Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Ông Lã Vinh Hoa, một “Việt Nam Thông” đã chứng kiến 18 năm chặng đường hợp tác khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Trung-Việt


09 March 2017 | By viadmin | SISU

Ông Lã Vinh Hoa đã gần 50 tuổi, và còn được biết đến với cái tên “Việt Nam thông”, hiện đang có một cuộc sống rất bận rộn. Hàng tháng, ông đều phải thường xuyên đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam, để đem những công nghệ nông nghiệp tiên tiến, máy móc thiết bị, nhân sự, cùng các dự án hợp tác vào Việt Nam.

Ông là nhân viên nghiên cứu của Viện khoa học nông nghiệp Quảng Tây trung Quốc, cũng là người được trao tặng bằng khen chuyên gia danh dự của Bộ Nông nghiệp Việt Nam. Trong 18 năm vừa qua, Ông Lã đã tham gia và chứng kiến sự phát triển hợp tác của ngành Nông nghiệp hai nước Trung-Việt.

Năm 2000, Bộ khoa học kỹ thuật Trung Quốc và Bộ khoa học kỹ thuật môi trường Việt Nam hợp tác dự án “Cơ sở nghiên cứu thí điểm phổ biến kỹ thuật tổng hợp nông nghiệp Trung-Việt ” thành công đặt tại Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội Việt Nam (mà nay gọi là Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Ông Lã Vinh Hoa là một trong những chuyên gia đầu tiên sang Việt Nam giao lưu hợp tác.

18 năm trước, khi chưa tròn 30 tuổi, ông Lã cùng hai chuyên gia khác đã đem giống lúa lai ba dòng và giống các loại rau củ quả của Trung Quốc giới thiệu vào Việt Nam. Ông Lã nói : “Ngày đó, kỹ thuật sản xuất lai tạo các giống lúa của Việt Nam còn chưa thành thục, có đến 80% các giống lúa phải nhập khẩu từ Trung Quốc”.

Xây dựng cơ sở nghiên cứu thí điểm phổ biến kỹ thuật tổng hợp nông nghiệp Trung-Việt không phải là việc dễ dàng gì, tổng số tiền đầu tư vào dự án ngày đó chỉ có 1.600.000 tệ, vốn đầu tư rất có hạn.

Ông Lã bày tỏ: “Những năm đầu ở Việt Nam tôi cảm thấy áp lực rất lớn”, vì không phải tất cả các giống lúa của Trung Quốc đều thích ứng được với điều kiện môi trường thời tiết sinh trưởng của Việt Nam. Ông đã phải đi sâu nghiên cứu khảo sát ở các vùng nông thôn, trồng thí nghiệm nhiều lần đối với các giống lúa để lựa chọn và cải tiến.

Sau nhiều năm nỗ lực, Viện khoa học nông nghiệp Quảng Tây đã lần lượt phổ biến trồng cấy các giống lúa: “Bác ưu”, “Đặc ưu”, “Tạp giao” và giống lúa “Nhị ưu” ở Việt Nam, điều này đã làm cho nguồn giống lúa nước và sản lượng gạo của Việt Nam tăng lên phần nào. Ngoài ra, dưa hấu không hạt, dưa ngọt, cùng các loại dưa quả khác cũng được nhân rộng phổ biến, hoàn thành công tác thực hiện từ không đến có.

Ông Lã nói: “Hiện tại , Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, trong các loại gạo xuất khẩu có gạo có nguồn gốc từ Quảng Tây. ”và điều này làm cho ông cảm thấy rất hãnh diện. Ở Việt Nam công tác 11 năm, và trong khoảng thời gian này Ông đã hoàn thành luận văn thạc sĩ và tiến sĩ tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Hiện nay, ông không chỉ thành thạo tiếng Việt, mà còn đào tạo được rất nhiều người Việt Nam giỏi nông nghiệp ở đó, trở thành một người “ Việt Nam thông” trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng với sự giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng mật thiết, nên sự giao lưu hợp tác Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Quảng Tây và Viện khoa học kỹ thuật các nước ASEAN cũng ngày càng nhiều. Trong giai đoạn “5 năm lần thứ 12”, Viện khoa học kỹ thuật Quảng Tây đã nhận được 34 dự án hợp tác quốc tế ASEAN của Bộ khoa học kỹ thuật Quốc gia và phòng khoa học kỹ thuật Quảng Tây, trong đó có 20 dự án có liên quan đến Việt Nam.

Trước mắt, Viện khoa học kỹ thuật Quảng Tây đã xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp  với nhiều Trường Đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học cùng nhiều xí nghiệp của Việt Nam. Đồng thời, đã đem mô hình hợp tác trên phổ biến sang các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar cùng nhiều quốc gia ASEAN khác, xúc tiến phát triển hợp tác nông nghiệp Trung Quốc- ASEAN.

Cuối bài phỏng vấn, ông Lã Vinh Hoa nói : Hàng năm, viện khoa học kỹ thuật Quảng Tây đều cử những nhân tài nông nghiệp trẻ tuổi sang Việt Nam giao lưu và nghiên cứu khoa học nông nghiệp, bồi dưỡng nhiều hơn nữa “Việt Nam thông” trong lĩnh vực nông nghiệp. Năm 2017, Viện sẽ hợp tác với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội xây dựng phòng thí nghiệm liên thông, đồng thời hợp tác với các tỉnh biên giới Việt Nam xây dựng con đường hành lang, cùng dắt tay mở rộng lĩnh vực hợp tác nông nghiệp hai nước Trung-Việt.

Nguồn tin lấy từ chinanews ngày 25-2-2017 10:51:37

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ