa kiểm”. “Sửu(丑) là vai xấu xa hoặc hài hước lanh lợi.

Nghệ thuật hóa trang trong Kinh kịch rất đặc sắc.Vai “Sinh” và “Đán” phải vẽ lông mày, nâng lông mày và vẽ tròng mắt.

Diễn viên trong vai Đán

Vai “Tịnh” và “Sửu” phải vẽ mặt nạ. Mặt nạ là nghệ thuật đặc sắc nhất trong Kinh kịch.

Diễn viên trong vai Tịnh

 Qua mặt nạ chúng ta có thể nhận biết tính cách hoặc phẩm chất của các nhân vật, như: trung thành hay gian trá, tốt đẹp hay xấu xa, lương thiện hay gian ác, cao thượng hay thấp hèn. Ví dụ như, nặt nạ tô đỏ thể hiện nhân vật trung thành hết mực; nếu là màu trắng thì nhân vật đó có tính cách gian trá, độc ác; màu xanh lam thể hiện nhân vật đó kiên cường dũng cảm; màu vàng nói nên nhân vật đó tàn bạo, màu vàng hoặc màu bạc tượng trưng cho thần phật hoặc quỷ quái, khiến khán giả có một cảm giác huyền ảo.

Kinh kịch cũng đã trải qua những thăng trầm cùng với diễn biến của lịch sử và sự phát triển của thời đại . Kinh kịch được coi là tinh hoa  trong nghệ thuật hát kịch của dân tộc Trung Hoa. Ngày nay, nhà hát lớn Trường An quanh năm đều có những cuộc diễn với nhiều vở Kinh kịch khác nhau. Nó đã thu hút nhiều người hâm mộ Kinh kịch trên thế giới đến Trung Quốc tham gia và học hỏi Kinh kịch.

Kinh kịch “Quý Phi say rượu”

Kinh kịch sẽ làm cho chúng ta cảm thấy mình đang đắm chìm trong một câu chuyện cổ xưa, đó là một thế giới vừa tươi đẹp, vừa hài hòa lại vừa vĩnh hằng. Không chỉ có vậy ở đó bạn còn có thể tìm thấy được sự trang nghiêm và tĩnh lặng vô cùng tuyệt diệu. Cũng vì thế mà nó được đông đảo nhân dân các nước ưa thích.

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ