Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ

Chiến lược “đa ngôn ngữ Plus”-Nhân Dân nhật báo phỏng vấn thầy Khương Phong, bí thư Đảng Ủy trường ĐH ngoại ngữ Thượng Hải: “hiểu ngôn ngữ” “thông quốc gia” “tinh lĩnh vực”


14 June 2017 | By viadmin | SISU

Nói đến vấn đề Đại học hàng đầu, thì nhân tài bậc nhất vẫn là chỉ tiêu quan trọng hơn cả. Trong quá trình xây dựng đại học hàng đầu, cần làm nổi bật tầm trọng tâm của việc đào tạo nhân tài, bồi dưỡng đội ngũ nhân tài kiểu sáng tạo, ứng dụng và đa ngành có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức sứ mệnh quốc gia và ngoài xã hội, giàu tinh thần sáng tạo cũng như năng lực thực tiễn. Đây là phương hướng mà các trường đại học top đầu cần vươn tới. Là một ngôi trường có các ngành học mang đặc sắc riêng , làm thế nào để dốc sức chính xác trong quá trình đào tạo nhân tài bậc nhất.

Phóng viên: Thưa ông, ông giải thích thế nào về đại học hàng đầu và ngành học hàng đầu ạ?

Khương Phong: Chúng tôi hiểu và lý giải “hai hàng đầu” là phải bao gồm hai yếu tố. Một là “ đặc sắc Trung Quốc”; hai là “ top đầu thế giới”. “Đặc sắc” là nền móng, cơ sở và tiền đề, các trường đại học cùng các ngành khác nhau thì phải “phát triển khác biệt hóa ”, kể cả đội ngũ giáo viên, đào tạo nhân tài, nghiên cứu khoa học, kế thừa phát huy văn hóa sáng tạo và giao lưu hợp tác Quốc tế. Chúng ta đều phải dựa theo tình hình quốc gia, làm nổi bật đặc sắc riêng, không được lai căng sùng ngoại, a dua mù quáng, rồi bị dắt mũi.

Tất nhiên, duy trì đặc sắc riêng không đồng nghĩa với việc dậm chân tại chỗ. Mục tiêu của duy trì đặc sắc riêng là theo đuổi “hàng đầu”, “hàng đầu” là mục tiêu và phương hướng. Cái gọi là “hàng đầu” không phải là theo đuổi sự “tương đồng” của các nước bạn, mà là tạo dựng sức ảnh hưởng cho toàn thế giới. Vì thế, điều mà chúng ta phải làm là “phát triển đặc sắc theo đuổi hàng đầu”

Chúng tôi lấy ngoại ngữ, chuyên ngành đặc sắc của trường làm ví dụ. Ngoại ngữ là quốc gia đại sự. Hơn nữa công cụ giao tiếp quan trọng nhất lại là ngôn ngữ. Thành thục một loại ngôn ngữ tức là nắm chắc chìa khóa bước qua cánh cửa văn hóa của một nước. Không có chiếc chìa khóa ngôn ngữ này, thì “ cánh cửa tâm hồn” giữa các quốc gia, dân tộc, và mọi người không dễ mở ra, cánh cửa chiến lược “ một vành đai , một con đường ” không dễ mở ra thiết thực. Suy xét đến ý nghĩa đó, ngôn ngữ là cơ sở hàng đầu để thực hiện chiến lược “ một vành đai, một con đường”. Giáo dục ngoại ngữ mang ý nghĩa chiến lược.

 

 

 

Phóng viên: Thưa ông, trong quá trình xúc tiến hai nhiệm vụ: chiến lược “một vành đai, một con đường” và xây dựng trường đại học “hai hàng đầu”, thì các trường Đại học ngoại ngữ sẽ phải đối mặt như thế nào với tình hình mới và sứ mệnh mới.

Khương Phong: Xúc tiến thực hiện sáng kiến “một vành đai, một con đường” là bố cục chiến lược trọng đại của quốc gia trong thời kỳ mới, chúng tôi cần vận dụng năng lực ngoại ngữ quốc gia để “đặt ray xây cầu”. Năng lực ngoại ngữ là nguồn tài nguyên mang tính chiến lược để nước ta tham gia vào công việc chung trên toàn cầu. Trong khi mở rộng và thâm sâu mối quan hệ giữa các quốc gia, không thể bỏ qua những khác biệt rõ ràng giữa các nền văn hóa, giữa tình hình quốc gia và đời sống nhân dân các nước, giữa những lợi ích quan ngại chênh lệch, rất cần nhận được sự đồng thuận của hơn 60 quốc gia trong khuôn khổ “một vành đai, một con đường”, nên nói rằng, đây là nhiệm vụ nặng nề vá sứ mạng không dễ thực hiện được.

Từ vai trò của các trường Đại học mà nói, những năm trước đây, giáo dục truyền thống của các trường Đại học ngoại ngữ nước ta chủ yếu chú trọng ngôn ngữ thông dụng, ngôn ngữ lớn, thiên về các ngôn ngữ được sử dụng trong các nước phát triển phương Tây, đối với việc học tập các ngôn ngữ của khu vực và quốc gia khác thì vẫn “thiếu hụt”. Cụ thể mà nói, đối với ngôn ngữ thông dụng và ngôn ngữ nhỏ của các quốc gia và khu vực tham gia thực hiện sáng kiến “một vành đai, một con đường” như Á Phi La, Trung Đông Âu vẫn còn chưa được chú trọng. Thiếu hụt ngôn ngữ trực tiếp dẫn đến thiếu hụt trí thức. Hiện nay, chúng ta muốn đi tìm hiểu tình hình quốc gia, tình hình xã hội, đời sống nhân dân của những nước và khu vực này, thực hiện giao lưu tâm hồn, thì vấn đề hạt nhân và cấp thiết nhất là ngôn ngữ.

Vì vậy, các trường ĐH ngoại ngữ nên xây dựng các chuyên ngành mạnh xung quanh ngôn ngữ lớn và ngôn ngữ nhỏ vì mục tiêu hình thành sức cạnh tranh nòng cốt, không ngừng làm phong phú và mở rộng nội hàm của ngôn ngữ và công tác giảng dạy, nghiên cứu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, xây dựng liên chuyên ngành mang tính mục tiêu, dốc sức trên cơ sở quốc tế hóatrong mục tiêu đào tạo nhân tài, phải từ “hiểu ngôn ngữ” đến “thông quốc gia” đồng thời “tinh lĩnh vực”, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài thông hiểu về sự khác biệt giữa các quốc gia và khu vực, đồng thời bồi dưỡng và đào tạo nhân tài thông hiểu thế giới để có thể tham gia công việc chung trên toàn cầu,những nhân tài chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, thừa kế những đặc trưng của nghiên cứu cơ sở khoa học, phát huy vai trò của think tank kiểu mới. Thông qua sự hợp tác nghiên cứu đa ngôn ngữ, đa quốc gia để góp phần đáng kể trong việc xây dựng Hệ thống tri thức toàn cầu cấp quốc gia; nêu cao, trau dồi ý thức toàn cầu, làm phong phú nội hàm toàn cầu hóa hơn nữa, mở rộng tầm nhìn quốc tế cho học sinh Trung Quốc, đồng thời mở rộng tầm nhìn Trung Quốc cho học sinh quốc tế, Ngôn ngữ văn học nước ngoài và Giáo dục hán ngữ quốc tế đều được coi trọng như nhau.

Hiện nay, các trường ĐH ngoại ngữ đang đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có. Trung Ương kêu gọi phải nhanh chóng bồi dưỡng năm loại nhân tài: nhân tài sáng tạo xuất sắc, nhân tài ngôn ngữ phi thông dụng (ngôn ngữ nhỏ), nhân tài tổ chức quốc tế, nhân tài nghiên cứu đất nước học và khu vực học, nhân tài chuyên gia nước ngoài kiệt xuất tại Trung Quốc. Điều này yêu cầu tất cả các trường ĐH ngoại ngữ một mặt phải dựa vào chiến lược phục vụ quốc gia, thúc đẩy xã hội tiến bộ, góp phần phát triển nhân tài toàn diện, phục vụ sự nghiệp giao lưu nhân tài trong và ngoài nước, kiên trì suy nghĩ những vấn đề đặt ra; một mặt phải ý thức đến quan niệm truyền thống phát triển ngoại ngữ đơn nhất đã không đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, hệ thống ngành học và chuyên ngành hiện nay cần được sắp xếp lại, cần được tăng cường đan xen, giao thoa giữa kiến thức ngoại ngữ chính và hàng loạt kiến thức liên quan trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đổi mới cơ chế tổ chức nghiên cứu học thuật một cách sáng tạo, phá vỡ rào cản ngành học, chủ trương nghiên cứu liên ngành.

Phóng viên: vậy, thưa ông, trường Đại học ngoại ngữ Thượng Hải đã làm được những gì?

Khương Phong:Trong tình hình mới, chúng tôi đề xuất khẩu hiệu “giải trình thế giới, tạo dựng tương lai”, thực hiện chiến lược“đa ngôn ngữ Plus”, đưa ra hàng loạt những biện pháp cải cách tổng hợp. Để đào tạo nhân tài có bối cảnh du học và kiến thức tổng hợp trong thời kì toàn cầu hóa đang cần gấp, nhà trường đã đặt ra những mục tiêu đào tạo nhân tài cự thể. Đào tạo đội ngũ nhân tài siêu việt “đa ngôn ngữ Plus” có tâm hồn nhân văn, có tầm nhìn quốc tế, tinh thần sáng tạo, năng lực thực tiễn, có thể thành thạo giao lưu xuyên văn hóa trong khi nghiên cứu và thực hiện chiến lược đất nước học và khu vực học.

“Đa ngôn ngữ”có nghĩa là phải thành thạo hai ngoại ngữ trở lên, có tài năng xuất chúng trong công tác giao lưu xuyên văn hóa; “Plus”có nghĩa là “liên thông”, tức là lấy năng lực giao lưu xuyên văn hóa làm tiền đề, phá vỡ rào cản chuyên ngành và ngành học, bồi dưỡng giá trị quan tự giác cho học sinh qua phần giảng dạy kiến thức nhân văn, thúc đẩy ý thức nghiên cứu khu vực học và đất nước học bằng phương pháp luận về giáo dục khoa học xã hội, nâng cao năng lực tiếp cận hoặc nghiên cứu chuyên sâu của học sinh trong một lĩnh vực nào đó qua các đề tài nghiên cứu. “Plus” không chỉ đơn thuần là cộng, mà là “dung hợp”; một là “thông (liên thông)”, tức thông qua xây dựng các cụm chuyên ngành trọng điểm, chuyên ngành phụ, sáng tạo thực tiễn làm liên thông các chuyên ngành và môn học; hai là “hóa”, tức là biến năng lực đa ngôn ngữ thành ưu thế “lĩnh vực” qua việc “so sánh” “liên thông” v.v.

Đánh giá chất lượng giảng dạy của các trường Ngoại ngữ như thế nào, rốt cuộc cũng phải dựa vào kết quả, mức độ cống hiến trong phát triển kinh tế xã hội của Quốc gia cũng như địa phương, trong công việc thúc đẩy tiến bộ của xã hội, trong công việc phát triển toàn diện cho nhân tài, trong công việc thúc đẩy giao lưu nhân văn Trung Ngoại. Đây chính là ý nghĩa trọng đại để chúng tôi trưởng thành một Đại học ngoại ngữ hàng đầu, cũng là trách nhiệm mà thời đại phó thác cho chúng tôi.

 

 

 

 

Chia sẻ:

Liên hệ chúng tôi

Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU

Tel : +86 (21) 3537 2378

Email : news@shisu.edu.cn

Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc

Tin cũ