Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Tết ca hát “mồng 3 tháng 3” – Lễ hội truyền thống của Quảng Tây


11 May 2017 | By viadmin | SISU

Quê em ở thành phố Nam Ninh, thủ phủ của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Quảng Tây có nhiều dân tộc thiểu số, và chủ yếu là dân tộc Choang. Người dân tộc Choang có ngôn ngữ riêng của mình, họ chất phác, hồn hậu, và vô cùng yêu ca hát—những bài hát sơn ca . Mồng 3 tháng 3” là ngày tết truyền thống trọng đại nhất của dân tộc Choang. Vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, ngoài việc hấp xôi ngũ sắc và làm trứng gà đỏ, để thờ cúng tổ tiên và chiêu đãi bạn bè ra, chủ yếu là tổ chức hoạt động “ Ca Vu” , nên còn gọi là Lễ ca vu”.

Miêu tả quang cảnh ngày hội 3 tháng 3 của dân tộc Choang, nhà thơ Vi Phong Hoa trong bài Liêu Giang Trúc Chi Từ đã viết:

Gió xuân ấm áp mưa xuân qua;

Đồng xuân xanh mướt khắp quê nhà;

Hướng mắt nhìn quanh rừng núi thấp;

Hoa cỏ rộn ràng ba tháng ba.

Rượu thịt đơm đầy người dâng cúng;

Cơm thơm nếp mới khách đến nhà;

Thánh thót âm vang mùa lễ hội;

Nhà nhà thôn nữ đẹp muôn hoa”.

Có người cho rằng lễ hội ca hát này nhằm tưởng nhớ đến người nữ anh hùng Lưu Tam Tỷ, cũng có người cho là tưởng nhớ đôi tình nhân người Choang bị các thế lực phong kiến và gia đình bức hại, lại có người cho là dịp tạ ơn tổ tiên đã khai sinh ra dân tộc mình v.v.

Vào ngày này, những người dân nơi đây ngoài việc hấp xôi ngũ sắc và làm trứng gà đỏ, để thờ cúng tổ tiên và chiêu đãi bạn bè ra, thì hoạt động chủ yếu là tổ chức hoạt động “ Ca Vu”, nên còn gọi là “Lễ ca vu”.

Các chàng trai cô gái thường mặc những bộ quần áo đẹp, mang đậm màu sắc dân tộc Choang đi tham gia các tiết mục ca hát. Họ hát đối- đây cũng là một trong những hoạt động giải trí truyền thống dân gian dân tộc Choang, và cũng là hình thức độc đáo để các chàng trai và cô gái trẻ giao lưu với nhau. Ngoài hát đối Sơn ca, còn có rất nhiều tiết mục biểu diễn khác như: cướp pháo hoa, múa khèn, chọi trâu đua ngựa, liên hoan lửa trại.

Về mặt ý nghĩa, lễ hội mồng 3 tháng 3 là dịp quan trọng để các thế hệ người Choang truyền bá kinh nghiệm sống của mình đến thế hệ sau, qua đó truyền thụ ý thức giáo dục truyền thống – một kênh giáo dục quan trọng khi bản thân dân tộc Choang chưa có văn tự thống nhất trước đây. Lễ hội thể hiện giá trị gắn kết cộng đồng, giúp gìn giữ tinh thần cộng đồng thông qua sinh hoạt tập thể. Đó còn là một cầu nối giao lưu tình cảm đối với tuổi trẻ.

Hàng năm lễ hội này đã thu hút được đông đảo các khách du lịch đến từ các nước, như: Việt Nam, Thái Lan, Mỹ, Pháp. Họ hội tụ tại Quảng Tây và trải nghiệm bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số Trung Quốc.

Năm 2006, lễ hội ca hát “mồng 3 tháng 3” dân tộc Choang đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đợt đầu của Trung Quốc.

Cải biên từ : Nguyễn Ngọc Thơ. Từ lễ hội Longtong dân tộc Choang bàn về Tết mồng 3 tháng 3 ở VN http://vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-ung-xu-voi-moi-truong-xa-hoi/403-nguyen-ngoc-tho-tu-le-hoi-longtong-dan-toc-choang-ban-ve-tet-mong-3-thang-3-o-vn.html

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ