Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc
Tin cũ
Một chuyến tham quan Nhà tưởng niệm thảm sát Nam Kinh
29 May 2018 | By viadmin | SISU
Ghi nhớ lịch sử, đừng nhớ hận thù!
——Lí Tú Anh, người sống sốt trong cuộc thảm sát Nam Kinh
Cuối tháng 5 trường em đã tổ chức một đoàn khảo sát ở Nam Kinh, một trong sáu cố đô của Trung Hoa. Em rất hân hạnh được đi tham quan ở Nhà tưởng niệm thảm sát Nam Kinh. Theo người thuyết minh trong bảo tàng giới thiệu, Nhà tưởng niệm được xây dựng để ghi nhớ trang sử đau đớn trong cuộc thảm sát Nam Kinh, nhớ lại những người tị nạn, nhắc nhở mỗi người Trung Quốc phải ghi nhớ lịch sử, mong nhân dân thế giới trân trọng hòa bình, không còn giết chóc, tạo dựng tương lai tốt đẹp.
Một người dân Trung Quốc bị hành quyết.
Thảm sát Nam Kinh, là một vụ tội ác chiến tranh do quân đội Nhật Bản tiến hành bên trong và xung quanh Nam Kinh, thủ đô của Trung Quốc thời đó sau khi thành phố này rơi vào tay Quân đội Nhật Hoàng ngày 13 tháng 12 năm 1937. Trong khi chiếm đóng Nam Kinh, quân đội Nhật Bản đã áp dụng nhiều hành động tàn ác như hiếp dâm, cướp bóc, đốt phá và hành quyết tù binh chiến tranh cũng như thường dân. Dù những vụ hành quyết diễn ra trong bối cảnh nhiều binh lính Trung Quốc giả dạng làm thường dân, một số lớn dân thường vô tội đã bị quy là các chiến binh Trung Quốc và bị giết hại, hay bị giết hại tùy tiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ngay cả phụ nữ và trẻ em cũng bị tàn sát, khi những vụ hãm hiếp và giết người ngày càng lan rộng ở cả những vùng ngoại ô Nam Kinh.
John Magee, một nhà truyền giáo Thiên Chúa nói quân Nhật giết hại không chỉ binh lính tìm thấy mà “bất kể dân thường ở mọi độ tuổi”. John nói: “Nhiều người Trung Quốc nằm rạp trên đất như thỏ bị bắn hạ trong rừng”. Sau khi chứng kiến quân Nhật hãm hiếp và tàn sát trong một tuần, John cùng những người phương Tây khác lập ra một khu vực an toàn quốc tế để che chở, bảo vệ tính mạng của những người dân thường Trung Quốc .
Một người phụ nữ Mỹ tên Minnie Vautrin cũng giữ một cuốn nhật ký trong những ngày đen tối trên lịch sử thế giới cận đại. Ngày 16.12.1937, cô viết: “Ngày hôm nay chẳng có tội ác nào là không được thực hiện. 30 cô gái đã bị bắt cóc khỏi trường ngoại ngữ trong đêm qua. Sớm nay, tôi nghe được những câu chuyện ghê rợn về những cô gái bị bắt lúc nửa đêm khi đang ngủ trong nhà. Có em mới chỉ 12 tuổi”. “Chúng ta sẽ không thể biết chính xác có bao nhiêu ngàn người bị giết bởi súng đạn và những lưỡi lê vấy máu. Nhiều lúc quân Nhật rưới dầu lên xác và đốt”, Minnie viết. “Những thi thể loang lổ máu là bằng chứng rõ ràng nhất của thảm họa này. Sự kiện thảm sát sẽ bị lãng quên nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể quên được vụ việc man rợ này”, Minnie nhấn mạnh. Minnie quay về Mỹ năm 1940 do suy nhược thần kinh nghiêm trọng. Một năm sau, cô tự tử.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, một trong những binh lính ở Nam Kinh đã kể lại những gì đã thấy tận mắt. Azuma Shiro thừa nhận: "Có khoảng 37 ông già, bà già và trẻ em. Chúng tôi bắt họ và tập trung họ tại quảng trường. Một phụ nữ ôm hai con ở hai cánh tay. Chúng tôi đâm và giết họ, cả ba - giống như những củ khoai tây trên xiên nướng. Khi đó tôi nghĩ, tôi mới xa quê được một tháng... và 30 ngày sau, tôi giết người mà chẳng thấy động lòng".
Hoà bình có ý nghĩa là gì? Em thường thường nghĩ đến chủ đề này sau khi tham quan Nhà tưởng niệm thảm sát Nam Kinh. Từ chiến tranh nha phiến cho đến chiến tranh chống Nhật, Trung Quốc mất mát, đau thương quá nhiều vì chiến tranh, nên có lẽ người Trung Quốc là những người thấu hiểu giá trị hòa bình và luôn khao khát cái giá trị chung sống hòa bình. Chuyến tham quan Nhà tưởng niệm thảm sát Nam Kinh lần này làm em nhận thức rằng ý nghĩa trân trọng hòa bình và niềm hạnh phúc yên ổn mình đang có.
Liên hệ chúng tôi
Trung tâm báo chí, Phòng Tuyên truyền Đảng ủy SISU
Tel : +86 (21) 3537 2378
Email : news@shisu.edu.cn
Address :550 phố Đại Liên Tây, Thượng Hải, Trung Quốc